Cuộc đua ’siêu marathon’: Mỹ chiếm lợi thế, nhưng Trung Quốc có thể vượt lên
Các chuyên gia cảnh báo, trong cuộc đua công nghệ, Mỹ tạm thời đang dẫn trước nhưng nếu không có chiến lược thích hợp, Washington hoàn toàn có thể mất đi lợi thế.
Bên cạnh cuộc chiến thương mại lúc nào cũng nóng trong mấy năm qua, Mỹ – Trung dường như đang bị kéo vào một “cuộc chiến” khác. Đó là cuộc chiến về công nghệ. Cả hai bên đang chạy đua xem ai sẽ là người sẽ thống trị các lĩnh vực công nghệ tiếp theo như mạng 5G hay trí tuệ nhân tạo AI.
5G – công nghệ di động mới tốc độ tải dữ liệu siêu nhanh, đang được xem là mảnh đất chứng kiến sự cạnh trang khốc liệt giữa Washington và Bắc Kinh.
Theo tờ CNBC, trong vài năm qua, Bắc Kinh đã đưa ra một số kế hoạch có thể biến Trung Quốc trở thành số 1 về công nghệ toàn cầu trong tương lai.
Theo tờ CNBC, trong vài năm qua, Bắc Kinh đã đưa ra một số kế hoạch có thể biến Trung Quốc trở thành số 1 về công nghệ toàn cầu trong tương lai. Quốc gia này đang chuẩn bị công bố kế hoạch 15 năm có tên là “Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035″ (China Standards 2035). Kế hoạch này được cho là sẽ thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho công nghệ trong tương lai.
China Standards 2035 chủ yếu vạch ra những quy tắc, yêu cầu, luật lệ hay thông số kĩ thuật quy định hàng loạt công nghệ sẽ vận hành như thế nào. Việc áp đặt những tiêu chuẩn này sẽ ảnh hưởng mạnh tới quyền lực của Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau trên phạm vi toàn thế giới.
“Cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cơ bản là chuyện ai sẽ là người kiểm soát cơ sở hạ tầng và tiêu chuẩn công nghệ thông tin toàn cầu”, ông Frank Rose, chuyên gia cao cấp về của Viện Brookings cho hay.
Mỹ vẫn đang dẫn đầu về trong cuộc đua AI
Video đang HOT
Bản báo cáo về năng lực canh tranh AI do tập đoàn Citi tiến hành cho thấy trong số 48 nền kinh tế được khảo sát, Mỹ vẫn đang dẫn đầu và bỏ một khoảng khá xa so với các nước khác. 47 quốc gia khác sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc bắt kịp ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo với Hoa Kỳ trong giai đoạn 2020-2030.
Mỹ vẫn đang dẫn đầu về trong cuộc đua AI
Mỹ đặc biệt mạnh vì có nhiều bằng sáng chế, có nhiều công ty, viện đầu tư và nghiên cứu về AI. Citi cho hay, bảng xếp hạng này không bất ngờ vì hầu hết các công ty phần mềm lớn nhất hiện này đều có trụ sở ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy Trung Quốc, quốc gia đứng thứ 2 ngay sau Mỹ trong danh sách của Citi, đang có một hệ sinh thái mạnh mẽ, độc lập cho ngành công nghiệp AI vì cả lý do kinh tế và địa chính trị.
Không nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế
Nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo, dù vẫn được coi là dẫn đầu trong hiện tại nhưng Washington không được “ngủ quên” trên vòng nguyệt quế.
“Họ (Trung Quốc) không hoàn toàn ở đó nhưng nước Mỹ không thể nghỉ ngơi trên vòng nguyệt quế”, ông Michael Brown, Giám đốc Đơn vị Cải cách Quốc phòng (DIU) cho hay. “Tôi nghĩ họ rất cạnh tranh. Tôi rất lo lắng, nếu chúng ta không thức dậy để xem mình cần làm gì để tiếp tục cuộc đua”, ông Brown nói thêm.
Mỹ đang dẫn đầu thế giới về AI, nhưng không có nghĩa Trung Quốc không thể vượt qua
“Dù nhiều quốc gia đầu tư để thúc đẩy công nghệ sinh học trong nước nhưng Trung Quốc là nước có khả năng gây ra mối đe dọa lớn nhất với Mỹ trong công nghệ sinh học”, ông Scott Moore, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc ở Đại học Pennsylvania nhấn mạnh.
Ông Moore cho hay, mục tiêu của Trung Quốc là công nghệ sinh học sẽ chiếm khoảng 4% GDP vào năm năm 2020 trong khi con số này ở Mỹ là 2%.
Cuộc đua “siêu marathon”
Nhận định về cuộc đua trong lĩnh vực công nghệ giữa hai quốc gia, các chuyên gia đều cho rằng đó là một cuộc đua đường dài. Và trong cuộc đua này, Mỹ cần định hướng lại chính sách đối nội và liên kết với các đồng minh để tăng khả năng cạnh tranh.
Cuộc đua “siêu marathon” Mỹ – Trung hứa hẹn rất nhiều khốc liệt
Ông Andrew Imbrie, chuyên viên cao cấp của Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi thuộc Đại học Georgetown cho biết, các doanh nghiệp Mỹ thường suy nghĩ ngắn hạn, thường tập trung vào việc thu nhập hàng quý, tăng giá cổ phiếu trong thời gian ngắn. Những suy nghĩ này đã ăn sâu vào các doanh nghiệp trong nhiều năm qua.
Trong khi đó, Trung Quốc có cái nhìn rất dài hạn. Bắc Kinh coi công nghệ và đổi mới chính là chìa khóa nâng cao năng lực quốc gia.
“Suy nghĩ ngắn hạn không phải là cách tiếp cận đúng đắn nếu Mỹ chuẩn bị cho một cuộc đua “siêu marathon” với Trung Quốc”, ông Michael Brown nói. “Nước Mỹ hoặc phải cải tổ điều hoặc sẽ thất bại trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc”.
Các ngân hàng châu Á TBD chậm chạp trong cuộc đua số hóa
Các ngân hàng vẫn muốn giữ lại toàn bộ chuỗi giá trị của mình, không mở rộng cho đối tác trong hệ sinh thái, khiến việc số hoá chậm lại.
Báo cáo của IDC kết hợp với Backbase, một nền tảng ngân hàng số, thực hiện cho thấy đa số ngân hàng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) chậm chạp trong cuộc đua số hóa.
Khách giao dịch bên trong một ngân hàng tại Việt Nam. Ảnh: Hải Đăng
Báo cáo cho biết có đến 80% trong số 250 ngân hàng hàng đầu trong khu vực vẫn muốn sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị của ngân hàng, không tận dụng các đối tác trong hệ sinh thái. Mức độ đóng góp của bên thứ ba chỉ ở mức 2% vào nhóm này.
Trong khi đó, hơn 35 ngân hàng số hoặc tổ chức tín dụng khu vực APAC được xây dựng trên các phát kiến mới, qua mặt nhóm ngân hàng truyền thống về tính linh hoạt, khả năng tự phục vụ, nhu cầu của khách hàng và cá nhân hóa.
Với sự xuất hiện của nhóm năng động này, báo cáo cho rằng 38% doanh thu của các ngân hàng truyền thống sẽ đối mặt với rủi ro vào năm 2025.
Khảo sát trong quý 4/2019 và quý 1/2020 cho thấy, có 63% khách hàng sẵn sàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng kỹ thuật số và tổ chức tín dụng trong 5 năm tới. Đến năm 2025, sẽ có khoảng 100 tổ chức tài chính mới được thành lập trong khu vực.
Báo cáo cũng cho thấy khu vực này dự kiến sẽ có thêm 100 tổ chức tài chính mới vào năm 2025.
Báo cáo cũng đánh giá các ngân hàng tại Việt Nam phải chủ động trong việc cung cấp trải nghiệm cho khách hàng, bằng không sẽ phải đối mặt với nguy cơ mở API, cung cấp dữ liệu cho đối thủ.
Theo báo cáo này, 8 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam đã xác định hai ưu tiên hàng đầu gồm phát triển ngân hàng lõi (core banking) và hiện đại hóa hệ thống thanh toán. Các ngân hàng này kỳ vọng tăng trưởng 50% lượng tài khoản mới bằng cách sử dụng tự động hóa thông minh trong khâu khởi tạo tài khoản.
Ông Riddhi Dutta, Giám đốc khu vực châu Á của Backbase, nhận định nhóm ngân hàng thương mại cổ phần sẽ có nhiều câu chuyện kỹ thuật số hơn. Đặc biệt, mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống của Việt Nam sẽ thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển.
Báo cáo cho biết đến năm 2025, 44% trong số 250 ngân hàng hàng đầu trên toàn APAC sẽ hoàn tất việc hoạt động dựa trên nền tảng, hiện đại hóa phần mềm và hỗ trợ API. 48% ngân hàng tại APAC dự kiến sẽ tận dụng công nghệ AI hoặc máy học (machine learning) khi quyết định dựa trên số liệu.
Trung Quốc lần đầu vượt Mỹ trong cuộc đua bằng sáng chế Lần đầu tiên sau 40 năm Trung Quốc đẩy Mỹ ra khỏi vị trí số một về lượng hồ sơ xin cấp bằng sáng chế. Cờ Trung Quốc và Mỹ tại khu vực Bến Thượng Hải, Trung Quốc Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) hôm 7.4 cho biết Trung Quốc đã nộp 58.990 hồ sơ xin cấp bằng sáng chế...