Cuộc đua mobile money giữa VNPT và Viettel: Kẻ tám lạng, người nửa cân
Nhiều khả năng, 2 ‘đại kình địch’ VNPT và Viettel sẽ là những đơn vị đầu tiên được thí điểm cung cấp dịch vụ mobile money ( chuyển tiền và nhận thanh toán thông qua thuê bao di động).
Theo kế hoạch, trong tháng 6/2020, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp phép dịch vụ mobile money cho các doanh nghiệp viễn thông.
VNPT sẵn sàng triển khai dịch vụ
Ngay sau khi nhận thông tin sẽ được cấp phép triển khai dịch vụ mobile money trong tháng 6/2020, ông Nguyễn Sơn Hải, Phó tổng giám đốc Tổng công ty VNPT – Media hồ hởi cho biết: “Chỉ cần 1 tháng sau khi được cấp phép, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ ra thị trường. VNPT sẽ phủ dịch vụ mobile money tới 100.000 điểm bán của Tổng công ty, tiến tới thương mại điện tử và merchant (tổ chức sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến để bán hàng hóa và dịch vụ – PV)”.
Theo ông Hải, đặc thù của các khoản thanh toán mobile money là có giá trị vừa và nhỏ, thêm vào đó, tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng còn thấp. 60% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn, nhưng các đơn vị chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt chỉ tập trung ở các đô thị lớn… Trong khi đó, mật độ thuê bao di động tại Việt Nam đã trên ngưỡng 100%. Đó là những điều kiện vô cùng thuận lợi để triển khai mobile money.
Khẳng định VNPT đã sẵn sàng cho dịch vụ mobile money về mọi mặt, từ hạ tầng đến tài chính, ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT nhấn mạnh, VNPT chỉ chờ được cấp phép để triển khai.
“Mobile money là xu hướng chung của thế giới, là giải pháp mới để hỗ trợ chuyển đổi số và cũng là một trong những cấu phần quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0″, ông Long chia sẻ.
Video đang HOT
Có thể nói, lợi thế lớn của VNPT trong “cuộc đua” cung cấp dịch vụ mobile money là đã xây dựng được hệ sinh thái tài chính số. VNPT Pay đã có gần 50.000 điểm chấp nhận thanh toán. VNPT cũng đã hoàn thiện toàn bộ giải pháp công nghệ và kỹ thuật với hệ sinh thái dịch vụ, gồm mạng giáo dục Việt Nam ( VnEdu), dịch vụ phần mềm quản lý bệnh viện (VNPT HIS), dịch vụ phần mềm một cửa điện tử VNPT-iGate…
Cùng với đó, VNPT đang triển khai giải pháp định danh vạn năng Mobile Connect – một trong những giải pháp cho thanh toán dịch vụ công không dùng tiền mặt. Đây là giải pháp đăng nhập an toàn, đơn giản bằng cách kết hợp người dùng với điện thoại di động của họ.
Ngoài ra, VNPT đang hướng tới triển khai Cổng thanh toán dịch vụ công (Payment Connect) nhằm cung cấp nền tảng thanh toán trung gian, kết nối giữa cổng dịch vụ công quốc gia với các kênh thanh toán (ngân hàng, cổng trung gian thanh toán…). Đây là nền tảng để VNPT tự tin tham gia “cuộc chơi mới” với mobile money.
Viettel tỏ rõ lợi thế
VNPT, Viettel và MobiFone là những nhà mạng đã nộp hồ sơ xin cấp phép thí điểm triển khai mobile money từ năm 2019. Trong đó, VNPT và Viettel đã được cấp giấy phép trung gian thanh toán.
Riêng Viettel, không chỉ xây dựng đề án, nhà mạng này còn thành lập Tổng công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) để sẵn sàng triển khai mobile money. Viettel Digital được giao nhiệm vụ thực hiện thí điểm mobile money và ngân hàng số ViettelPay.
“Sau khi được phê duyệt đề án, chúng tôi sẽ nhanh chóng điều chỉnh theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nếu có và ra mắt dịch vụ. Đặc biệt, không chỉ smartphone dùng mạng 3G/4G, mà ngay cả những chiếc điện thoại dùng sóng 2G cũng có thể sử dụng dịch vụ mobile money”, ông Phạm Trung Kiên, Tổng giám đốc Viettel Digital nói.
Như vậy, Viettel cũng đang tỏ rõ những lợi thế trong cuộc đua mobile money. Ông Nguyễn Thanh Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, Viettel đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện triển khai dịch vụ mobile money ngay sau khi được cấp phép. Cụ thể, Viettel đã xây dựng hạ tầng chấp nhận thanh toán, hệ thống cung cấp dịch vụ từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hệ sinh thái số thiết thực cũng đã được hình thành gồm thanh toán số và các dịch vụ tài chính số, thương mại điện tử trên nền thanh toán số.
“Vùng phủ sóng lớn, thuê bao lớn và kinh nghiệm triển khai các dịch vụ trên nền tảng thanh toán số sẽ là lợi thế lớn của Viettel trong cuộc cạnh tranh này”, ông Nam tự tin.
Có thể thấy, trong “cuộc chơi mới” mobile money, Viettel và VNPT đang ngang sức, ngang tài khi có trong tay hệ sinh thái số, kinh nghiệm về thanh toán điện tử, hệ thống đại lý rộng khắp và số lượng thuê bao lớn. Cuộc đua sẽ càng hấp dẫn, kịch tính trong thời gian tới, không chỉ là việc cạnh tranh giữa 2 nhà mạng, mà còn là sự xuất hiện của các ví điện tử, trung gian thanh toán mới được cấp phép tạo ra một thị trường thanh toán điện tử bùng nổ, đa sắc màu.
Sẽ cấp phép dịch vụ mobile money trong tháng 6/2020
Kế hoạch triển khai mobile money đã được đề cập tại cuộc họp giao ban của Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây. Theo đó, trong tháng 6/2020, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông. Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các đơn vị chuẩn bị kỹ đề án, cơ sở vật chất để triển khai nhanh khi có giấy phép. Báo cáo của Bộ cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép triển khai mobile money trên toàn quốc.
3 nhà mạng lớn đã sẵn sàng trình đề án triển khai Mobile Money
Cả 3 nhà mạng lớn nhất là Viettel, VNPT, MobiFone cho biết đã chuẩn bị đề án trình lên cơ quan quản lý sau khi Thủ tướng chính thức đồng ý cho phép thí điểm dịch vụ Mobile Money để thanh toán các dịch vụ và hàng hóa có mệnh giá nhỏ.
Cả 3 nhà mạng lớn nhất là Viettel, VNPT và MobiFone cho biết đã chuẩn bị đề án để trình lên cơ quan quản lý sau khi Thủ tướng chính thức đồng ý cho phép thí điểm dịch vụ Mobile Money để thanh toán các dịch vụ và hàng hóa có mệnh giá nhỏ.
Chia sẻ với ICTnews về việc Bộ TT&TT đề nghị nhà mạng chuẩn bị đề án và cơ sở vật chất để triển khai nhanh khi Chính phủ cho phép cung cấp dịch vụ Mobile Money, ông Phạm Trung Kiên, CEO Viettel Digital cho biết, Viettel đã sẵn sàng cho những nội dung này. Ông Phạm Trung Kiên cho biết, sau khi Chính phủ ra quyết định cấp phép thử nghiệm Viettel sẽ trình để án ngay.
CEO Viettel Digital nhấn mạnh, việc Chính phủ đã có chủ trương cho phép thí điểm Mobile Money là đúng xu hướng. Khi triển khai những dịch vụ thanh toán điện tử, người dân cần phải thấy được giá trị thiết thực tạo ra cho mình và tiết kiệm thời gian, công sức đi lại. Từ đó, người dân sẽ thấy được giá trị thực và sự dễ dàng trong thanh toán điện tử. Để rồi sẽ tạo thành những làn sóng cho xã hội. Ví dụ đơn giản, nếu như trước đây, tiền điện, tiền nước ở Hà Nội phải có người đến tận nhà thu. Nhưng hiện nay đã sử dụng phương tiện thanh toán điện tử. Như vậy, thanh toán điện tử vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp vừa tiện lợi với người dân.
"Tôi vẫn có mơ ước là bây giờ đi khám bệnh không còn cảnh chen chúc xếp hàng gửi xe hay trong lúc bệnh nhân cấp cứu không phải chờ để được đóng viện phí mới được cứu chữa. Đó chính là lợi ích mà thanh toán điện tử đem lại. Tuy nhiên cần có một cú huých bằng chính sách mạnh mẽ của Chính phủ", ông Phạm Trung Kiên chia sẻ.
Ông Bùi Sơn Nam, Phó tổng giám đốc MobiFone cho biết, sau khi Chính phủ đồng ý cho các nhà mạng thí điểm dịch vụ dịch vụ Mobile Money, MobiFone sẽ trình đề án triển khai dịch vụ này lên cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt. MobiFone cũng đã chuẩn bị hạ tầng và giải pháp để cung cấp dịch vụ này. Ông Nam cho biết, để chuẩn bị cho việc cung cấp dịch vụ Mobile Money, MobiFone sẽ phải rà soát lại thông tin thuê bao của các khách hàng đăng ký dịch vụ đảm bảo thông tin chuẩn xác. Khách hàng có thể dùng nhiều SIM, nhưng sẽ chỉ được dùng 1 tài khoản Mobile Money để đảm bảo chặt chẽ và an toàn khi cung cấp dịch vụ này.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Phó tổng giám đốc VNPT Media cho biết, hiện VNPT đã chuẩn bị để sẵn sàng đề án để trình cơ quan quản lý khi Thủ tướng cho phép thí điểm dịch vụ Mobile Money. Bên cạnh đó, VNPT cũng đã chuẩn bị các phương án kỹ thuật để có thể cung cấp dịch vụ này đến khách hàng sớm nhất.
Ông Trần Duy Hải, Phó cục trưởng Cục Viễn thông Bộ TT&TT cho biết, những thuê bao muốn được cung cấp dịch vụ này sẽ phải có thông tin thuê bao chính xác để định danh được. Bộ TT&TT cũng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông nếu không có thông tin thuê bao chính xác sẽ không được cung cấp dịch vụ này. Vì vậy, các nhà mạng phải nhanh chóng hoàn thiện việc chuẩn hóa thông tin thuê bao của khách hàng.
Phát biểu tại cuộc họp giao ban Quản lý nhà nước mới đây, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biế, đối với dịch vụ Mobile Money, chậm nhất đến tháng 6 sẽ được triển khai. Lúc này, Ngân hàng Nhà nước và Bộ TT&TT sẽ cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông. Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các doanh nghiệp chuẩn bị kỹ đề án và cơ sở vật chất để triển khai nhanh khi có giấy phép.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định triển khai thí điểm Mobile Money để thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ.
"Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ cho thí điểm Mobile Money" Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money). Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ...