Cuộc đua của các nhà thầu quân sự Mỹ trong đánh chặn vũ khí siêu vượt âm
Các tập đoàn vũ khí hàng đầu của Mỹ như Raytheon, Northrop đang cạnh tranh để phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu vượt âm.
Một tên lửa siêu vượt âm của Nga khai hỏa. Ảnh: AP
Theo một thông báo mới đây của Lầu Năm Góc, Raytheon Technologies và Northrop Grumman đã giành được các hợp đồng riêng lẻ để tiếp tục phát triển các tên lửa đánh chặn vũ khí siêu vượt âm trong một cuộc đấu thầu do Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) đứng đầu.
Vào tháng 11/2021, MDA đã chọn hai công ty trên cùng với Lockheed Martin để thiết kế Hệ thống đánh chặn giai đoạn lượn (GPI) có khả năng phòng thủ tên lửa siêu vượt âm khu vực. Các tên lửa đánh chặn được thiết kế để chống lại một vũ khí siêu vượt âm trong giai đoạn bay lượn, vốn là một thách thức vì tên lửa có thể di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh và rất linh hoạt, nên khó có thể đoán được quỹ đạo bay của nó.
Các tên lửa đánh chặn sẽ được thiết kế để triển khai trên các tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis hiện tại của Hải quân Mỹ. Nó sẽ được bắn từ hệ thống phóng thẳng đứng tiêu chuẩn và được tích hợp với hệ thống vũ khí Aegis 9 đã được sửa đổi để phát hiện, theo dõi, kiểm soát và ngăn chặn các mối đe dọa siêu thanh.
Trong khi tập đoàn Lockheed không được trao hợp đồng tham gia giai đoạn tiếp theo của MDA về GPI, công ty này cũng đang cạnh tranh với Raytheon để phát triển tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không như một phần của chương trình HAWC (Hypersonic Air-breathing Weapon Concept) do Không quân và Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Mỹ điều hành.
Video đang HOT
Lockheed hiện đang là nhà tích hợp cho tên lửa tấn công siêu vượt âm của Hải quân và vũ khí siêu vượt âm tầm xa của Lục quân cũng như cũng đang phát triển vũ khí siêu vượt âm AGM-183A cho Không quân Mỹ.
MDA cho biết cơ quan này vẫn có khả năng cho phép Lockheed quay trở lại chương trình GPI trong tương lai “nếu được yêu cầu”.
Northrop bắt đầu thúc đẩy phát triển năng lực tên lửa siêu vượt âm vào năm 2019 khi Lầu Năm Góc coi khả năng siêu vượt âm là ưu tiên hàng đầu. Cùng năm đó, Lockheed Martin khánh thành một cơ sở mới ở Alabama nhằm phát triển, thử nghiệm và sản xuất vũ khí siêu vượt âm.
MDA đã tạm dừng nỗ lực đánh chặn vũ khí siêu vượt âm vào mùa Hè năm 2020. Nhưng trong năm nay, cơ quan này đã thực hiện một số bước nhằm tiếp tục phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu vượt âm và nhận được phản hồi từ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ xác nhận rằng thiết bị đánh chặn giai đoạn lượn là có khả thi, Giám đốc MDA Jon Hill cho biết.
Theo ông Hill, khoảng một năm trước, MDA đã thay đổi cách tiếp cận đối với vũ khí siêu vượt âm, chọn tập trung vào việc đánh chặn vũ khí siêu vượt âm trong giai đoạn lượn, nơi chúng dễ bị tổn thương nhất.
Cơ quan này trước tiên sẽ tập trung vào việc cung cấp năng lực đánh chặn siêu vượt âm cho Hải quân. “Nếu điều này thành công. Chúng tôi có thể chuyển sang triển khai trên các nền tảng trên đất liền để đối phó với các mối đe dọa siêu vượt âm”, ông Hill tuyên bố.
MDA hiện vẫn chưa tiết lộ chi tiết lịch trình của chương trình cho các giai đoạn tiếp theo, nhưng theo các tài liệu giải trình về ngân sách năm tài chính 2023 của Lầu Năm Góc, cơ quan này có kế hoạch tiến hành đánh giá sơ bộ hệ thống vũ khí và hệ thống tên lửa đánh chặn siêu vượt âm vào quý 4 năm tài chính 2027.
Học giả Mỹ đề xuất sáng kiến làm tê liệt tên lửa siêu vượt âm
Trong bối cảnh các quốc gia như Nga và Trung Quốc chạy đua phát triển vũ khí siêu vượt âm, Mỹ bắt đầu tìm cách đối phó trước những loại tên lửa hiện đại này.
Hình ảnh mô phỏng về đầu đạn của Avangard. Ảnh: TASS
Theo đài Sputnik, trong một cuộc hội thảo ngày 7/2, các học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington, DC (Mỹ) đã đưa ra một giải pháp có tên gọi "bụi phòng thủ". Bên cạnh đó, họ cũng đưa ra vũ khí vi sóng và một số phương án khác có khả năng làm nhiễu khả năng hoạt động của tên lửa và khiến chúng dễ bị bắn hạ hơn.
"Ở vận tốc siêu vượt âm, tác động từ bụi khí quyển, mưa và các hạt lơ lửng trong không khí lên tên lửa có thể gâyra gián đoạn về khí động học, nhiệt và cấu trúc không thể lường trước", các học giả nhấn mạnh. Kết luận được đưa ra dựa vào các sự cố xảy ra đối với các phương tiện siêu tốc ghi nhận trước đây.
"Các hạt phát sáng, hạt kim loại... có thể lơ lửng trong tầng khí quyển trên đến 10 phút, gây ra gián đoạn tạm thời đối với cơ chế hoạt động siêu vượt âm. Mặc dù hiệu quả chỉ là tạm thời, nhưng xét trên phương diện một cuộc tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm là một cuộc tấn công nhanh gọn, tập trung cao thì 'một bức tường bụi' là điều đáng ngại", giới học giả viết.
Các tác giả so sánh cách thức này tương tự như phương pháp phòng thủ xuất hiện giữa thế kỷ 20. Các mảnh đạn pháo được thiết kế đặc biệt phát nổ khi đạt đến một độ cao nhất định, tạo thành đám mây đạn vụn và dội xuống máy bay của kẻ địch.
Các học giả của CSIS còn gợi ý sử dụng vũ khí vi sóng uy lực mạnh (HPM) để "nướng cháy bầu trời", cản trở đường bay của các tên lửa siêu vượt âm và khiến chúng gặp tai nạn.
Trên thực tế, vũ khí siêu vượt âm bay ở độ cao thấp hơn tên lửa đạn đạo và đạt vận tốc nhanh hơn các loại tên lửa khác nên rất khó bị đánh chặn.
Tuần trước, Phó Đô đốc Mỹ Jon Hill thừa nhận quốc gia này hiện chỉ sở hữu duy nhất một loại vũ khí có khả năng bắn hạ vũ khí siêu vượt âm. Đó là tên lửa RIM-174 của Hải quân, hay còn có tên gọi khác là SM-6. Loại tên lửa này đã được bán cho Hàn Quốc và Australia. Về phần mình, Nga khẳng định hệ thống phòng không S-500 mới của nước này cũng có khả năng hạ gục vũ khí siêu vượt âm.
Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa triển khai bất kỳ vũ khí siêu vượt âm nào. Một số chương trình vẫn đang trong các giai đoạn hoàn thiện. Trong khi đó, Nga đã sở hữu ba loại vũ khí siêu vượt âm và hai trong số đó đã được triển khai: tên lửa trượt Avangard và tên lửa hành trình Kinzhal.
Nhật Bản tính phát triển vũ khí từ trường hạ gục tên lửa siêu vượt âm Nhật Bản được cho đang tính phát triển vũ khí từ trường có thể ngăn chặn tên lửa siêu vượt âm, trong bối cảnh các nước trong khu vực như Trung Quốc, Nga đang tăng tốc phát triển các khí tài này. Hình ảnh do Triều Tiên công bố về vụ thử vũ khí mà họ tuyên bố là tên lửa siêu vượt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Nhà tiên tri' khủng hoảng 2008 cảnh báo điều tồi tệ hơn suy thoái đang chờ đợi

Ông Daniel Noboa tái đắc cử Tổng thống Ecuador

Căng thẳng Hamas Israel: Israel cảnh báo tăng cường oanh kích

Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol ra hầu tòa hình sự về tội danh nổi loạn

Ai Cập tăng cường hợp tác với các nước vùng Vịnh

Chính phủ liên minh Đức ủng hộ mục tiêu khí hậu 90% của EU kèm điều kiện

Mỹ tăng cường không kích gần thủ đô Yemen

Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức cuộc họp quốc tế về an ninh Biển Đen

Ukraine bác tin đàm phán trực tiếp với Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ

Iran thông tin về nội dung thảo luận với Mỹ tại Oman

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump chuẩn bị công bố thuế suất nhập khẩu chất bán dẫn

Thuế quan của Mỹ: Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ
Có thể bạn quan tâm

Đúng 3 ngày đầu tuần 14 đến 16/4, 3 con giáp nhận được lộc trời ban, vét sạch ví Thần tài, an nhàn hưởng thụ cuộc sống sung túc no đủ
Trắc nghiệm
14:09:00 14/04/2025
Dọn dẹp chiếc giường cũ, bất ngờ phát hiện gói vàng trị giá 500 triệu đồng
Netizen
14:06:44 14/04/2025
Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?
Lạ vui
13:49:11 14/04/2025
FBI: Thiếu niên Mỹ âm mưu ám sát Tổng thống Trump và chạy trốn sang Ukraine

Phim Hàn hay đỉnh có rating tăng 111% chỉ sau 1 tập, một mỹ nhân lên hình vài phút mà chấn động cõi mạng
Phim châu á
13:14:35 14/04/2025
Sao Việt 14/4: Con gái Hồ Ngọc Hà được khen có chân dài giống mẹ
Sao việt
13:08:09 14/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình nghi ngờ Việt làm phụ bếp
Phim việt
13:01:19 14/04/2025
Jadon Sancho 'lội ngược dòng' tại Chelsea?
Sao thể thao
12:59:17 14/04/2025
Kiếp nạn của Sơn Tùng M-TP: BTC kém chuyên nghiệp gây ảnh hưởng, đi diễn gặp sự cố sốc chưa từng có
Nhạc việt
12:49:12 14/04/2025
Sao nam 9X ngoan nhất showbiz đăng clip nhạy cảm: 3 lần ra tuyên bố nóng, càng nói càng dại
Sao châu á
12:39:15 14/04/2025