Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, sản xuất vũ khí có thể sẽ gặp khó khăn về mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng vọt do chiến sự ở Ukraine.
Binh sĩ Ukraine sử dụng tên lửa Javelin do Mỹ cung cấp. Ảnh: Reuters
Giám đốc điều hành tập đoàn Northrop Grumman, Kathy Warden, thông báo cả tin tốt lẫn tin xấu: Tổ hợp quốc phòng này sẽ nhận được nhiều đơn hàng đặt mua vũ khí trang bị, nhưng những đứt gãy về chuỗi cung có thể cản trở nỗ lực mở rộng sản xuất của tập đoàn. “Hiện tại, thách thức nằm ở chỗ phải tìm ra cách thức để nâng quy mô sản xuất, đủ khả năng lấp đầy kho dự trữ”, bà Warden phát biểu tại một sự kiện được tổ chức tại Washington hôm 12/5.
Nhà thầu quân sự lớn nhất của Mỹ dự kiến sẽ thu được khoản lợi nhuận lớn, khi chính phủ nhiều nước phương Tây đánh giá lại chiến lược an ninh quốc gia, tăng chi tiêu quốc phòng sau sự kiện Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Giới lãnh đạo điều hành của Lockheed Martin, Raytheon Technologies, Boeing, Northrop Grumman và General Dynamics – những nhà thầu tên tuổi của Bộ Quốc phòng Mỹ, từng thừa nhận khoản lợi nhuận ra tăng đến từ xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng. Giá cổ phiếu của Lockheed, Northrop Grumman và General Dynamics đã tăng từ 12-15% kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine.
Các tổ hợp quốc phòng giờ đây sẽ phải tính phương án mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu mua sắm của Mỹ và các nước châu Âu – số tái khẳng định cam kết tăng chi tiêu quân sự theo ngưỡng 2% GDP mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đề ra từ lâu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những công ty này đang gặp phải một số thách thức liên quan đến chuỗi cung, thiếu hụt nhân lực lao động và sức ép lạm phát vốn có thể cản trở nỗ lực mở rộng sản xuất. Giám đốc điều hành Raytheon, ông Greg Hayes, tiết lộ việc tiếp cận nguồn cung titan ngoài Nga gặp khó khăn, trong khi thiết kế điện tử của tên lửa Stinger sẽ cần phải được nâng cấp do “một số bộ phận cấu thành hiện không còn tồn tại trên thị trường thương mại”.
Hai mẫu tên lửa vác vai Stinger và Javelin đã trở thành vũ khí mang tính biểu tượng trong cuộc xung đột ở Ukraine, giúp quân đội Ukraine chống chọi hiệu quả trước cuộc tấn công của Nga. Mỹ cam kết viện trợ, chuyển giao 5.500 tên lửa Javelin cho Ukraine.
Theo Mark Cancian, cựu quan chức Lầu Năm góc, hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), khoảng 1/4 kho tên lửa Stinger của Mỹ đã được chuyển tới Ukraine. Nhưng loại tên lửa này được sản xuất với quy mô nhỏ giọt, do chỉ có duy nhất một khách hàng quốc tế, còn quân đội Mỹ chưa đặt mua mới bất kỳ lô nào trong suốt 18 năm qua. Ông Hayes cho biết các đơn hàng lớn phải tới năm 2023, 2024 mới đáp ứng được, do Raytheon gần như cạn kho nguyên liệu, vật tư để chế tạo mới Stinger.
Đức quan tâm đến tiêm kích F-35 của Mỹ khi tiến hành hiện đại hóa quân đội. Ảnh: US Airforce
Lịch trình đáp ứng đơn hàng với Javelin cũng tương tự. Công suất chế tạo tên lửa Javelin đứng ở mức 2.100 đơn vị/năm, nhưng liên danh Lockheed-Raytheon, đầu mối đồng sản xuất mẫu tên lửa này, hướng đến mục tiêu nâng sản lượng lên 4.000 tên lửa/năm.
Jim Taiclet – Giám đốc điều hành Lockheed, thông báo việc nâng công suất sẽ mất vài năm, bởi hiện tại liên danh gặp phải khó khăn về nguồn cung nguyên liệu, vật tư đầu vào. Lầu năm góc đặt mua 866 tên lửa Javelin trong năm 2021 và muốn mua thêm 586 tên lửa này trong năm 2023.
Theo Greg Sanders – Phó Giám đốc Nhóm Sáng kiến Quốc phòng-Công nghiệp tại CSIS, nhu cầu về hệ thống vũ khí, tên lửa tầm xa sẽ vượt trội so với tên lửa tầm trung Javelin khi cuộc chiến tại Ukraine bước sang giai đoạn thiên về xung đột quy ước với chiến trường tập trung chủ yếu ở miền đông.
Ông Taiclet dự đoán sẽ có gia tăng đơn hàng đối với các tên lửa hành trình hiện đại cùng với vũ khí, thiết bị giúp kiểm soát đường không như tiêm kích F-16, F-35 hay tổ hợp tên lửa Patriot cùng một số hệ thống phòng thủ tên lửa khác.
Trên phạm vi toàn cầu, đã xuất hiện bước dịch chuyển quan trọng trong xem xét, đánh giá về an ninh quốc gia. Nhiều đồng minh của Mỹ cũng đã cam kết tăng chi tiêu quốc phòng. Đức có bước điều chỉnh mạnh mẽ về đường hướng quân sự khi Thủ tướng Olaf Scholz công bố gói chi tiêu trị giá 100 tỷ euro (112 tỷ USD) Mỹ để hiện đại hóa quân đội. Thụy Điển và Phần Lan cũng chính thức bày tỏ ý định muốn gia nhập NATO.
Giới phân tích trong ngành công nghiệp quốc phòng nhận định dù sản xuất, cung ứng một lượng lớn vũ khí ra thị trường, các tổ hợp quốc phòng của châu Âu vẫn không có đủ năng lực để nâng sản lượng lên ngưỡng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thực tế này sẽ khiến nhiều nước châu Âu phải xoay sang tìm kiếm nguồn cung vũ khí từ Mỹ, chủ yếu là từ nhóm “5 ông lớn” (Big five), gồm Lockheed Martin, Raytheon, Boeing, Northrop Grumman và General Dynamics.
Một số vũ khí do Mỹ chế tạo cũng được một số nước châu Âu ưa thích hơn. Các nước Đông Âu ưu tiên mua sắm vũ khí Mỹ, không chỉ bởi khía cạnh kỹ thuật mà còn là kết nối định danh với Mỹ. “Nguyên do là bởi các tổ hợp quốc phòng Mỹ hòa quyện trong lực lượng quân sự Mỹ và điều đó khiến những nước này có được cảm giác yên tâm hơn”, ông Cancian nói.
Với Washington, Nga nổi lên là mối đe dọa hiển hiện. Nhưng Lầu Năm Góc vẫn khẳng định Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ là chiến trường ưu tiên. Trong phân bổ ngân sách, Bộ Quốc phòng Mỹ ưu tiên đầu tư cho các tiềm lực nền tảng giúp xử lý thách thức đến từ Trung Quốc và Nga – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Michael McCord phát biểu tại phiên điều trần gần đây trước Quốc hội Mỹ.
Theo chuyên gia phân tích Richard Aboulafia thuộc hãng tư vấn AeroDynamic Advisory, dịch chuyển này đồng nghĩa với việc các tổ hợp chuyên về chế tạo vũ khí cho không quân, hải quân được hưởng lợi, trong khi các công ty thiên về chế tạo vũ khí bộ binh khó tiếp cận được đơn hàng của Lầu Năm Góc.
Chi tiêu quân sự toàn cầu cao kỉ lục, lần đầu vượt 2.000 tỉ USD/năm
Chiêu tiêu quân sự toàn cầu lần đầu tiên vượt mức 2.000 tỉ USD.
![Chi tiêu quân sự toàn cầu cao kỉ lục, lần đầu vượt 2.000 tỉ USD/năm - Hình 1]()
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars RS-24 của Nga. Ảnh: AFP
Báo cáo cập nhật do Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) công bố cho thấy bất chấp tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra, các nước trên thế giới vẫn tăng chi tiêu cho mua sắm vũ khí, đẩy chi tiêu quân sự toàn cầu tăng 0,7% trong năm 2021, lên mức 2.100 tỉ USD, đánh dấu mức tăng năm thứ bảy liên tiếp.
"Năm 2021 là năm thứ 7 liên tiếp chi tiêu quân sự gia tăng, đạt 2.100 tỷ USD. Đây là con số cao nhất mà chúng tôi từng ghi nhận", chuyên gia nghiên cứu cao cấp Diego Lopes da Silva tại SIPRI cho biết.
Theo ông da Silva, chi tiêu quốc phòng của Nga tăng 2,9%, lên mức 65,9 tỷ USD trong năm ngoái và đây là năm tăng thứ 3 liên tiếp. Chi tiêu quốc phòng của Nga chiếm 4,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. Nguồn thu tăng từ dầu mỏ và khí đốt giúp Nga có điều kiện chi tiêu mạnh tay hơn, vươn lên vị trí thứ 5 về mua sắm vũ khí mới.
Mỹ đứng đầu, với mức chi 801 tỷ USD trong năm 2021, giảm 1,4% so với năm 2020. Trung Quốc đứng thứ hai về chi tiêu quân sự, với số tiền 293 tỷ USD bỏ ra để mua vũ khí trong năm 2021, tăng 7,3% so với năm trước và là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1972. Ấn Độ và Anh đứng thứ ba và thứ tư, với mức chi tiêu lần lượt đạt 76,6 tỉ USD và 68,4 tỉ USD.
Mỹ gia hạn vận hành máy bay ném bom chiến lược B-1B Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trang mạng quốc tế Defense News ngày 11/12 viện dẫn Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2022 (NDAA) của Mỹ. Cho biết chính quyền nước này sẽ chưa cho phép lực lượng Không quân Mỹ dừng vận hành máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer cho đến khi loại máy bay này được thay thế bằng...
Tin mới nhất
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không ngừng lây lan sẽ đe dọa các nhóm nguy cơ cao
22:59:37 29/06/2022
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ vẫn tiếp tục lây lan trên toàn thế giới có thể tạo cơ hội để virus lây lan đến các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc trẻ em
Mỹ ghi nhận thêm dấu hiệu cảnh báo suy thoái kinh tế
22:54:36 29/06/2022
Các chuyên gia kinh tế đánh giá dữ liệu điều chỉnh cuối cùng về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý I/2022 tiếp tục xác nhận nền kinh tế hàng đầu thế giới suy giảm sâu hơn so với ước tính trước đó, củng cố nhận định rằng kinh ...
Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản tổ chức cuộc gặp ba bên đầu tiên trong gần 5 năm
22:53:35 29/06/2022
Ngày 29/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tổ chức cuộc hội đàm 3 bên ở Madrid (Tây Ban Nha), bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO...
Vùng Kherson của Ukraine chuẩn bị trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga
22:50:01 29/06/2022
Giới chức chính quyền thân Nga tại Kherson ngày 29/6 thông báo khu vực này chuẩn bị tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để sáp nhập với Nga trong thời gian tới
Đàm phán Mỹ - Iran tại Doha không đạt kết quả
22:48:22 29/06/2022
Ngày 29/6, hãng tin Tasnim (Iran) đưa tin các cuộc đàm phán gián tiếp giữa nước này và Mỹ tại thủ đô Doha của Qatar nhằm thu hẹp những khác biệt còn tồn tại gây cản trở nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 đã kết thúc mà...
Đức điều tra nhiều địa điểm văn phòng của Hyundai-Kia liên quan đến cáo buộc gian lận khí thải
22:46:09 29/06/2022
Nhà chức trách Đức đã tiến hành lục soát 8 địa điểm văn phòng của tập đoàn ô tô Hyundai-Kia (Hàn Quốc) tại Đức và Luxembourg liên quan những cáo buộc gian lận khí thải động cơ diesel ảnh hưởng đến hơn 210.000 xe
Các nước phương Tây phong tỏa 330 tỷ USD tài sản của Nga
22:31:46 29/06/2022
Lực lượng đặc nhiệm đa phương REPO có nhiệm vụ truy tìm tài sản của giới tài phiệt Nga trên toàn thế giới, ngày 29/6 cho biết đã phong tỏa 330 tỷ USD nguồn tài chính thuộc sở hữu của giới tinh hoa và ngân hàng trung ương Nga kể từ khi M...
Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố nước này không từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO
22:31:05 29/06/2022
Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Ukraine Kuleba phát biểu trong một cuộc phỏng vấn phát ngày 29/6 của đài phát thanh RFI rằng Ukraine không xem xét lại lập trường của mình đối với việc gia nhập NATO
Italy: Thợ cắt tóc sẽ bị phạt tiền nếu gội đầu khách 2 lần
22:21:14 29/06/2022
Chính quyền một thị trấn miền Bắc Italy đã ra lệnh cấm các cửa hàng cắt tóc gội đầu hai lần cho khách trong bối cảnh khu vực này đang trải qua hạn hán nghiêm trọng
Lý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào
22:11:05 29/06/2022
Australia đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng mặc dù nước này nổi tiếng là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu. Sự kết hợp của nhiều thách thức đã dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng và giá tiêu dùng cao ở Australia, kh...
Nga phản đối Na Uy cản trở vận chuyển hàng hóa tới người Nga ở đảo Svalbard
22:08:06 29/06/2022
Ngày 29/6, Nga tuyên bố những biện pháp hạn chế mà Na Uy vừa áp đặt đã cản trở việc vận chuyển hàng hóa tới những khu định cư của người Nga ở quần đảo Svalbard tại Bắc Cực, đồng thời kêu gọi chính quyền Oslo sớm giải quyết vấn đề này
Singapore ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất kể từ hơn 3 tháng qua
22:06:15 29/06/2022
Theo số liệu do Bộ Y tế Singapore cung cấp, nước này trong ngày 28/6 ghi nhận 11.504 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 10.732 ca nhiễm cộng đồng và 772 ca nhập khẩu
Ấn Độ và tham vọng năng lượng sạch
22:06:03 29/06/2022
So với các nền kinh tế phát thải lớn khác, Ấn Độ đặt thời hạn muộn nhất cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Trung Quốc tuyên bố sẽ đạt được mục tiêu này vào năm 2060 trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) là năm 2050. Sứ mệnh hiện thực ...
EU đề xuất cấm thuốc lá điện tử có hương vị
22:00:37 29/06/2022
Ngày 29/6, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất cấm sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử có hương vị tại châu Âu do lo ngại những sản phẩm này sẽ trở nên thịnh hành và kéo theo những ảnh hưởng về sức khỏe
Bình Phước ghi nhận gần 2.000 ca sốt xuất huyết, trong đó 3 ca tử vong
21:55:57 29/06/2022
Ngày 29.6, thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Phước cho biết tính đến ngày 26.6, tỉnh ghi nhận 227 ổ dịch sốt xuất huyết với 1.998 ca mắc. Trong đó có 3 ca tử vong, gồm 2 ca tại TP.Đồng Xoài, 1 ca tại H.Phú Riềng
Mưa lớn gây lở đất làm cô lập nhiều ngôi làng tại Áo
21:51:36 29/06/2022
Các nhân viên cứu hộ đang nỗ lực tiếp cận 3 ngôi làng tại miền Tây nước Áo sau khi lở đất do mưa lớn đêm 28/6 đã cắt đứt đường giao thông vào các ngôi làng này
Táo tợn cướp ngân hàng ở Berlin
21:47:09 29/06/2022
Ngày 29/6, cảnh sát Berlin thông báo một vụ tấn công nhằm vào chi nhánh ngân hàng Postbank ở Berlin đã xảy ra vào lúc 11h15 cùng ngày
Số người xin tị nạn vào EU tăng trở lại
21:45:35 29/06/2022
Theo báo cáo chính thức của Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 28/6, số người xin tị nạn ở châu Âu đang tăng trở lại sau thời gian tạm lắng do đại dịch COVID-19
Khủng hoảng tài chính tác động tiêu cực đến nền kinh tế Sri Lanka
21:43:56 29/06/2022
Số liệu chính thức cho thấy kinh tế Sri Lanka trong quý I năm nay giảm 1,6% trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng chưa từng thấy tại nước này bắt đầu tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại
Lạm phát tại Tây Ban Nha cao nhất trong 37 năm qua
21:41:49 29/06/2022
Dữ liệu chính thức công bố ngày 29/6 cho thấy lạm phát tại Tây Ban Nha đã tăng lên mức cao nhất trong 37 năm qua, ở mức 2 con số trong bối cảnh giá lương thực và nhiên liệu tăng cao
Indonesia thúc đẩy vai trò trung gian trong giải quyết xung đột Nga - Ukraine
21:39:07 29/06/2022
Ngày 29/6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã bắt đầu chuyến thăm Ukraine nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine và tìm biện pháp xuất khẩu ngũ cốc của hai quốc gia này ra thị trường thế giới
Các nhà hàng tại Thượng Hải (Trung Quốc) mở cửa trở lại
21:17:03 29/06/2022
Bắt đầu từ ngày 28/6, các nhà hàng và quán ăn ở Thượng Hải - thành phố lớn nhất Trung Quốc- đã mở cửa phục vụ thực khách, đánh dấu giai đoạn phục hồi của lĩnh vực vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài 2 tháng ...
Tổng thống Biden công bố kế hoạch triển khai quân sự mới tại châu Âu
21:14:24 29/06/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 29/6 đã có những tiết lộ về kế hoạch triển khai quân sự trên khắp châu Âu trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Nga
Malaysia lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế quốc gia
21:09:32 29/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Cục Thống kê Malaysia (DOSM) cho biết quá trình phục hồi của nền kinh tế nước này vẫn có những dấu hiệu tích cực bất chấp những bất ổn trên toàn cầu
Bất ngờ với món ‘Salad Nga’ trong thực đơn phục vụ hội nghị NATO
21:06:28 29/06/2022
Các quan chức tham dự và phóng viên quốc tế tới Madrid (Tây Ban Nha) để đưa tin về hội nghị thượng đỉnh NATO đã rất bất ngờ khi thấy món Salad Nga xuất hiện ngay trên đầu thực đơn của nhà hàng phục vụ hội nghị
Gruzia ngừng xuất khẩu lúa mì và lúa mạch trong 1 năm
21:04:52 29/06/2022
Trong một thông báo được đăng tải trên trang web của Bộ Nông nghiệp, Bộ trưởng bộ trên Otar Shamugia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo nguồn cung lúa mì và lúa mạch đối với thị trường nội địa, trong bối cảnh chuỗi cung ứng kh...
Lạm phát của Hàn Quốc dự báo tăng cao nhất trong 10 năm qua
21:04:49 29/06/2022
Ngày 29/6, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) cho biết lạm phát nước này trong tháng 6 dự báo tăng cao nhất trong 10 năm qua, trong bối cảnh lo ngại giá cả tăng nhanh do chi phí năng lượng và sản xuất leo thang
Ngoại trưởng Malaysia thăm chính thức Philippines
21:04:06 29/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah sẽ có chuyến thăm chính thức Philippines từ ngày 29/6 – 1/7/2022 để tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Ferdinand R. Marcos Jr. vào ngày 30/6