Cuộc đua công nghệ Mỹ – Trung đang tái định hình thế giới

Theo dõi VGT trên

Hai thế giới công nghệ khác biệt, từ Internet đến sản xuất bán dẫn, đang hình thành và tồn tại song song bởi cuộc đối đầu Mỹ – Trung.

Năm 1996, chính phủ Trung Quốc thực thi một quyết định lịch sử khi mới chỉ có vài trăm nghìn người được tiếp cận Internet ở nước này. Lúc đó, rất ít người chú ý đến động thái giới hạn quyền truy cập Internet của chính quyền Trung Quốc. Đây được coi là điểm khởi đầu của “Tường lửa Vĩ đại”, mạng Internet riêng và ngày càng khác biệt với phần còn lại của thế giới.

Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD xây dựng, thực thi quy định kiểm soát và chặn các nội dung không phù hợp trên Internet của riêng nước này, vốn có gần một tỷ người sử dụng, chiếm gần 25% lượng người được tiếp cận Internet trên toàn thế giới.

Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc những tháng qua liên quan tới thương mại và Covid-19 cho thấy hai cường quốc hàng đầu thế giới đang tái định hình thế giới công nghệ, không chỉ giới hạn trong mạng Internet.

Ngành công nghiệp công nghệ toàn cầu đang chia rẽ với hàng loạt lĩnh vực chịu ảnh hưởng, từ sản xuất thiết bị bán dẫn cho mọi thiết bị điện tử đến phát triển AI mà nhiều chính phủ và doanh nghiệp sử dụng, cũng như triển khai vệ tinh liên lạc và trinh sát trên quỹ đạo. Tuy nhiên, sự chia rẽ này đã cắm rễ trong ngành công nghệ từ lâu.

Cuộc đua công nghệ Mỹ - Trung đang tái định hình thế giới - Hình 1

Thế giới công nghệ đang chia rẽ vì căng thẳng Mỹ – Trung.

Trung Quốc đã phát triển nền kinh tế Internet riêng biệt với hàng loạt nhà bán lẻ online, ứng dụng thanh toán và game, dù họ chặn hoàn toàn Facebook và Google. Tuy nhiên, nỗ lực củng cố Tường lửa Vĩ đại không phải tham vọng duy nhất của chính phủ Trung Quốc nhằm bảo đảm độc lập trong không gian công nghệ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cách đây hai năm vạch ra mục tiêu độc lập và viết lại quy tắc sử dụng Internet toàn cầu, nhằm biến Trung Quốc thành “siêu cường mạng”. Kế hoạch này bao gồm đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật và phương án quản lý mới cho mạng Internet, hướng tới tập trung quyền lực vào hệ thống mạng của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào những công nghệ như 5G và AI, sử dụng nguồn tiền khổng lồ của chính phủ cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển (R&D) nhằm cạnh tranh trực tiếp với Mỹ. Năm 2017, Trung Quốc chi 496 tỷ USD vào R&D, so với 549 tỷ USD tại Mỹ.

Nước này cũng lần đầu đăng ký nhiều bằng sáng chế hơn Mỹ khi có 58.990 bằng sáng chế quốc tế, so với 57.840 của Mỹ, theo số liệu được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới công bố.

Hồi năm 2015, Trung Quốc công bố chiến lược 10 năm mang tên “Made in China 2025″, xác định 10 ngành công nghiệp nước này muốn có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu trước năm 2025 và thống trị trong thế kỷ 21. Đó là robot, phương tiện giao thông năng lượng mới, công nghệ sinh học, vũ trụ, vận tải biển cao cấp, thiết bị đường sắt công nghệ cao, thiết bị điện, vật liệu mới, phần mềm và công nghệ thông tin thế hệ mới, máy nông nghiệp.

Các công ty Trung Quốc ngày càng cho ra đời những sản phẩm và dịch vụ đủ sức cạnh tranh với Mỹ. Ở trong nước, những sáng kiến này được coi là chìa khóa tăng tốc nền kinh tế, từ dựa chủ yếu vào sản xuất trình độ thấp, khai mỏ và nông nghiệp sang kinh tế công nghệ cao, cho phép tăng GDP và thu nhập đầu người.

Video đang HOT

Một số chuyên gia cảnh báo những kế hoạch của Trung Quốc cũng nhằm mục tiêu tăng cường ảnh hưởng quốc tế, phục vụ mục tiêu vượt mặt Mỹ, tỏ ý lo ngại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) có thể lôi kéo chính phủ nhiều nước vào xây dựng tiêu chuẩn công nghệ quốc gia theo hướng đi của Trung Quốc.

“Điều đó sẽ tạo ra tình trạng chia rẽ hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu”, tiến sĩ Nicol Turner Lee thuộc Viện Brookings ở Mỹ nêu quan điểm.

Các nỗ lực này có thể ảnh hưởng tới nhiều công nghệ then chốt trong tương lai, nhưng chiến trường chủ đạo hiện nay là thiết bị điện tử tiêu dùng. Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang liên tục công kích bằng những biện pháp như liệt các công ty Trung Quốc vào danh sách đen, gây áp lực với đồng minh để buộc họ ngừng hợp tác với Trung Quốc.

Mỹ đã cấm cửa công nghệ 5G của Huawei, dù Anh và nhiều nước châu Âu cho phép tập đoàn Trung Quốc tham gia phát triển mạng lưới viễn thông.

Hồi năm ngoái, chính phủ Mỹ cũng củng cố các điều luật ngăn những công ty trong danh sách đen được sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ có nguồn gốc từ Mỹ, tạo ra sự phân chia rõ ràng giữa những nhà sản xuất Mỹ và khách hàng Trung Quốc được họ cung cấp thiết bị suốt nhiều năm qua.

Ảnh hưởng rõ nhất là lĩnh vực smartphone. Google không còn hợp tác với Huawei để cung cấp bản quyền hệ điều hành Android, buộc tập đoàn Trung Quốc tự phát triển hệ điều hành riêng mang tên HarmonyOS. Chính phủ Trung Quốc cuối năm 2019 yêu cầu toàn bộ công sở loại thiết bị máy tính và phần mềm nước ngoài trong vòng 3 năm, ảnh hưởng nặng tới HP, Dell và Microsoft. Các nhà phân tích ước tính những công ty công nghệ Mỹ đạt doanh thu 150 tỷ USD mỗi năm tại thị trường Trung Quốc.

Cuộc đua công nghệ Mỹ - Trung đang tái định hình thế giới - Hình 2

Nhà máy sản xuất chip bán dẫn của SMIC tại Bắc Kinh.

Một trong những công nghệ gây căng thẳng nhất trong cuộc chạy đua Mỹ – Trung là bán dẫn, nền tảng bảo đảm hoạt động cho mọi thiết bị điện tử đang đối mặt nguy cơ bị chia làm hai nửa.

Kế hoạch “Made in China 2025″ không chỉ tìm nguồn tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm điện tử, mà còn đặt mục tiêu biến Trung Quốc thành nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hiện đại và cải thiện khả năng tự chủ trong lĩnh vực công nghệ lên 70% vào năm 2049.

Trung Quốc đã đầu tư 100 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn trong nước theo kế hoạch này. Nước này cũng rút nhà sản xuất chip SMIC, đối thủ của TSMC, khỏi sàn giao dịch chứng khoán New York và đưa nó lên sàn STAR ở Thượng Hải.

Tuy nhiên, tham vọng bán dẫn của Trung Quốc vẫn bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là khi họ sẽ phải mất nhiều năm để sở hữu công nghệ như đối thủ. Mỹ cũng mới áp dụng loạt biện pháp kiểm soát, ngăn những doanh nghiệp như TSMC cung cấp sản phẩm cho Huawei.

Trung Quốc cũng chuẩn bị tách rời khỏi hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vốn được vận hành bởi không quân Mỹ, được coi là thử thách chiến lược với các cường quốc như Nga và Trung Quốc. Họ đang phát triển hệ thống định vị Bắc Đẩu với trị giá 10 tỷ USD, nhằm bảo đảm an toàn và an ninh thông tin cho lực lượng vũ trang trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.

Công nghệ cao cũng giúp Trung Quốc phát triển nhiều vũ khí hiện đại, có khả năng đe dọa lực lượng Mỹ hoạt động gần nước này như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, tàu chiến và tiêm kích tàng hình.

Hiện chưa thể rõ liệu Trung Quốc có thành công với kế hoạch phát triển phần cứng và phần mềm theo quy chuẩn riêng hay không. Nó không chỉ cần nguồn tiền khổng lồ mà còn đòi hỏi nhiều yếu tố khác. “Những khoản đầu tư lớn không tự động chuyển thành thành công cho các công ty Trung Quốc”, tiến sĩ Lee nói.

Một lĩnh vực có thể chứng kiến ảnh hưởng nghiêm trọng của sự chia rẽ này trong tương lai gần là cuộc chiến với Covid-19. Cả Trung Quốc và phương Tây đều đang chạy đua phát triển vaccine, mọi nỗ lực nhằm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ y dược sẽ càng đẩy cao căng thẳng.

“Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là hai cường quốc công nghệ đối đầu nhau. Để công nghệ trở thành quân bài trong cuộc chiến kinh tế là điều rất bất lợi”, Lee nói thêm.

Cuộc đua công nghệ: Mạng di động 5G chưa tới, 6G đã rục rịch

Các quốc gia có thế mạnh về công nghệ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu trong cuộc đua phát triển mạng di động 6G.

Cuộc đua công nghệ: Mạng di động 5G chưa tới, 6G đã rục rịch - Hình 1

Khi thế hệ mạng di động 5G mới "chập chững" đi vào hoạt động, cuộc đua phát triển 6G đã được phát động. Trong đó hai "gã khổng lồ" công nghệ là Samsung và Huawei đang đi đầu, đặc biệt trong việc nghiên cứu, xây dựng các trạm phát sóng, được coi là "xương sống" của công nghệ này.

Những công ty này mang lợi thế dẫn đầu cho Hàn Quốc và Trung Quốc. Về phía Nhật Bản, nước này cũng đặt mục tiêu bắt kịp xu hướng, trong khi đó Mỹ đẩy mạnh phát triển công nghệ này nhằm chiếm lại vị trí số một trong đổi mới sáng tạo.

Bước đầu nghiên cứu

Công việc chuẩn hóa các thông số kỹ thuật cho mạng 6G dự kiến sẽ bắt đầu vào khoảng năm 2023. Nhờ đó, việc phát triển, sản xuất các thiết bị và bộ phận cần thiết cho cơ sở vật chất sẽ sớm được triển khai, dẫn đến quá trình thương mại hóa 6G có thể diễn ra sớm hơn dự kiến, vào khoảng năm 2027.

Về cơ bản, các trạm phát sóng 6G mới dự kiến là một bước tiến mới trong công nghệ mạng di động. Theo Tiến sĩ Mahyar Shirvanimoghaddam (Đại học Sydney), mạng 6G có thể mang lại tốc độ đáng kinh ngạc là 1TB/giây, hoặc 8.000 gigabits/giây.

6G được xem giống như 5G, nhưng tốc độ cao hơn, độ trễ thấp hơn và khối lượng băng thông siêu "khủng". Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng 6G sẽ vượt ra ngoài mạng có dây, với các thiết bị hoạt động như ăng ten sử dụng mạng phi tập trung, không thuộc quyền kiểm soát của một nhà khai thác mạng duy nhất. Với 6G, các thiết bị được kết nối miễn phí, vì tốc độ dữ liệu cao hơn và độ trễ thấp hơn, giúp kết nối giữa thiết bị gần như ngay lập tức.

Tuy nhiên, khoảng cách truyền mạng từ các trạm phát sóng 6G sẽ chỉ từ 200 mét trở xuống. Giáo sư Tetsuya Kawanishi (Đại học Waseda, Tokyo) cho biết, điều này có nghĩa sẽ cần xây dựng các trạm phát sóng với mật độ cao gấp 10 lần dân số, vì thế Nhật Bản dự kiến sẽ phải đặt 1 tỷ trạm phát sóng 6G trên toàn quốc và lên tới 100 tỷ trên toàn cầu. Hiện Nhật Bản chỉ có khoảng 600.000 trạm phát sóng.

Trong khi các trạm phát sóng 4G và 5G hiện tại có kích thước lớn, gần bằng một chiếc tủ lạnh, thì trạm phát sóng mạng 6G sẽ sử dụng bước sóng ngắn hơn nên chỉ cần ăng ten nhỏ hơn. Vì vậy, các trạm 6G có thể nhỏ như một chiếc điện thoại di động. Ngay cả thiết bị chiếu sáng, biển báo và xe công cộng cũng có thể đóng vai trò là một trạm phát sóng, hoạt động như các máy chủ và có thể xử lý dữ liệu ở tốc độ cao.

Cạnh tranh gay gắt

Theo Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit, hiện nay có ba công ty đang kiểm soát khoảng 80% thị trường trạm phát sóng mạng di động bao gồm Huawei, Ericsson (Thụy Điển) và Nokia (Phần Lan). Ngoài ra, châu Âu dự định phát triển các tiêu chuẩn 6G với 3GPP, tổ chức quốc tế giám sát các tiêu chuẩn di động và các tổ chức khác.

Tổng thống Donald Trump cũng muốn Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc phát triển công nghệ 6G. Không chỉ vậy, Mỹ dường như còn đang muốn thống trị lĩnh vực sản xuất con chip bằng cách khai thác Intel và các công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ.

Hàn Quốc và Trung Quốc, hai công xưởng sản xuất điện thoại di động và linh kiện điện tử của thế giới, đang khai thác chuyên môn của các công ty công nghệ hàng đầu của nước mình và đặt mục tiêu dẫn đầu trong việc thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ 6G thông qua nỗ lực hợp tác công - tư.

Hàn Quốc đang muốn trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai dịch vụ thương mại 6G, thông qua việc thành lập trung tâm nghiên cứu do hai công ty Samsung và LG Electronics điều hành. Seoul cũng đang cân nhắc đầu tư 976 tỷ won (800 triệu USD) cho dự án này.

Bắc Kinh đã công bố thành lập một nhóm nghiên cứu dành riêng cho 6G tháng 11/2019. Huawei, tập đoàn công nghệ số một của Trung Quốc đã cho ra mắt nhóm nghiên cứu tương tự. Nhà mạng China Unicom và nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE đã nhất trí về việc nghiên cứu và phát triển mạng 6G.

Cuộc đua công nghệ: Mạng di động 5G chưa tới, 6G đã rục rịch - Hình 2

Nhật Bản nỗ lực chiếm vị trí tiên phong trong cuộc đua 6G. (Nguồn: Nikkei)

Nhật Bản đang trở lại trong cuộc đua 6G khi tuyên bố ý định tiên phong trong nỗ lực tiêu chuẩn hóa và các thách thức nghiên cứu đối với 6G vào tháng 1 vừa qua. Bộ Truyền thông Nhật Bản công bố mục tiêu đầy tham vọng trong chiến lược "Vượt lên 5G" hồi tháng 4/2020: Chiếm 30% thị phần trạm gốc và cơ sở hạ tầng khác, tăng từ 2% hiện tại.

Tokyo cũng muốn 10% bằng sáng chế liên quan trên toàn thế giới đến từ các công ty Nhật Bản. Lúc này, Samsung dẫn đầu cuộc đua 5G khi chiếm 8,9% bằng sáng chế, tiếp theo là Huawei 8,3% và Qualcomm 7,4%. NTT Docomo của Nhật Bản đứng thứ sáu với 5,5% thị phần, theo Cyber Creative Institute.

Các gã khổng lồ công nghệ đã hình dung về dịch vụ mới sử dụng trạm gốc. Amazon hợp tác với nhà mạng Nhật Bản KDDI trên dịch vụ AWS để cung cấp điện toán biên, xử lý dữ liệu tại các địa điểm gần người dùng hơn để nâng cao tốc độ và tiết kiệm băng thông.

Cho đến thời điểm hiện tại, cuộc đua về mạng 5G vẫn còn chưa hết "nóng hổi" do cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, cũng như về tính áp dụng thực tiễn. Tuy vậy, cuộc đua 6G đã bấm nút "xuất phát" với những hứa hẹn về việc biến khoa học viễn tưởng trở thành khoa học thực tiễn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khócĐoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khóc
08:17:15 24/02/2025
Thi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng NaiThi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng Nai
09:33:33 24/02/2025
Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?
06:16:21 24/02/2025
Đi tu mong đắc đạo, 3 người "dính" chiêu lừa tinh vi, mất gần 100 tỷ đồngĐi tu mong đắc đạo, 3 người "dính" chiêu lừa tinh vi, mất gần 100 tỷ đồng
09:45:00 24/02/2025
Phim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến bodyPhim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến body
06:53:42 24/02/2025
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "xuất hiện" giữa ồn ào sao kê, thái độ ra sao?Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "xuất hiện" giữa ồn ào sao kê, thái độ ra sao?
10:12:35 24/02/2025
Giả bị đánh thuốc mê cướp tài sản để lừa dối chồngGiả bị đánh thuốc mê cướp tài sản để lừa dối chồng
08:50:14 24/02/2025
Mỹ nhân 10X hot nhất hiện tại bị đuổi khỏi showbiz sau khi đoạn clip kinh hoàng dài gần 2 phút bại lộMỹ nhân 10X hot nhất hiện tại bị đuổi khỏi showbiz sau khi đoạn clip kinh hoàng dài gần 2 phút bại lộ
06:21:23 24/02/2025

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn
Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết
Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung
Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...
Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia
Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới ...
Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter
Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm
Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR
'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn
Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn
Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Nhóm đối tượng lừa đảo hơn 1 tỷ đến tận nhà bị hại lấy tiền, vàng

Nhóm đối tượng lừa đảo hơn 1 tỷ đến tận nhà bị hại lấy tiền, vàng

Pháp luật

13:14:42 24/02/2025
Khác với các vụ án mạo danh cơ quan tư pháp khác, nhóm đối tượng này không yêu cầu nạn nhân chuyển tiền qua tài khoản mà đến tận nhà, yêu cầu bị hại đưa tiền trực tiếp.
Quảng Nam: động đất tiếp tục xảy ra tại 'điểm nóng' Nam Trà My

Quảng Nam: động đất tiếp tục xảy ra tại 'điểm nóng' Nam Trà My

Tin nổi bật

13:12:44 24/02/2025
Dự báo, động đất ở Kon Plông và Nam Trà My vẫn có thể tiếp diễn, gây ảnh hưởng đến khu vực đông dân cư và các công trình quan trọng. Cơ quan chức năng cần cập nhật thông tin và đề xuất phương án kháng chấn phù hợp.
Nữ giảng viên bị quay lén khi đứng lớp, xem video netizen phải cảm thán: "Giờ vẫn có giáo viên như vậy sao?"

Nữ giảng viên bị quay lén khi đứng lớp, xem video netizen phải cảm thán: "Giờ vẫn có giáo viên như vậy sao?"

Netizen

13:03:03 24/02/2025
Tại một góc khuất trong khuôn viên trường, một nhóm tân sinh viên vừa bước chân vào giảng đường đại học đang tụm lại, rì rầm bàn tán về giáo viên chủ nhiệm của họ - một nữ giảng viên họ Phùng đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy.
Thời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ Alzheimer

Thời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ Alzheimer

Sức khỏe

13:02:51 24/02/2025
Dù mang lại triển vọng trong việc phát hiện sớm nhưng câu hỏi đặt ra là liệu có nên xác định bệnh đối với những người có dấu hiệu sinh học bất thường nhưng chưa chắc sẽ phát triển triệu chứng hay không.
'Anh tài' Neko Lê nói lý do 'bắt tay' với Tăng Phúc trong MV mới

'Anh tài' Neko Lê nói lý do 'bắt tay' với Tăng Phúc trong MV mới

Nhạc việt

12:35:29 24/02/2025
Theo Neko Lê, anh tìm được nhiều điểm chung với Tăng Phúc sau khi tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai nên quyết định hòa giọng với nam ca sĩ trong dự án mới.
Mỹ Linh làm 'bà chủ spa', tiết lộ cuộc sống gia đình sau ánh đèn sân khấu

Mỹ Linh làm 'bà chủ spa', tiết lộ cuộc sống gia đình sau ánh đèn sân khấu

Tv show

12:27:08 24/02/2025
Sau những teaser đầy màu sắc, series cá nhân đầu tiên của ca sĩ Mỹ Linh mang tên Thư giãn hay than dzữ chính thức lên sóng.
Pep Guardiola được đề nghị rất nhiều tiền để 'chạy' khỏi Man City

Pep Guardiola được đề nghị rất nhiều tiền để 'chạy' khỏi Man City

Sao thể thao

12:26:16 24/02/2025
Pep Guardiola nhận đề nghị siêu khủng, biến ông thành HLV nhận lương cao kỷ lục làng bóng thế giới, trong bối cảnh đang trượt dốc không phanh với Man City.
Dự báo tử vi tuổi Tuất năm Ất Tỵ 2025 các phương diện tài lộc, sự nghiệp

Dự báo tử vi tuổi Tuất năm Ất Tỵ 2025 các phương diện tài lộc, sự nghiệp

Trắc nghiệm

12:22:06 24/02/2025
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có chia sẻ dự báo về các phương diện tài lộc, sự nghiệp, tình cảm chi tiết từng tháng năm Ất Tỵ 2025 của tử vi tuổi Tuất dưới đây.
Cha tôi, người ở lại - Tập 4: Việt hiểu chuyện đến đau lòng

Cha tôi, người ở lại - Tập 4: Việt hiểu chuyện đến đau lòng

Phim việt

12:18:01 24/02/2025
Biết hai bố đang gặp khó khăn kinh tế nên Việt không dám đi dã ngoại cùng cả lớp để không phải xin tiền bố. Cậu nói dối bận học bài.
Đại học Triều Tiên nghiên cứu sâu về ChatGPT

Đại học Triều Tiên nghiên cứu sâu về ChatGPT

Thế giới

12:11:12 24/02/2025
Một video do Đài tiếng nói Triều Tiên công bố vào ngày 22/2 cho thấy các học giả ở nước này đang tìm hiểu về ChatGPT, chatbot AI tạo sinh do OpenAI (Mỹ) phát triển.
Khách Hàn gợi ý món nhất định phải ăn khi đến Việt Nam

Khách Hàn gợi ý món nhất định phải ăn khi đến Việt Nam

Ẩm thực

11:14:06 24/02/2025
Mới đây, cô gái Hàn Quốc tên Eunbi đã chia sẻ những trải nghiệm thú vị trong chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm tại Việt Nam trên một diễn đàn chuyên về Du lịch và Ẩm thực của Hàn Quốc.