Cuộc đua 5G, người dùng được lợi gì?
Khi các doanh nghiệp viễn thông cung cấp 5G, người dùng trong nước sẽ được nghe nhạc trực tuyến, xem video trực tuyến 4K, chơi game thời gian thực, trải nghiệm công nghệ thực tế ảo… với tốc độ cao, không còn cảnh giật, đứng hình khó chịu như hiện nay.
Khi công nghệ 4G đã trở nên quen thuộc, tại Việt Nam, thị trường viễn thông đã nhanh chóng bắt đầu khởi động cuộc chạy đua của các doanh nghiệp đối với công nghệ 5G – thế hệ mạng di động băng rộng hoàn toàn mới với công nghệ đột phá, có khả năng đáp ứng vượt xa yêu cầu của người dùng di động thông thường.
Công nghệ 5G sẽ cho tốc độ truyền dữ liệu vượt xa 4G
Khởi động cuộc đua 5G
Cụ thể, đầu năm 2019, Viettel đã trở thành nhà mạng đầu tiên được cấp phép thử nghiệm 5G với thời hạn 1 năm kể từ 22/1/2019 đến 21/1/2020, phạm vi tại 2 thành phố là Hà Nội và TP.HCM.
Tiếp nối Viettel, cuối tháng 4/2019, MobiFone cũng trở thành nhà mạng thứ hai được cấp phép triển khai thử nghiệm 5G tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và TP.HCM. Thời gian của giấy phép thử nghiệm từ 23/4/2019 đến 22/4/2020.
Trong khi đó, hiện doanh nghiệp là VNPT bắt tay Nokia cũng đã trình Bộ Thông tin và truyền thông (TT-TT) xin được cấp phép thử nghiệm 5G cho mạng VinaPhone. Nguồn tin từ VNPT cho hay việc thử nghiệm sẽ được triển khai ngay khi Bộ TT-TT cấp giấy phép.
Tới ngày 10/5/2019, Viettel với sự hỗ trợ công nghệ của Ericsson đã trở thành nhà mạng thử nghiệm thành công cuộc gọi trên mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam sau hơn 3 tháng được cấp phép thử nghiệm, hoàn thành đúng tiến độ thử nghiệm theo lộ trình cam kết với Bộ TT-TT khi nhận giấy phép.
Video đang HOT
Theo đánh giá của giới công nghệ, việc các nhà mạng tỏ ra “sốt sắng” với 5G, thực tế sẽ đưa Việt Nam trở thành là một trong những quốc gia tiên phong cung cấp dịch vụ 5G.
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyên Mạnh Hùng cho rằng việc thử nghiệm 5G năm 2019 và triển khai thương mại năm 2020 là một tuyên bố của ngành ICT Việt Nam về việc từ nay sẽ không tiếp tục đi sau mà sẽ đi cùng nhịp với những nước đầu tiên trên thế giới.
Trong khi đó ông Lê Đăng Dũng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel bày tỏ Việt Nam có thể bắt kịp những nước đi đầu về 5G trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Người dùng được hưởng lợi gì?
Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghệ 5G sẽ là một bước tiến quan trọng, tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, xã hội.
Trên lý thuyết, 5G có thể cho tốc độ download tối đa trong khoảng từ 1 tới 10 GB/s với độ trễ chỉ 1 mili giây. Còn tối thiểu, tốc độ download trung bình của 5G khoảng 50 Mb/s với độ trễ 10 mili giây. Như vậy, tốc độ sẽ nhanh hơn rất nhiều nếu so với tốc độ download trung bình hiện tại của 4G là 15 MB/s và độ trễ lên đến 50 mili giây.
Trở lại với cuộc thử nghiệm của Viettel hôm 10/5 vừa qua, tốc độ kết nối mạng di động 5G của Viettel với thiết bị đầu cuối cũng đã đạt từ 1,5 – 1,7 Gbps – vượt xa tốc độ giới hạn lý thuyết của mạng 4G LTE, tương đương với tốc độ của cáp quang thương mại.
Với tốc độ cao, 5G sẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt công nghệ mới liên quan đến trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, thực tại ảo, blockchain… và ở quy mô rộng hơn đó là công nghệ có khả năng hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng các thành phố thông minh, xe hơi không người lái…
“Một trong những ứng dụng giai đoạn đầu của 5G là nhà máy thông minh, là công nghệ cao”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Chính vì thế, khi 5G triển khai tại Việt Nam sẽ mở toang cơ hội cho người dùng thông thường cũng như nhu cầu thương mại hóa trong hàng loạt lĩnh vực kinh tế, xã hội…
Với 5G, phía MobiFone cho hay sẽ cung cấp dịch vụ thử nghiệm 5G miễn phí cho khách hàng các ứng dụng dữ liệu tốc độ siêu cao eMBB, phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí như nghe nhạc trực tuyến, video trực tuyến (HD, UHD 4K), trò chơi trực tuyến thời gian thực (AR, VR)…
Liên quan đến smartphone kết nối 5G cho người tiêu dùng, hiện nay tuy chưa xuất hiện nhiều (hiện mới có OPPO Reno – một trong những smartphone đầu tiên hỗ trợ mạng di động 5G tại Việt Nam – PV) nhưng các hãng như Samsung, Huawei, LG, Xiaomi, Sony… cũng đã rậm rịch phát triển, chuẩn bị tung ra thị trường các mẫu máy đón đầu xu thế.
Có thể kể đến hàng loạt cái tên như Samsung S10 5G, Huawei Mate X, LG V50 ThinQ 5G, Xiaomi Mi Mix 3 5G… Tuy nhiên, điều đáng ngại đó là mức giá ban đầu sẽ cao, khiến người tiêu dùng sẽ gặp trở ngại khi muốn sở hữu. Như chiếc Samsung S10 5G được cự đoán có mức giá khởi điểm lên tới 1.300 USD (tương đương 30 triệu đồng).
Tuy nhiên, trao đổi với Thế Giới Tiếp Thị, đại diện Huawei nhận định giá của các sản phẩm smartphone 5G sẽ giảm nhanh chóng khi số lượng sản phẩm được tung ra thị trường nhiều hơn.
“Dự kiến trong năm 2019, mức giá trung bình của một smartphone 5G sẽ là khoảng 600 USD thì tới năm 2020 thị trường sẽ có hàng trăm mẫu smartphone được bán ra với mức giá trung bình 300 USD. Và tới năm 2021 sẽ ở mức 150 USD”, đại diện Huawei nói.
Và như vậy, khi 5G được các nhà mạng tại Việt Nam thương mại hóa từ sau năm 2020, thời điểm đó người tiêu dùng sẽ được mua máy với giá mềm để trải nghiệm công nghệ internet không dây tốc độ cao mà 5G mang lại.
Theo TGTT
Mỹ đang xem xét cấm hoàn toàn Trung Quốc tham gia cuộc đua 5G
Theo Reuters, Nhà Trắng đang xem xét một lệnh cấm vận toàn diện với các thiết bị viễn thông Trung Quốc. Và nếu được triển khai, đây sẽ là rào cản lớn nhất cho cuộc đua 5G của các hãng công nghệ nước này.
Ảnh minh họa.
Theo đó lệnh cấm vận này sẽ ngăn các nhà mạng tại Mỹ các thiết bị từ các công ty Trung Quốc. Như vậy đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất sẽ là Huawei và ZTE, hai công ty xuất khẩu thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc.
Cả 2 công ty này đều đang tích cực chuẩn bị cho cuộc đua mạng di động 5G được các chuyên gia dự đoán sẽ bùng nổ trong năm tới.
Nếu Lệnh cấm này được Bộ Thương mại mỹ ban hành với lý do an ninh quốc gia thì lệnh sẽ có hiệu lực ngay mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội. Lệnh cấm sẽ tác động chủ yếu tới các đơn hàng của các nhà mạng mua thiết bị viễn thông thay vì thiết bị đầu cuối cho người dùng.
Trong suốt năm 2018, cả ZTE và Huawei đã gặp hàng loạt khó khăn ở thị trường Mỹ. Cả 2 đều bị chính phủ ban hành lệnh cấm. Nghiêm trọng hơn là ZTE trong mùa hè bị cấm mua linh kiện, công nghệ của Mỹ. Sau đó lệnh cấm vận đã được gỡ bỏ nhưng vẫn có hàng loạt các biện pháp theo dõi, trừng phạt khác ngoài ra ZTE cũng phải chịu thiệt hại kinh tế.
Tuy nhiên đối với ngành công nghệ toàn cầu nói chung, việc ngăn chặn Trung Quốc tham gia cuộc đua 5G có thể khiến Internet trong tương lai có sự phân mảnh nhiều hơn.
Phân mảnh này có thể đến từ khác biệt giữa các chuẩn kết nối ở các khu vực trên thế giới hoặc chính sách giá, chi phí của 5G ở từng khu vực sẽ có sự chênh lệch quá nhiều.
Sau khi có thông tin về việc Nhà Trắng xem xét lệnh cấm vận, đại diện Huawei đã cho biết: "Việc cấm Huawei tham gia vào thị trường di động 5G sẽ giống như một giải thể thao mà không quy tụ đủ các ngôi sao hàng đầu. Và mạng 5G sẽ không có chất lượng cao nhất vì thiếu một chuẩn thống nhất".
Điện thoại di động 5G đầu tiên trên thế giới dự kiến sẽ được Samsung ra mắt ngay tháng 2/2019. Trước đó Qualcomm đã giới thiệu nền tảng chip 5G của mình.
Theo bizlive
Ứng dụng Android chuyển dữ liệu người dùng sang Facebook Kết quả nghiên cứu vừa được công bố cho thấy có nhiều ứng dụng trên Android tự động gửi dữ liệu của người dùng sang Facebook mà chủ nhân không hay biết. Privacy International, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Anh vừa thực hiện nghiên cứu trên 34 ứng dụng Android phổ biến (có số lượng cài đặt từ...