Cuộc đời từ bi của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thứ 12 là bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế.
Ngài đã chứng tỏ năng lực tâm sinh siêu việt ngay từ khi còn nhỏ và khởi xướng nhiều công trình nhân đạo được quốc tế công nhận.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là ai?
Gyalwang Drukpa (còn gọi là Pháp Vương Drukpa) là bậc lãnh tụ tâm linh đứng đầu Truyền thừa Drukpa (Thiên Long) ở Tây Tạng. Ngài sinh tại thánh địa hồ Tso Pema (Liên Hoa), xưa kia từng là Vương quốc Zahor, miền Bắc Ấn Độ. Được tôn sùng là hiện thân của Đức Phật Quan Âm, Ngài thể hiện năng lực tâm sinh siêu việt ngay từ khi còn nhỏ và khởi xướng nhiều công trình nhân đạo được toàn thế giới công nhận công nhận.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa sinh năm 1963 trong một gia đình hành giả Kim cương thừa có dòng dõi tôn quý. Phụ thân Ngài là đức Kyabje Bairo Rinpoche, một trong những bậc nắm giữ truyền thừa Katok, hóa thân đời thứ 36 của Đại Thượng sư và Đại dịch giả trứ danh nhất của truyền thống Kim cương thừa là Đức Vairotsana. Thân mẫu Ngài là ba Mayum-la Konchok Pema thuộc dòng dõi Thượng sư Nyadak Nyang vĩ đại.
Bản thân Đức Pháp Vương là hóa thân thứ 12 của người sáng lập Truyền thừa Drukpa – Truyền thừa ảnh hưởng rộng khắp các quốc gia và lãnh thổ trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Nepal, Bhutan… với gần 1000 năm lịch sử và vẫn còn tiếp tục phát triển. Ngay từ nhỏ, Gyalwang Drukpa đã bộc lộ mối liên kết đặc biệt với Phật giáo: Ngài phân biệt được các bản kinh sách trước cả khi biết đọc, biết viết.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa.
Ngài được các thị giả và tùy tùng của Đại Pháp Vương đời trước tìm thấy ở Dalhousie, miền bắc Ấn Độ năm 1966. Hai ngày trước khi cuộc gặp mặt diễn ra, Gyalwang Drukpa đã nói với cha mình rằng: “Có một người đàn ông với bộ râu trắng sẽ đến tìm con”. Ngài được ban pháp danh là Jigme Pema Wangchen, có nghĩa là Đấng Vô Úy Liên Hoa Quyền Lực Tự Tại. Sau đó đến đầu năm 1967, Ngài đăng quang Pháp Vương trong 1 nghi lễ diễn ra tại tự viện Darjeeling, tây Bengal.
Sau khi đăng quang, Ngài được học đọc, học viết, học tất cả kinh văn, nghi thức hành lễ và các nghi quỹ. Dần dần, Ngài thụ nhận toàn bộ quán đỉnh của dòng truyền thừa Drukpa, các bài pháp giảng nghĩa lý giải thoát, kinh điển truyền thừa.
Dù là người đứng đầu Truyền thừa Drukpa, Đức Pháp Vương vẫn rất tôn kính trước những đạo sư thuộc các dòng phái khác và nghiên cứu nhiều giáo pháp thuộc tân phái, cổ phái.
Con đường hoạt động từ bi của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa
Hơn 30 năm truyền giảng Phật pháp toàn thế giới, Đức Pháp Vương đã khởi xướng nhiều dự án nhân đạo, đúng với tôn chỉ phụng sự nhân loại và vũ trụ của Truyền thừa Drukpa. Một trong những dự án tiêu biểu nhất là Tổ chức từ thiện quốc tế Live to Love (Sống để Yêu thương) với tôn chỉ thúc đẩy 5 nhóm việc thiện nguyện: bảo vệ môi trường, cứu trợ, giáo dục, dịch vụ y tế và bảo tồn di sản.
Những thành quả mà dự án Live to Love đem lại được đông đảo người dân quốc tế công nhận. Năm 2010, Đức Pháp Vương được Liên Hợp Quốc trao tặng giải thưởng “Vì mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ” (MDG).
Một trong các dự án khác của Ngài là ngôi trường học mang tên Druk White Lotus (Bạch Liên Hoa) ở Ladakh, Ấn Độ. Công trình đã đạt được rất nhiều giải thưởng quốc tế về thiết kế bền vững, trong đó có 3 giải thưởng kiến trúc thế giới (năm 2002) và giải thưởng thiết kế xuất sắc của Hội đồng Anh về Môi trường Học đường (năm 2009).
Đức Pháp Vương không chỉ đề cao truyền thống mà còn có những mục tiêu và cách tiếp cận hiện đại. Chính vì thế, Ngài được nhiều người ngưỡng mộ. Ngài thành lập Tự viện Druk Gawa Khilwa ở ngoại ô Kathmandu, Nepal và ở Ladakh, Ấn Độ để ủng hộ quyền bình đẳng của nữ giới. Tại đây, phụ nữ được hướng dẫn tu tập tâm linh và được chỉ dạy những pháp môn mà trước đây chỉ dành riêng cho nam giới. Tự viện này còn nổi tiếng với bài tập đồng diễn Kungfu mỗi ngày.
Hàng năm, Đức Pháp Vương còn phát động những chuyến hành hương mang tên Pad Yatra (bộ hành tâm linh), thu hút rất nhiều người tham gia. Trong hoạt động đi bộ vì môi trường này, thành viên trong đoàn sẽ thu gom rác thải nhựa trên đường đi để kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường.
Sau chuyến bộ hành năm 2010, Ngài chia sẻ: “Theo suy nghĩ ban đầu của tôi, hoạt động này sẽ không được tổ chức một năm một lần, nhưng thực tế ngược lại. Chúng ta thực sự cảm thấy thích thú và đam mê bộ hành tâm linh”.
Năm 2010, các thành viên và tình nguyện viên của Truyền thừa Drukpa đã phá Kỷ lục Guinness Thế giới về trồng cây tại Himalaya trong thời gian ngắn nhất, với 50.033 cây xanh được trồng trong vòng 33 phút.
Sau lễ nhận Kỷ lục Guinness, Đức Pháp Vương tâm sự: “Ngày nay, chúng ta chỉ chú ý đến sự khác biệt giữa con người với nhau và làm thế nào để người khác công nhận mình. Chính bởi những mâu thuẫn nhỏ nhất có thể gây ra chiến tranh quy mô lớn, lãng phí sinh mạng vô ích. Vì vậy, chúng ta nên đoàn kết với nhau, làm những điều có ích vì một mục đích chung”.
Năm 2013, Liên Hợp Quốc tiếp tục vinh danh Đức Pháp Vương là “Người bảo hộ của vùng Himalaya” và trao tặng giải thưởng “South – South Awards” cho những nỗ lực nhân đạo và đóng góp bảo tồn môi trường thế giới của Ngài.
Video đang HOT
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thứ 12 và những chuyến thăm tới Việt Nam
Kể từ năm 2007, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thứ 12 đã nhiều lần tới thăm Việt Nam để cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu vong hồn, đóng góp trí tuệ và hướng đạo trong việc xây dựng di sản kiến trúc văn hóa Phật giáo cho nhân dân Việt Nam. Sáng nay (10/12/2015), Ngài đã trở lại Việt Nam và có mặt tại Vĩnh Phúc để dự lễ động thổ công trình hồ Hương Thủy và bổ nhiệm Trụ trì Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên.
Theo_Kiến Thức
Lễ hội văn hóa Phật giáo Kim Cương thừa tại bảo tháp Tây Thiên
Đại Pháp hội lần này tập trung vào nghi lễ ban truyền quán đỉnh các Bộ Phật quan trọng là Liên Hoa Bộ và Tam Bộ Trường Thọ.
Đức Pháp Vương Drukpa giảng pháp
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tại Đại Bảo tháp Ngũ Trí Phật Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) sẽ diễn ra Đại Pháp hội quán đỉnh cộng đồng, cầu nguyện quốc thái dân an và lễ hội văn hóa Phật giáo Kim Cương thừa (vùng Himalaya) với sự hiện diện gia trì của Đức Nhiếp Chính Vương Drukpa Thuksey Rinpoche và Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ Truyền thừa Drukpa.
Đây là hoạt động chính thức trong hành trình viếng thăm cầu nguyện quốc thái dân an, ban phúc gia trì của Đức Nhiếp Chính Vương, được kính ngưỡng là Hóa thân Bồ tát trong truyền thống Kim cương thừa. Ngài là đệ tử chân truyền và bậc kế thừa tâm linh của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, và được Đức Pháp Vương giao phó trách nhiệm đại diện quốc tế trong các hoạt động thiện hạnh, chia sẻ Phật pháp, giới thiệu văn hóa vùng Himalaya.
Đại Pháp hội lần này tập trung vào nghi lễ ban truyền quán đỉnh (nghi lễ đón nhận gia trì và cho phép thực hành thiền định Phật Bản tôn) các Bộ Phật quan trọng là Liên Hoa Bộ (Đức Phật A Di Đà -Quan Âm - Liên Hoa Sinh) và Tam Bộ Trường Thọ (Đức Vô Lượng Thọ Phật - Tôn Thắng Phật Mẫu - Bạch Độ Phật Mẫu). Đây là các phương pháp hiệu quả diệu nghiệm của Đạo Phật để chuyển hóa những trạng thái tâm tiêu cực như tham ái, sợ hãi, vô minh, tiệt trừ những chướng ngại, bệnh tật, yểu thọ, tai ương, hàng phục các nghiệp chướng ác ma, giúp tích lũy phúc đức, trí tuệ, hạnh phúc và đời sống trường thọ.
Cùng với nghi lễ quán đỉnh, Đức Nhiếp Chính Vương sẽ trực tiếp ban gia trì, hướng dẫn các Phật tử thực hành tu tập, trì tụng chân ngôn, chỉ dậy pháp thực hành giản lược cho những ai có cuộc sống bận rộn.
Đặc biệt, Đại Pháp hội lần này cũng là dịp trao đổi văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và vùng Himalaya ngay tại ngôi Đại Bảo tháp Kim Cương thừa linh thiêng, trong không gian nghệ thuật Mật thừa sống động, tràn đầy sắc màu, âm thanh đạo vị. Các hoạt động trình diễn văn hóa Kim Cương thừa bao gồm chiêm bái tôn tượng Phật trong lòng Đại Bảo tháp, trình diễn vũ điệu triệu thỉnh Kim Cương Hộ Pháp, vũ điệu Rồng sấm Thiên long, vũ kịch Truyền kỳ Hóa thân Bồ tát... sẽ không chỉ để lại niềm hỷ lạc an bình mà còn truyền đến nguồn ân phúc gia trì và cảm hứng giác ngộ cho đại chúng có phúc duyên tham dự.
Nét đặc sắc của lễ hội Kim Cương thừa còn là chương trình cúng dàng đèn đi nhiễu 13 vòng Đại Bảo tháp Ngũ Trí Phật Tây Thiên do Đức Nhiếp Chính Vương dẫn đầu. Theo truyền thống Kim Cương thừa, việc vi nhiễu Bảo tháp giúp tích lũy vô lượng công đức, đón nhận ân phúc gia trì, sự bảo hộ từ chư Phật, Bồ tát, thành tựu tâm nguyện, hạnh phúc, cát tường thù thắng.
Để tìm hiểu thêm về hoạt động Phật sự và thiện hạnh của Đức Nhiếp Chính Vương và thông tin về Đại Bảo tháp Tây Thiên, tham khảo www.drukpavietnam.org
CHƯƠNG TRÌNH PHÁP HỘI DỰ KIẾN
Ngày 30/4: Pháp hội Quán đỉnh Liên Hoa Bộ A Di Đà - Quan Âm - Liên Hoa Sinh
Buổi sáng
8h30-10h:
NCV quang lâm
Vũ điệu Rồng sấm Thiên Long cung nghinh Nhiếp Chính Vương đăng tòa
Cúng dàng Mandala
Đại đàn Hỏa tịnh khiển trừ chướng ngại
10h-12h:
Quán đỉnh Liên Hoa Bộ và thực hành trì tụng chân ngôn (phần 1)
12h-13h30: thọ trai
Buổi chiều
14h- 17h30: Quán đỉnh Liên hoa Bộ, Vũ điệu triệu thỉnh Kim Cương Hộ Pháp và thực hành trì tụng chân ngôn (phần 2)
17h30-18h30: nghỉ tại chỗ
18h30-21h:
Trình diễn văn nghệ (tiết mục Vũ kịch Truyền kỳ hóa thân Bồ tát, trình diễn văn nghệ của các em sinh viên)
Cúng dàng đèn đi nhiễu tháp 13 vòng do Đức Nhiếp Chính Vương dẫn đầu.
Ngày 1/5: Pháp hội Quán đỉnh Tam Bộ Trường Thọ: Vô Lượng Thọ - Tôn Thắng Phật Mẫu - Bạch Độ Mẫu
8h00-11h:
Trì tụng Monlam Jangchod
11h-12h, 13h30-16h:
Quán đỉnh Tam Bộ Trường Thọ, Vũ điệu triệu thỉnh Kim Cương Hộ Pháp và thực hành trì tụng chân ngôn.
17h-19h: Thí thân Pháp Ba la mật Cầu nguyện gia trì cát tường thành tựu Trashi Zhug so (trong lòng Đại Bảo tháp)
Công trình bảo tháp Tây Thiên
Đại Bảo tháp Mandala Ngũ Trí Phật tại danh thắng Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) là tòa Bảo Tháp được đích thân Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa lựa chọn vị trí, thiết kế, yểm tháp và chỉ đạo xây dựng theo kiến trúc Vũ trụ học và giáo lý Phật giáo Kim Cương Thừa. Trong quan kiến Kim Cương thừa, Đại Bảo Tháp là sự hoàn hảo thanh tịnh của pháp giới vũ trụ và thân khẩu ý giác ngộ, là tâm điểm của công đức trí tuệ và thần lực gia trì của mười phương chư Phật, Bồ tát. Đại Bảo tháp Tây Thiên được dựng trên một chân đế uy nghi có đường kính rộng 60 m, chiều cao 37 m, tọa lạc trên vùng đất phong quang bằng phẳng, ba bề được các rặng núi Tam Đảo ôm bọc và phía trước xa xa có đồi Mắt Rồng làm án sơn. Là biểu tượng Đại trí tuệ của Phật, đây là kiệt tác kiến trúc nghệ thuật Mật thừa quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam và trong phạm vi khu vực.
Thiết kế công trình Đại Bảo Tháp Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc)
Đức nhiếp chính vương Drukpa Thuksey Rinpoche
Được kính ngưỡng là Hóa thân Bồ tát, Đức Thuksey Rinpoche đời trước (1916-1983) từng là bậc Căn bản Thượng sư (bậc Thầy chính) của Đức Pháp Vương và từng có đóng góp to lớn trong việc bảo tồn và hoằng truyền Phật pháp. Trong đời này, Đức Nhiếp Chính Vương hóa thân trở lại với tư cách đệ tử chân truyền và bậc kế thừa tâm linh của Đức Pháp Vương. Ngài đản sinh tại Ladakh, Ấn độ và đã hoàn tất 9 năm tu học nhập thất miên mật tại Đại học Tự viện Tango trứ danh (Vương quốc Bhutan). Đức Nhiếp Chính Vương từng đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội nghị Thường niên Truyền thừa Drukpa vào năm 2013.
Ngài hiện trụ trì Tự viện Druk Thupten Sa-ngag Choeling, một trụ xứ quan trọng với hơn 500 chư Tăng tại Darjeeling và đồng thời chịu trách nhiệm hệ thống gần 300 Tự viện tại Tiểu quốc Ladakh (Ấn Độ). Với tâm nguyện hỗ trợ Đức Pháp Vương trong các thiện hạnh quốc tế, Ngài cũng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Trường Druk Bạch Liên Hoa, ngôi trường nổi tiếng thân thiện với môi trường được kiến lập trên dãy Himalaya. Đặc biệt, Đức Pháp Vương tin tưởng giao phó cho Ngài trách nhiệm phụ trách hệ thống Trung tâm Phật pháp và Tự viện tại các quốc gia Châu Âu, kế tiếp hạnh nguyện và di sản tâm linh do hóa thân đời trước của Ngài để lại vì lợi ích Phật pháp và hết thảy hữu tình.
Trong hiện đời, Đức Nhiếp Chính Vương luôn dành cho người dân Việt Nam mối pháp duyên và tình cảm chân thành nồng ấm. Ngay từ lần đầu hạnh ngộ cách đây trên 20 năm, Ngài đã trợ duyên kết nối chư Tăng Ni Phật tử Việt Nam với Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Trong suốt những năm qua, Đức Nhiếp Chính Vương luôn hỗ trợ hướng dẫn chư Tăng Ni Phật tử Việt Nam trên hành trình tu tập thực hành vì hạnh phúc giác ngộ bản thân và lợi ích hữu tình pháp giới.
Theo Xahoi
Phim tài liệu và Clip về Đức Pháp Vương Chuyến viếng thăm Việt Nam (5/4-6/5) của Đức Pháp Vương Drukpa và Tăng đoàn Truyền thừa đã và đang dành được sự kính ngưỡng, quan tâm của đông đảo Phật tử và người dân. Đức Pháp Vương Drukpa Một số phim ngắn và video clip ấn tượng về các sự kiện nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Đức Pháp...