Cuộc đối thoại giữa Mark Zuckerberg và Jack Ma
Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, Mark Zuckerberg và Jack Ma đã có những chia sẻ về tương lai của ngành công nghiệp cũng như đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Mark Zuckerberg chưa bao giờ che dấu sự quan tâm của mình về Trung Quốc. Những thông tin, hình ảnh của Mark tại Trung Quốc trong những ngày qua là đề tài bàn tán khắp mặt báo. Mới đây, anh lại tiếp tục gây chú ý khi có cuộc đối thoại với ông trùm công nghệ Trung Quốc Jack Ma tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc. Hai đại diện công nghệ của Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận nhiều vấn đề:
1. Sự đổi mới
Khi được hỏi về quan điểm của mình trong sự phát triển của Trung Quốc trong 5 năm tới, Mark trả lời đó là sự đổi mới.
Mark và Jack Ma thường đưa ra những quan điểm trái ngược nhau. Ảnh: Dailymail.
Ba vấn đề mà Facebook đang tập trung giải quyết trong mười năm tiếp theo là kết nối Internet, sự phát triển của trí thông minh nhân tạo và thực tế ảo. Mark dự đoán trong 5 – 10 năm tới, trí thông minh nhân tạo sẽ có sự phát triển nhảy vọt. Còn Jack Ma, ngược lại cho rằng máy móc sẽ mạnh mẽ hơn con người nhưng sẽ không bao giờ thông minh được như con người.
2. Thực tế ảo
Facebook mua lại Oculus năm 2013 bắt đầu ngành công nghệ thực tế ảo. Mark cũng thể hiện sự quan tâm của mình khi xuất hiện tại các sự kiện của Oculus cũng như chiếc Gear VR của Samsung.
Video đang HOT
Ông chủ của Facebook cho rằng năm 2016 sẽ là năm của các sản ph ẩm thực tế ảo đến với công chúng gần hơn. Thị trường tiềm năng tương tự ứng dụng trên smartphone trước đó. Mark dự đoán, smartphone thực tế ảo sẽ là xu hướng chủ đạo của thị trường di động trong vòng 5 – 10 năm tới.
3. Những công nghệ có tác động mãnh mẽ
Zuckerberg tỏ ra ấn tượng với cỗ máy AlphaGo. Anh nghĩ rằng trong thời gian tới trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ lái xe an toàn hơn con người. Ngoài ra, hoạt động chăm sóc sức khỏe con người nhờ đó cũng sẽ được cải thiện.
Ngược lại với Mark, Jack Ma có xu hướng nói nhiều về triết lý hơn là những tình huống cụ thể. Trong ba trăm năm qua, con người có nhiều hiểu biết về vụ trụ nhưng lại ít hiểu biết về bản thân mình. Ông tin rằng 3 – 4 thập kỷ tiếp theo, con người cần tìm hiểu bản thân mình nhiều hơn.
4. Lời khuyên dành cho doanh nghiệp
Mark cho rằng các doanh nghiệp nên chú trọng giải quyết các vấn đề của mình, không nên sa đà vào các dự án khởi nghiệp. Anh gọi những người ở thung lũng Silicon là điên rồ khi thành lập công ty mà không suy xét đến những vấn đề phải đối mặt sau đó.
Jack Ma thì đưa ra những lời khuyên mang tính khuyến khích. Theo ông nếu có một giấc mơ, ông sẽ bán nhà và theo đuổi nó. Từng là một nhà giáo, ông hy vọng công nghệ sẽ giúp cuộc sống con người tốt đẹp hơn.
Trần Tiến
Theo Zing
Mark Zuckerberg vận động Trung Quốc bỏ lệnh cấm Facebook
Mạng xã hội nước ngoài bị cấm ở đất nước tỷ dân, nhưng Mark Zuckerberg vẫn đang cố gắng để có thể thâm nhập thị trường tiềm năng này.
Mark Zuckerberg, CEO Facebook đang có chuyến thăm Trung Quốc. Anh cố gắng sát lại gần hơn với cộng đồng cũng như giới chức Trung Quốc. Ông chủ của Facebook bắt đầu từ việc học tiếng Hoa, giao lưu với các sinh viên tại đại học Bắc Kinh cho đến việc gặp gỡ người có quyền lực cao nhất, chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình. Không phải không có cơ hội gia nhập vào thị trường đông dân nhất thế giới, tuy nhiên Facebook sẽ phải tuân thủ theo luật chơi của Bắc Kinh, Lu Wei, cục trưởng cục quản lý mạng cho biết.
Theo Time, chuyến đi đến Bắc Kinh trong khuôn khổ Hội nghị kinh tế, Mark Zuckerberg tiếp tục cố gắng thuyết phục Trung Quốc "gỡ bỏ cấm vận". Vào thứ bảy, Anh đã có cuộc gặp với Lưu Vân Sơn, Trưởng ban tuyên giáo, Uỷ viên bộ chính trị Trung Quốc. Đó có thể coi là người quyết định mọi vấn đề và cách nhìn nhận về truyền thông của Bắc Kinh. Ngay ngày hôm sau, ông chủ của Facebook đăng tấm hình chạy bộ trên quảng trường Thiên An Môn lên trang cá nhân. Tuy nhiên, bức ảnh bị đánh giá có thông điệp không tốt. Mark Zuckerberg đã không dùng khẩu trang trong môi trường ô nhiễm nặng như Bắc Kinh.
Trung Quốc "cấm cửa" Facebook từ 2009 vì vụ bạo loạn sắc tộc tại Tân Cương. Từ đó, chính phủ Trung Quốc trở nên dị ứng với bất kỳ mạng xã hội nào nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Các trang web hoặc từ khóa nhạy cảm về chính trị luôn bị kiểm duyệt gắt gao ở đây. YouTube, Google và Twitter nằm trong số những "nạn nhân" tiêu biểu của chính sách này. Họ bị tường lửa chặn truy cập ở Trung Quốc.
Nếu muốn tham gia thị trường Trung Quốc, Facebook sẽ phải chấp nhận sự kiếm duyệt gắt gao.
Thay thế cho những trang web, ứng dụng quốc tế này là những phần mềm, trang mạng "cây nhà lá vườn" của Trung Quốc. Tiêu biểu như Wechat của Tencent, Sina Weibo và Baidu. Chúng đều đã phát triển rất mạnh ở thị trường 1,3 tỷ dân. Những phần mềm này thường mang tính giám sát liên tục và kiểm duyệt cao.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty Trung Quốc đều thành công vì thiếu sự cạnh tranh cuả nước ngoài. Như trường hợp 2 nền tảng mua sắm trực tuyến Taobao và Alibaba đã đánh bại eBay. Trang web mua sắm tới từ Mỹ có sự tự tin lớn khi bước vào thị trường rộng lớn này, tuy nhiên họ thảm bại dưới tay đại diện đến từ nước chủ nhà. Không chỉ mình eBay, Uber cũng chịu chung cảnh ngộ, họ bị Didi Kuaidi dành hết thị phần.
Sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước là điều kiện quan trọng để Trung Quốc khuyến khích đổi mới. Tuy nhiên, sự chậm tăng trưởng trong xuất khẩu của nước này trong những năm gần đây khiến các nhà hoạch định có những chính sách mới. Đầu tháng 3, trong phiên họp Quốc hội Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã mở rộng thêm chiến lược "Internet Plus". Kế hoạch này dựa trên sự cải tiến, công nghệ thông minh, Internet di động, điện toán đám mây và phương châm "mọi thứ đều được kết nối dựa trên Internet". Chính sách này sẽ hỗ trợ các công ty công nghệ trong nước và giảm sự phụ thuộc về mặt công nghệ vào các công ty nước ngoài.
Liệu Facebook có phù hợp để chen chân vào thị trường kiểm duyệt gắt gao như ở Trung Quốc? Việc Mark Zuckerberg khá nhiệt tình với thị trường Trung Quốc sau một thời gian dài thờ ơ gây khá nhiều tò mò.
Tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm cách kìm hãm tự do ngôn luận ở Trung Quốc. Ông chủ trương sẽ có mạng toàn cầu, nó sẽ đáp ứng quy định về thông tin khác nhau ở mỗi nước. Điều này ngược lại với hệ thống tự do thông tin hiện nay.
Theo Tân Hoa Xã, cuộc nói chuyện giữa Zuckerberg với Cục trưởng cục quản lý mạng, Liu Wen chưa đi đến thỏa thuận nhất định. Tuy nhiên nó đã mở ra nhiều hướng đi mới cho Facebook để tiếp cận thị trường tỷ dân này.
Tờ Time bình luận, nếu thuyết phục được Trung Quốc gỡ bỏ "cấm vận" cho Facebook, chắc chắn ông chủ của mạng xã hội lớn nhất thế giới phải chấp nhận những nguyên tắc của Bắc Kinh. Có thể, Mark Zuckerberg thêm phiên bản Facebook bị kiểm duyệt còn hơn là không có gì.
Nếu giờ đây, Facebook thâm nhập thị trường Trung Quốc thì cũng khó lòng đảm bảo họ sẽ chiếm được thị phần từ đối thủ chủ nhà là Tencent. Không những thế, chính phủ Trung Quốc cũng phần nào hài lòng với mạng xã hội được kiểm soát khá chặt chẽ này.
Sáu năm trước, Google đã tiếp cận thị trường này. Tuy nhiên, do bị ép buộc gia tăng kiếm duyệt kết quả tìm kiếm, họ đã rút khỏi Trung Quốc. Các nhà phân tích đã đả kích Google về việc thua cuộc trước Baidu. Đó cũng là thời điểm mà các công ty của Mỹ quay lưng với thị trường tỷ dân do không thể đạt được những thỏa thuận với chính quyền.
Năm nay, cửa hàng ứng dụng điện thoại di động, Google Play có thể sẽ tham gia vào thị trường Trung Quốc. Trên lý thuyết, việc này giúp các doanh nghiệp game thâm nhập vào thị trường mới, tiềm năng. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng có quy định hạn chế công ty nước ngoài hoặc liên doanh kinh doanh sản phẩm trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Việc kinh doanh trong mảng công nghệ luôn phát triển và thay đổi còn nhanh hơn những mẫu thiết kế. "Trong công nghệ, cơ hội luôn mở ra" nhà phân tích công nghệ nổi tiếng, Clark nói. "Thậm chí nếu hiện nay, mạng xã hội bị chi phối bởi Baidu hay Tencent, bạn chỉ cần quan tâm việc bắt kịp theo làn sóng công nghệ tiếp theo". Về phía Facebook, ông khuyên họ phải bằng mọi cách tham gia thị trường khổng lồ này.
Vũ Hoàng Phong
Theo Zing
Chân dung ông trùm nắm giữ hệ thống nhắn tin ưa thích của IS Telegram - một dịch vụ nhắn tin siêu bảo mật được tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng là của nhà sáng lập Pavel Durov, vậy ông là ai? Theo Business Insider, Pavel Durov được mệnh danh "Mark Zuckerberg nước Nga" khi thành công ở tuổi đời rất trẻ, nhưng ông buộc phải rời Vkontakte - công ty đã...