Cuộc đời nhiều nước mắt của cô gái vô sinh nương nhờ nơi cửa Phật
Những cuộc yêu mù quáng thời sinh viên đã vĩnh viễn cướp đi của Lam thiên chức làm mẹ.
Tôi gặp Lam trong những ngày phép ít ỏi ở miền quê nghèo trung du Phú Thọ. Cuộc gặp gỡ thoảng qua ở ngôi chùa nghèo cứ cứ ám ảnh tôi mãi về sau. Khi ấy Lam cầm chiếc chổi cọ đang quét đi đám lá đa rụng kín sân chùa. Cô chào tôi – người khách lạ bằng một nụ cười hiền lành, yếu ớt giống như của một con nai vừa trúng tên.
Có lẽ cũng là cái duyên giữa người với người trong bể khổ vô biên này, Lam kể cho tôi nghe về cuộc đời “đầy tội lỗi” của cô. Từ đó về sau, tôi không sao quên được giương mặt trái xoan với đôi mắt trầm buồn, càng không sao quên được lý do cô “chạy trốn cuộc đời” tìm vào ở chùa như bây giờ.
Lam quê ở Hà Nam về làm con dâu Đất Tổ khi cô vừa tốt nghiệp đại học, tính đến nay đã tròn năm năm, năm năm sống trong sự dằn vặt khổ đau vì “mãi mà không được làm mẹ”.
Cô đã có một quãng đời sinh viên vàng son với bao nhiêu vệ tinh vây xung quanh nhưng cũng không ít tai tiếng, trái ngang từ những chuyện tình yêu “chẳng ra gì ấy”. Có lẽ số kiếp đã an bài, người yêu đầu tiên khi cô bước chân vào giảng đường đại học lại là một thằng sở khanh. Con người ấy đã trắng trợn cướp đi đời con gái của cô bé nhà quê vừa mới ra phố.
Ngày biết tin mình có thai với con người yêu cũng là ngày Lam biết mình mắc lừa. Cô chỉ là con cá thứ n trong tay gã sở khanh kia. Cô đau đớn, tủi hờn nhưng theo lời đám bạn cùng ký túc ngày ấy “thằng cha vẫn còn có tý lương tâm khi nó dúi vào tay em một nắm tiền và bảo em đi phá thai”. Quá sợ hãi và tuyệt vọng cô đã tìm tới một phòng khám chui trên con ngõ nhỏ Phan Văn Trường để phá bỏ đi sinh linh nhỏ bé đang dần thành hình trong bụng.
Những con phố Lam từng đi qua nhiều lần với nỗi đau cào xé linh hồn và thể xác cô.
Video đang HOT
Kể từ đó, Lam sống bất cần, cô dễ dãi trong mọi mối quan hệ, đám con trai trong mắt cô chẳng là gì nữa. Cô gái vùng đất chiêm trũng ngày nào cứ trượt dài trong những chuyện tình không đầu không cuối. Điểm kết thúc cho tất cả các mối tình mù quáng thời sinh viên đều là những phòng khám tư tối tăm nằm trong một con ngõ nhỏ nào đó của Hà Nội. Khi cô nhận lời yêu một ai đó cũng là khi cô nghiến răng “trả thù đời”, Lam không còn biết giữ mình, cô đau khổ sau mỗi lần rời phòng nạo phá thai nhưng vết cứa trong tim quá sâu khiến cô điên dại.
Vào năm cuối cùng đại học, mẹ Lam đột ngột qua đời vì cảm gió. Suốt hai tháng trước đó vì vật vã với cái thai vừa phá bỏ, cô không về quê thăm nhà, không được gặp mẹ lần cuối. Sau đám tang, nỗi đau trong Lam chai lại. Những chuyện tình yêu “chẳng ra gì” của cô dân ký túc ai cũng biết, nhưng không ai khinh bỉ hay ghét bỏ Lam vì cô vốn là người sống thẳng thắn và nghĩa khí.
Thế rồi cô gặp Minh người con trai quê Phú Thọ làm ở một ngân hàng trên đường Cầu Giấy. Hai người say nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Minh sống hiền lành và rộng lượng, chính anh là người đã chữa lành những vết thương trong lòng Lam. Cô cũng kể hết quá khứ không hay ho của mình cho Minh nghe khi anh đề cập tới chuyện yêu đương. Về sau, Lam cưới Minh và theo chồng về làm việc tại làng quê sầm uất bên bờ sông Thao.
Cuộc đời cô sẽ rất êm đềm nếu như hai vợ chồng có được một mụn con nhưng không… Hai người chờ đợi trong tuyệt vọng. Từ khi đi khám ở bệnh viện, bác sĩ kết luận nguyên nhân vô sinh là từ phía cô thì quãng đời êm đềm ngắn ngủi của Lam chính thức khép lại. Bố mẹ chồng vốn là người rất phong kiến, còn cô em chồng thì muôn phần đáo để, ngày qua ngày cô phải sống trong những lời nhiếc móc đau đớn.
Minh yêu cô nhưng trước mặt mẹ cậu như một đứa trẻ biết mình mắc lỗi luôn cúi gằm mặt, không bao giờ chở che cho vợ. Tận sâu trong đáy lòng Lam cũng không muốn ai bênh vực mình, vì quả đắng hôm nay là do chính tay cô gieo. Hình ảnh đám trẻ con ở trường mẫu giáo gần nhà và cả những đữa trẻ bụ bẫm đỏ hỏn cô gặp trong giấc mơ cứ ảm ảnh người con gái tội nghiệp ấy mãi không thôi.
Thời gian lê lết trôi đi, những câu nói bóng gió của gia đình nhà chồng như lưỡi dao cứa vào tim Lam, cô sống trong đau đớn và oán trách bản thân. Cuộc đời Lam sau năm năm ở nhà chồng như đi tới tận cùng ngõ hẻm. Cô cũng không muốn quay về bên bố đẻ vì không muốn ông nhìn thấy gương mặt mất hồn của con gái, căn nhà xưa cũng không còn có mẹ nữa. Vào một ngày mùa đông, khi gió bấc thổi vi vút Lam quyết định theo đò sang sông, tìm đến ngôi chùa quê hiền lành và nhân từ nằm trên quả đồi miền trung du này.
Lam không xuống tóc quy y nhưng cô xin sư thầy cho ở lại đây ngày ngày tụng kinh niệm Phật, cầu xin trời đất bao dung với lỗi lầm của cô, cầu xin những đứa con chưa một lần được hứng bụi trần gian than thứ cho lỗi lầm của người mẹ trẻ đầy nông nổi ngày nào.
Theo VNE
Khi doanh nghiệp Việt "nương nhờ" Youtube, Facebook
Ngay từ những năm 2008, nhãn hàng Close Up đã đạt được thành công với chiến dịch"Tìm em nơi đâu" thu hút trên 3 triệu lượt người quan tâm tại Youtube.
Một đoạn clip nhảy FlashMob tại Mỹ Đình đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên Youtube vài ngày gần đây. Thực chất, video được dàn dựng công phu bởi Nokia để chào mừng sự kiện ra mắt sản phẩm mới ở Việt Nam. Không dừng lại nội dung độc đáo, dễ tạo ra hiệu ứng lan truyền, nhà tổ chức còn để ngỏ câu hỏi với phần thưởng "vé xem phim Transformer 3" nhằm câu kéo khán giả. Cũng giống như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác, Nokia đang đặt hi vọng qua Youtube có thể tiếp cận tới hàng triệu khách hàng trong nước.
Truyền thông xã hội (Social Media) đang dần trở thành cầu nối giúp nhiều công ty, doanh nghiệp kết nối với người dùng Việt Nam - đất nước có trên 27 triệu dân tiếp xúc với internet. Khởi động với chi phí đôi khi thấp hơn nhiều hình thức marketing truyền thống, truyền thông xã hội vẫn có thể đem lại hiệu quả quảng bá cao, dễ dàng đo lường kết quả. Ở một khía cạnh khác, hướng tiếp cận này giúp doanh nghiệp và khách hàng tạo dựng được mối quan hệ hai chiều, gắn kết.
Theo báo cáo của Vinalink trong năm 2011, có khoảng 2000 doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến việc sử dụng Facebook để tiếp thị hình ảnh. Khoảng 400 doanh nghiệp từng định hình chiến lược marketing online sử dụng trang chia sẻ Youtube. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ tại Việt Nam, nhưng nhìn vào thành công mà nhiều công ty đạt được, rõ ràng "Social Media" đang khẳng định được vai trò không thể thiếu dù ở bất cứ quốc gia nào.
Ngay từ những năm 2008, nhãn hàng Close Up đã đạt được thành công với chiến dịch"Tìm em nơi đâu" thu hút trên 3 triệu lượt người quan tâm tại Youtube và blog Yahoo! 360. Đây là câu chuyện kể về một chàng trai muốn tìm lại cô gái từng gặp trong một chiều mưa ở Sài Gòn. Anh chàng đã nhận được sự ủng hộ nhiềt tình của cộng đồng mạng. Ít lâu sau, Close Up tham gia khéo léo vào chiến dịch tìm lại cô gái của chàng trai với nhiều hoạt động cộng đồng ở quy mô lớn.
Ở đây, truyền thông xã hội qua blog Yahoo! 360 và trang chia sẻ Youtube đã giúp Close Up tạo được hiệu ứng marketing lan truyền (viral marketing) vượt ngoài mong đợi. Dẫu còn nhiều ý kiến khen chê, nhưng ai cũng thừa nhận mức độ nhận biết thương hiệu của nhãn hàng này tại Việt Nam đã tăng đáng kể sau chiến dịch "Tìm em nơi đâu".
Không xây dựng được nội dung thật tự nhiên, logic như Close Up, nhưng Sony Ericsson cũng ít nhiều gây ấn tượng với người dùng qua dự án hợp tác cùng Don Nguyễn. Dưới sự tài trợ của hãng, hiện tượng Youtube Việt Nam đã quảng cáo ngầm cho chiếc Sony Ericsson Vivaz qua clip "Vọng cổ Geisha". Tuy vẫn bị đánh giá là "quá phô", nhưng với 1 triệu lượt xem và vô số bản sao của clip này, nhà tổ chức chắc chắn vẫn thắng lớn.
Gần đây nhất, một đoạn clip đua xe chuyên nghiệp có độ dài 4 phút đang thú hút đông đảo sự chú ý của cộng đồng mạng. Nếu tinh ý, ngay từ những phút đầu, người xem đã nhận ra video thực hiện để quảng cáo cho sản phẩm của Ford tại Việt Nam.
Ở một hướng tiếp cận khác của truyền thông xã hội, nhiều doanh nghiệp đang xây dựng được những cộng đồng người dùng trung thành với sản phẩm của mình trên Facebook. Trong bảng tổng sắp Fanpage lớn ở Việt Nam, người ta dễ dàng nhận ra nhiều thương hiệu lớn như LanguageLink (109 ngàn fan), Linksys (36 ngàn fan), HTC Việt Nam (28 ngàn fan), Converse Việt Nam (26 ngàn fan), KFC Việt Nam (22 ngàn fan), Dell Việt Nam (14 ngàn fan), LG Mobile Việt Nam (5 ngàn fan)...
Trên fanpage của Muachung, đơn vị kinh doanh theo nhóm rất nổi tiếng ở Việt Nam, khách hàng luôn nhận được câu trả lời nhanh, sớm từ doanh nghiệp ngay khi có thắc mắc. Còn trên fanpage của Dell Việt Nam, thành viên luôn biết thông tin về các khuyến mãi sắp tới của hãng một cách nhanh nhất. Thậm chí, chính cộng đồng người dùng Dell ở đây vẫn thường xuyên giúp đỡn lẫn nhau về sản phẩm, dịch vụ liên quan đến hãng.
Không dừng ở việc xây dựng được cộng đồng người dùng gắn kết, các doanh doanh nghiệp này còn tận dụng khá hiệu quả kênh giao tiếp trực tuyến vào các chiến dịch marketing cụ thể. Dell Việt Nam từng rất thành công với việc quáng bá sản phẩm Dell Streak bằng việc tổ chức cuộc thi online qua Facebook.
Chỉ phải bỏ ra 5 chiếc điện thoại và một phần nhỏ chi phí nhưng "May mắn với Dell Streak" thực sự đã tạo ra cơn sốt trên Facebook và các diễn đàn công nghệ vào cuối năm 2010. Thành công của nó còn thấy rõ hơn khi sau đấy, nhiều nhà tổ chức cũng học tập mô hình thi online, like ảnh, tag hình để tìm cách tiếp cận khách hàng với chi phí rẻ, tốc độ nhanh.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Em ra đi vì em quá yêu anh! Ngày đầu tiên gặp anh, em ghét cay ghét đắng cái vẻ mặt khinh khỉnh của anh.Vậy mà sau một buổi "đối đầu" em chợt nhận ra em và anh giống nhau đến kì lạ. Những ngày sau đó,em và anh như 2 thỏi nam châm hút lấy nhau bởi cả 2 chúng ta đều biết người kia y hệt như bản sao...