Cuộc đời “lập dị” của trùm mafia Nhật Bản: Ngày giết người, đêm làm thơ
Là tên giết người máu lạnh với các phi vụ buôn bán ma túy, cờ bạc, tống tiền quy mô lớn nhưng ông trùm mafia số 1 Nhật Bản lại vô cùng yêu nghệ thuật, thi ca.
Nhắc đến “trùm mafia”, người ta thường hình dung ra những gã tội phạm máu lạnh, mang hàng loạt các tội danh vô cùng nghiêm trọng liên quan đến ma túy, cướp bóc, giết người, khủng bố… Họ không chỉ nổi như cồn trong thế giới ngầm mà còn khiến các nhà điều tra phải mất nhiều thời gian và công sức trong việc thực thi pháp luật. Tuy nhiên, cuộc đời của họ cũng có nhiều góc khuất, đôi khi khác hẳn với vẻ bên ngoài ngang tàng. Loạt bài “ Cuộc đời của những ông trùm khét tiếng thế giới” sau đây sẽ hé lộ một phần thế giới không được biết đến ấy.
Ở hắn là sự hòa trộn giữa 2 con người với 2 tâm hồn đối lập. Nhiều người vẫn tin rằng nếu không dính líu đến tội ác thì chắc hẳn hắn đã là một ca sĩ nổi tiếng của Nhật Bản.
Nỗi khiếp đảm mang tên Shinobu Tsukasa
Yamaguchi-gumi là một tổ chức xã hội đen lớn nhất Nhật Bản với hơn 20.000 thành viên chính thức và hơn 15. 000 không chính thức, đồng thời cũng là băng đảng giàu nhất thế giới với thu nhập năm 2014 lên đến 80 tỉ USD, tương đương với ngân sách hàng năm của Thái Lan.
Với nguồn thu nhập chính đến từ việc buôn ma túy, cờ bạc và tống tiền, Yamaguchi-gumi đứng đầu danh sách trong bảng xếp hạng mức độ giàu có của các băng đảng mafia toàn thế giới.
Trùm mafia số 1 Nhật Bản Shinobu Tsukasa (giữa).
Kenichi Shinoda (hay còn gọi là Shinobu Tsukasa), sinh ngày 25/1/1942, là ông trùm thứ 6 của băng đảng này và bị cảnh sát Nhật Bản liệt vào danh sách “nhân vật cực kỳ nguy hiểm”.
Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, thời niên thiếu Kenichi Shinoda có ước mơ làm ca sĩ và sở hữu một giọng nam trung tuyệt vời. 20 tuổi, chàng trai Kenichi Shinoda khăn gói lên Osaka làm ca sĩ phòng trà. Tại đây, Kenichi Shinoda có cơ hội tiếp xúc với các thành viên Yakuza. Ấn tượng với phong cách của họ, năm 1962 Kenichi Shinoda xin ông chủ quán bar của mình giới thiệu gia nhập vào thế giới ngầm.
Được chấp nhận, Shinoda trở thành một thành viên của Hirota-gumi, một chi nhánh của Yamaguchi-gumi.
Đầu những năm 1970, Tsukasa bị bắt và bị kết án 13 năm tù vì đã dùng kiếm giết hại một thủ lĩnh nhóm đối địch. Thêm vào đó, Tsukasa cũng là người từng lên kế hoạch cho trận hỗn chiến băng đảng lớn nhất trong lịch sử của Nhật Bản với khoảng 1,2 triệu người tham gia và tự tay bắn chết 4 đối thủ. Chính hành động này đã tạo nên “số má” cho Kenichi Shinoda. Năm 1984, khi vừa ra tù, băng Hirota-gumi bị giải tán, Tsukasa đã đứng lên thành lập băng mới là Kodo-kai, nhanh chóng bành trướng thế lực sang 18 vùng lân cận.
Năm 2005, Kenichi Shinoda đã quy tụ được 40.000 băng đảng lớn nhỏ, sáp nhập băng Kodo-kai và Hirota-gumi vào làm một, trực tiếp điều hành, thống lĩnh mở mang địa bàn tới tận Tokyo và miền Đông của Nhật Bản.
Sau này, ông trùm Kenichi Shinoda quyết định đặt lại một cái tên thống nhất hơn với quy mô lớn hơn là Yamaguchi-gumi. Kể từ đó, băng đảng này không ngừng lớn mạnh.
Tên tội phạm có tâm hồn nghệ sĩ
Là nỗi khiếp đảm của nhiều người nhưng ông trùm Kenichi Shinoda lại cũng được biết đến với phong cách kỳ lạ, khác hẳn với những trùm mafia thông thường.
Video đang HOT
Người đứng đầu tổ chức tội phạm lớn nhất của Nhật Bản đã xây dựng một website tin tức riêng, thậm chí còn có bài hát với thông điệp phòng chống ma túy và những đoạn video kêu gọi mọi người không sử dụng ma túy, các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
Các thành viên băng đảng Yamaguchi-gumi với những hình xăm đặc trưng.
Thậm chí năm 2013, Yamaguchi-gumi còn cho xuất bản một cuốn tạp chí nội bộ, bao gồm những bài tuyên truyền hoạt động, phát biểu và những trang thơ ca, nhật ký, tin tức giải trí… của những tên đầu sỏ. Chính ông cũng từng dành hàng giờ ngồi làm thơ, viết truyện.
Kenichi Shinoda đã đặt ra những nguyên tắc hành động được đánh giá là nhân văn, đòi hỏi các thành viên trong băng đảng phải “thống nhất và hòa hợp”, “có tình thương, trọng tín nghĩa”, “tuân theo lễ nghĩa trên dưới”. Trong những trận động đất lớn ở Nhật Bản, người ta đều thấy hình bóng của Kenichi Shinoda và băng đảng khét tiếng của hắn tham gia cung cấp thực phẩm cho các nạn nhân và hàng cứu trợ khác, mở cửa văn phòng công ty làm nơi trú ẩn cho người dân.
Năm 2005, Kenichi Shinoda bị Tòa án tối cao Nhật Bản kết án vì sở hữu súng trái phép. Ông trùm này tiếp tục ngồi tù 6 năm. Đây được coi là một trong những hoạt động của cảnh sát Nhật Bản nhằm kìm hãm sự phát triển của các băng đảng Yakuza. Song trong suốt thời gian ngồi tù, Kenichi Shinoda được cho là vẫn âm thầm kiểm soát và điều hành các hoạt động của băng nhóm.
Tuy nhiên, nhiều người nhận định nguy cơ tan rã của Yamaguchi-gumi chỉ còn là vấn đề thời gian khi mà mới đây, hàng nghìn thành viên đã tách ra thành một nhóm mới do mâu thuẫn người đứng đầu.
——————————-
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của “Cuộc đời của những ông trùm khét tiếng thế giới”, vào 4h ngày 14/5/2017.
Theo Danviet
Trùm mafia hé lộ chuyện thâu tóm ngành giải trí Nhật Bản
Một trùm mafia Nhật hé lộ từ nhiều năm nay những người nắm quyền lực trong ngành giải trí chính là các ông trùm những băng nhóm mafia, hay còn gọi là yakuza.
Hiroshi Osaki, chủ tịch công ty Yoshimoto Kogyo trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập công ty năm 2012. Ảnh: Japan Times
Theo Daily Beast, ngành công nghiệp giải trí Nhật Bản bị thao túng bởi các tổ chức tội phạm, và dù những cuộc truy bắt yakuza trong ngành công nghiệp này vẫn đang diễn ra thì tình hình không có gì thay đổi.
Hồi tháng một, 10 nghệ sĩ hài thuộc công ty quản lý tài năng Yoshimoto Kogyo bị phát hiện gian lận tiền bảo hiểm do yakuza tổ chức với số tiền chiếm đoạt lên đến hơn một triệu USD. Những kẻ bị bắt khẳng định mình vô tội và ai sẽ bị khởi tố vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Những sự vụ như vậy được coi là "chuyện thường ngày ở huyện" tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, điều bất bình thường nằm ở chỗ lần đầu tiên một ông trùm yakuza dám phá vỡ nguyên tắc giữ bí mật và tiết lộ chuyện công ty quản lý tài năng nơi ông làm việc hăm dọa các ngôi sao và giới truyền thông như thế nào, kể cả chuyện họ thuê yakuza làm việc này.
Ikumi Yoshimatsu, đại diện đầu tiên của Nhật Bản đạt danh hiệu Hoa hậu Quốc tế trong lịch sử hơn 50 năm của cuộc thi này, đã từ chối làm việc cho bất kỳ công ty nào có dính dáng đến yakuza. Kết quả là cô bị tước danh hiệu và bị tẩy chay khỏi ngành công nghiệp giải trí Nhật Bản.
Các công ty quản lý tài năng có ảnh hưởng rất lớn ở Nhật. Một tòa án nước này mới đưa ra quy định cấm các công ty can thiệp vào đời sống riêng tư của các nữ ngôi sao do họ quản lý, chẳng hạn như chuyện có bạn trai.
Tháng 12/2013, cô và luật sư đã tổ chức họp báo tại Câu lạc bộ các nhà báo nước ngoài ở Nhật để giải thích sự tình khiến cô nộp đơn kiện hình sự và yêu cầu cấm một trong những nhân vật quyền lực trong ngành giải trí Nhật Bản tiếp cận cô.
Nhân vật quyền lực này được cho là Genichi Taniguchi (nổi tiếng với cái tên Motokazu), chủ tịch Pearl Dash và thành viên ban giám đốc K-Dash, một trong những công ty quản lý tài năng lớn nhất ở Nhật. K-Dash quản lý nhiều nhân vật nổi tiếng như diễn viên Ken Watanabe, người đóng vai tướng Katsumoto Moritsugu trong phim "The Last Samurai" (do Tom Cruise thủ vai chính) và vai doanh nhân Saito trong phim "Inception" (do Leonardo DiCaprio thủ vai chính).
Theo lời Yoshimatsu và luật sư, mọi rắc rối bắt đầu từ trước khi cô được trao vương miện Hoa hậu Quốc tế vào tháng 10/2012. Khi đó, cô vẫn chịu sự quản lý của một công ty nhỏ. Cô và luật sư đang nắm giữ khá nhiều bằng chứng, gồm cả băng ghi âm và video, về những hành động bẩn thỉu của yakuza trong ngành công nghiệp giải trí.
Mùa xuân năm 2012, một tay sai của yakuza xuất hiện tại công ty quản lý nơi cô làm việc. Người này đánh ô tô đưa cô đến văn phòng công ty Burning Productions, công ty quản lý tài năng mạnh nhất ở Nhật. Ở đó, cô gặp Ikuo Suho, người được coi là "ông lớn của ngành công nghiệp giải trí Nhật Bản". Ông nói rằng cô sẽ phải làm việc cho ông hoặc cấp dưới của ông.
Theo thông tin cảnh sát cung cấp và nguồn tin bí mật, trước khi trở thành ông chủ của công ty Burning Productions và ông lớn của ngành công nghiệp giải trí, Suho chỉ là lái xe cho một thượng nghị sĩ và cũng là cựu thành viên của băng nhóm tội phạm Inagawa-kai. Để lên vị trí như ngày hôm nay, Suho đã trải qua không ít chông gai.
Ikumi Yoshimatsu tại thời điểm đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2012. Ảnh: Global Beauties.
Tháng 5/2001, một cuộc chiến bùng nổ giữa các băng đảng yakuza và văn phòng công ty Burning Productions bị nã đạn. Theo tài liệu của cảnh sát bị rò rỉ trên trang web chia sẻ thông tin do một cảnh sát Tokyo quản lý, công ty Burning Productions bị liệt vào danh sách "khách hàng" của băng đảng Yamaguchi-gumi và Goto-gumi.
Yoshimatsu đã tìm hiểu về công ty trước khi gặp Suho.
"Tôi cảm thấy rất lo lắng khi được đưa tới đó. Tôi đã nghe đoạn băng ghi âm một người đàn ông có giọng giống của ông Suho nói về mối quan hệ của ông ta với một gia đình có dính líu đến băng đảng tội phạm", Yoshimatsu nói.
Cô từ chối gia nhập công ty Burning Productions và K-Dash. Hậu quả, cô bị quản lý của một công ty có quan hệ với Burning Productions liên tục quấy rối. Người này cắt ngang chương trình tivi mà cô đang quay và cử thám tử đến tận nhà để đe dọa gia đình cô.
Sau họp báo, cô nhận được sự ủng hộ từ phía công chúng, trong đó có cả phu nhân Thủ tướng Shinzo Abe.
Thú nhận
Yoshimatsu kiện Taniguchi đã gây tổn thất cho cô. Trong khi đó, Taniguchi bác bỏ mọi cáo buộc và tố ngược cô đã bôi nhọ danh dự của ông. Vụ kiện còn chưa đến hồi kết thì một sự việc bất ngờ xảy ra.
Kazuo Kasaoka, trùm băng đảng Matsurua-gumi (Kobe) gửi lên tòa án một bản khai kể lại tường tận những việc bẩn thỉu mà ông và những người khác phải làm khi làm thuê cho ông chủ của công ty Burning Productions.
Trong bản tường trình hôm 13/11, Kasaoka mở đầu bằng việc thú nhận mình là lãnh đạo của một băng đảng cánh hữu và ông trùm thứ hai của băng đảng Matsura-guma với nhiều tiền án tiền sự.
"Căn cứ vào những gì tôi chứng kiến và nghe được trong thời gian làm việc cho tổng giám đốc công ty Burning Productions, việc cô Yoshimatsu bị quấy rối là đúng", Kasaoka viết.
"Ví dụ, Taniguchi đã đe dọa cô Yoshimatsu là 'Nếu cô không làm việc cho chúng tôi, chúng tôi sẽ khiến cô không thể tìm được bất kỳ công việc nào trong ngành giải trí'. Sau khi cô ấy từ chối, ông Taniguchi đã có những hành vi quấy rối như lợi dụng báo chí để xăm soi đời tư của cô ấy, quấy nhiễu gia đình cô, gây áp lực lên các nhà tài trợ để họ không làm việc với cô ấy nữa... Tôi cảm thấy bất bình khi một đám đàn ông lại đi kéo bè kéo cánh để bắt nạt một người phụ nữ. Đó là lý do tôi muốn làm chứng cho cô ấy".
Kasaoka thề không nhận xu nào từ việc làm này. Ông cũng thừa nhận là các băng đảng tội phạm thâu tóm ngành công nghiệp giải trí của Nhật kể từ cuối những năm 40.
Kasaoka cho biết ông làm vệ sĩ cho Suho suốt 10 năm. Trong thời gian đó, Suho thường sử dụng các băng nhóm yakuza để giải quyết mọi vấn đề. Taniguchi và Suho thường làm việc với nhau và không ngần ngại sử dụng các băng nhóm yakuza hoặc các băng nhóm cánh tả để hủy hoại sự nghiệp của các nhân vật nổi tiếng hoặc các diễn viên làm trái ý họ. Kasaoka thường giúp họ tổ chức những bữa tiệc thác loạn cho ban giám đốc và khách hàng của Burning Productions.
Kasaoka nói rằng ông quyết định cắt đứt quan hệ với Suho vào năm 2005 khi người này sai ông trừ khử nữ diễn viên Miki Mizuno sau khi cô này quyết định rời bỏ công ty. Kasaoka nói với trang Daily Beast rằng ông đã bị kết tội nhiều lần, trong đó có cả tội giết người.
"Nhưng đó là khi tôi còn trẻ và nông nổi. Tôi không muốn nói gì thêm về điều này. Tôi sẽ không bao giờ làm như vậy nữa", ông nói. Khi Kasaoka từ chối làm theo lệnh của Suho và bảo ông ta phải cẩn trọng lời nói, Suho liền nói: "Vậy thì hãy trừ khử cô ta đi".
Thái độ bất hợp tác của Kasaoka giúp Mizuno giữ được mạng sống, nhưng Suho tuyên bố sẽ không một đài truyền hình, công ty sản xuất chương trình hay báo nào để ý đến cô nữa. Nữ diễn viên phải chịu sức ép này trong nhiều năm.
Kasaoka cũng tiết lộ rằng công ty Burning Productions và Taniguchi vẫn dùng các băng đảng yakuza để gây sức ép lên đối thủ và che đậy các vụ xì-căng-đan. Nếu điều này là đúng thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng vì kể từ ngày 1/10/2011, viêc trả tiền thuê yakuza bị coi là bất hợp pháp.
Cả Suho và Taniguchi đều không đưa ra bình luận nào về lời khai của Kasaoka cũng như cáo buộc của Yoshimatsu. Cảnh sát cũng chứng thực việc Kasaoka từng làm vệ sĩ cho Suho và từng là trùm yakuza. Trả lời phỏng vấn của Daily Beast, Taniguchi phủ nhận việc quấy rối cô Yoshimatsu và quả quyết rằng ông chưa bao giờ thuê thám tử đến nhà cô. Ông đổ cho luật sư của mình làm điều đó. Và tất nhiên là vị luật sư này cũng khăng khăng phủ nhận.
Kenichi Shinoda (giữa), ông trùm băng nhóm mafia lớn nhất Nhật Bản Yamaguchi-gumi sau khi ra tù năm 2011. Ảnh: CNN
"Luật chống quấy rối ở Nhật còn rất lỏng lẻo nên yakuza mới có cơ hội lộng hành như vậy. Yoshimatsu nhận được sự ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước một phần là vì cô đã dám đưa vấn đề này ra ánh sáng", đại diện của Ikumi Yoshimatsu, Matt Taylor cho biết.
"Tôi không thích quan điểm chính trị của Yoshimatsu, và tôi đã do dự rất nhiều trước khi quyết định đứng lên bệnh vực cho cô ấy", Kasaoka nói.
"Các thành viên khác trong băng đảng Yamaguchi-gumi khuyên tôi đừng động đến công ty Burning Productions. Thậm chí tôi còn bị cảnh sát hăm dọa. Nhiều cảnh sát đã bỏ nghề để làm việc cho công ty. Nhưng tôi già rồi lại bị bệnh tim, nên trước khi chết tôi muốn làm một việc tử tế.".
Ngọc Anh
Theo VNE
Sơ hở trên Facebook, trùm mafia khét tiếng Ý bị tóm gọn Một trong những trùm mafia khét tiếng nhất Italia đã chịu khuất phục sau khi các nhà điều tra dùng Facebook để truy lùng nơi ẩn náu của y tại Mexico. Từ những bức ảnh trên Facebook, cảnh sát Italia đã lần ra nơi trùm mafia ẩn náu. Theo Telegraph, hình ảnh đăng tải trên tài khoản tên Saverio Garcia Galiero cho thấy...