Cuộc đời là chuỗi lựa chọn
Cô tự hỏi, “lỡ tôi lại quyết định sai thì sao?”, “gần 30 tuổi rồi, tôi muốn sống và theo đuổi mục tiêu của mình thì có gì sai mà cha mẹ cứ cấm cản, phàn nàn?” và vô vàn câu hỏi khác khiến cô khó lựa chọn.
Đến trung tâm tư vấn tâm lý, cô gái 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, mang theo nỗi buồn vì phải theo học ngành mà cha mẹ muốn, đổi lại việc họ sẽ chu cấp tiền bạc hằng tháng cho cô. Giờ cô có hai lựa chọn: một là mang bằng về trình cha mẹ, rồi xin một khoản tiền, để bắt đầu kinh doanh. Hai là lấy chồng – người cô mới quen được vài tháng, trong những lần về quê. Anh này là nhân viên kỹ thuật và có cuộc sống “đàng hoàng”, nghĩa là không bon chen hay ăn chơi gì cả.
Việc lấy chồng sẽ giúp cô “thoát” khỏi sự kèm cặp khắc nghiệt của cha mẹ, đồng thời cũng có thể thực hiện ước mơ kinh doanh của mình. Ngoài hai giải pháp trên, cô còn khá nhiều lựa chọn khác, như tìm một việc làm để bắt đầu sống tự lập hay rời gia đình và vay tiền để sống với ước mơ…
Điều kỳ lạ là dường như cô không nhận ra hoặc nhanh chóng gạt các “quyền trợ giúp” từ khả năng của bản thân, của bạn bè. Có thể do cô “không nghĩ đến”, bởi từ nhỏ, cha mẹ cô đã tiêm cho cô suy nghĩ: “Chỉ có cha mẹ mới thương và lo cho con thôi, còn ngoài đời, ai cũng sẵn sàng lợi dụng và làm hại con”.
Cô chọn lấy chồng và chấp nhận “không biết nhiều về anh ấy, do chỉ gặp nhau có mấy lần”, bởi trong một lần rất buồn, cô thấy cuộc đời mình chỉ có anh này quan tâm và chịu nghe cô nói về mơ ước kinh doanh. Hôm đó, họ đã quan hệ tình dục với nhau. Quyết định gần như “tự nhiên đến”, khi cô thấy “mình đã là của anh ấy”.
Sau đám cưới, cô gái bắt tay vào kinh doanh thời trang và rất thành công, nhờ có anh chồng sẵn lòng làm “nội trợ”. Rồi cô có con, bởi cha mẹ cô muốn “có cháu để bồng”. Việc chăm và nuôi con, chồng cô cũng đảm nhận hết. Cô bắt đầu nhận thấy có điều “sai sai”, khi chồng ít nói chuyện, hay than đau đầu và thờ ơ khi cô nói về công việc làm ăn và những dự định tiếp theo. Đặc biệt, anh gần như né tránh ái ân với cô.
Ban đầu cô nghĩ, chắc do chồng chăm con mệt mỏi; nhưng giờ con đã đi nhà trẻ, không còn vất vả như trước. Chuyện hé lộ trong một lần cả nhà ăn tối, cô nghe chính cha mẹ nhận xét mình: “Nó chỉ biết kinh doanh thôi, không lo cơm nước nhà cửa gì cả” và than tội nghiệp cho anh con rể.
Anh chồng từ nhỏ ngoan hiền và gần như lệ thuộc vào cha mẹ. Trước khi cưới vợ, anh từng đau khổ vì bị cha sỉ nhục, do yêu một cô gái “không thể lo được cho mày”. Cha anh ta đã đến nhà cô người yêu, chửi mắng và yêu cầu “mày chia tay với nó đi, tao không cho cưới đâu”. Anh ôm nỗi uất hận, nhưng chỉ biết nhốt mình trong phòng riêng mấy tháng trời, cho đến khi phải nhập viện với chẩn đoán “rối loạn hỗn hợp trầm cảm và lo âu”, phải điều trị gần nửa năm. Anh lấy cô, vì “được cha mẹ đồng ý”. Anh ta chưa một lần sống cho chính mình, chưa một lần “có chính kiến” và chỉ gắn bó, chăm bẵm đứa con như của riêng mình, chọn ở nhà làm “nội trợ”, vì chẳng muốn tiếp xúc với “cuộc đời quá nhức đầu”.
Người vợ đau khổ khi nhận ra, chồng mình rất dễ “lung lay” trước những lời nhận xét của người khác, rất dễ đau đầu và tổn thương… Giờ cô lại đối diện với lựa chọn: bỏ chồng, đưa con lên Sài Gòn, tiếp tục mở rộng kinh doanh thời trang hay bỏ việc, ở nhà chăm lo cho chồng con, như ý cha mẹ mình.
Giờ cô hiểu, quyết định lấy chồng để “trốn khỏi cha mẹ” là sai lầm, để bây giờ lại phải tiếp tục lựa chọn nghiệt ngã. Vấn đề là, cô tự hỏi, “lỡ tôi lại quyết định sai thì sao?”, “gần 30 tuổi rồi, tôi muốn sống và theo đuổi mục tiêu của mình thì có gì sai mà cha mẹ cứ cấm cản, phàn nàn?” và vô vàn câu hỏi khác khiến cô khó lựa chọn.
Ảnh minh họa
Thực ra, lựa chọn để sống là chính mình nằm ở chỗ quyết định đúng và dám chịu trách nhiệm. Trong tâm lý học, điều này liên quan đến tính tự quyết (self determination). Để có tính tự quyết tốt, một cá nhân cần đạt được ba điều:
1. Khả năng tự chủ – xác định điều mình muốn làm và sẽ làm đến cùng, bất chấp áp lực bên ngoài.
Video đang HOT
2. Năng lực để biến mục tiêu của mình thành hiện thực. Ngoài năng lực chuyên môn trực tiếp liên quan đến việc muốn làm, hệ thống năng lực cảm xúc và xã hội cũng rất quan trọng. Tất cả năng lực đó đều cần phát triển thông qua việc học hành.
3. Liên quan, tức nhìn thấy ý nghĩa và cảm nhận về giá trị trong việc thực hiện mục tiêu của bản thân. Đôi khi còn là chỉ thấy thật sự hạnh phúc khi đạt được mục tiêu đó.
Có thể chúng ta thấy xa lạ, đặc biệt khi một phụ nữ trẻ quyết định sống cuộc đời của mình, bởi chúng ta có quá nhiều định kiến về một người độc lập, dám tách khỏi gia đình và nhất là định kiến về giới.
Sau khi gặp chuyên viên tâm lý, cô gái viết: “Tôi cần thời gian và muốn sống thật với cảm xúc. Tôi tự ấn định thời gian ba tháng, không quan hệ vợ chồng, nếu tôi không muốn và tôi sống cuộc đời mình. Nếu tôi vẫn yêu thì quay lại, còn không thì chia tay; không vì sự tác động của bất kỳ ai. Đối với một người gần như 30 năm chưa bao giờ tự quyết định được gì, tôi thấy đó mới thật sự là tự chủ, độc lập”.
Ngô Minh Uy
Theo phunuonline.com.vn
Người mẹ có tính cách thế nào là phúc đức cho con?
Cách đây không lâu, phòng tư vấn tâm lý của bạn tôi đã tiếp nhận trường hợp một phụ nữ độc thân 52 tuổi.
Cô có xu hướng trầm cảm nặng, mất ngủ lâu dài, đau đầu và cảm thấy căng thẳng trước người khác giới. Trong buổi tham vấn, cô đã kể về những trải nghiệm thời thơ ấu của mình.
Bài viết là quan điểm của tác giả Guoguang, một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc chia sẻ trên trang Weibo của mình, sau được nhiều tờ báo lớn nhỏ nước này dẫn lại.
Cách đây không lâu, phòng tư vấn tâm lý của bạn tôi đã tiếp nhận trường hợp một phụ nữ độc thân 52 tuổi. Cô có xu hướng trầm cảm nặng, mất ngủ lâu dài, đau đầu và cảm thấy căng thẳng trước người khác giới. Trong buổi tham vấn, cô đã kể về những trải nghiệm thời thơ ấu của mình.
Năm 5 tuổi, cuộc sống của cô thay đổi đáng kể chỉ vì một sự cố nhỏ. Cô tè dầm, mẹ cô rất tức giận: "Con đã 5 tuổi, làm sao vẫn còn tè dầm, thật là xấu mặt. Có phải ở trường mẫu giáo con cũng thế này không?"
Những lời mắng của mẹ khiến cô tự trách bản thân. Ngày hôm sau tỉnh dậy, cô lại tè dầm. Lần này mẹ cô càng tức giận và quát lớn: "Chuyện gì đang xảy ra với con, hôm qua đã tè dầm, hôm nay lại thế. Có phải con đang cố ý không?". Người mẹ vừa cất đệm chăn vừa không quên nhắc lại: "Con gái lớn như vậy mà ngày nào cũng tè dầm, nói ra thật xấu hổ".
Đến đêm thứ 3, cô vẫn tè dầm. Lần này mẹ cô chửi rủa thậm tệ, mỗi câu giống như cây kim đâm chọc vào tâm trí trẻ thơ của cô.
Cuối cùng, vào ngày thứ tư cô không tè dầm. Nhưng khuôn mặt giận dữ của người mẹ và những lời lăng mạ khinh bỉ đã đọng lại trong tâm trí cô. Mỗi đêm, cô đều mang sự xấu hổ và sợ hãi vào giấc ngủ, sợ mình sẽ tè dầm. Nhưng việc chửi mắng cũng không giải quyết được việc tè dầm. Cho đến khi trưởng thành, vấn đề này vẫn không cải thiện.
Hiện cô đã 52 tuổi nhưng vẫn độc thân. Cô không dám tiếp xúc gần gũi với người khác giới. Cô đã cố tự tử nhiều lần và được giải cứu. Chỉ vì lời nói của mẹ đã trở thành cái bóng trong cuộc đời cô, mỗi ngày đều phải dựa vào thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm.
Diễn viên Trần Kiều Ân phải gánh chịu ảnh hưởng tâm lý do những trận đòn roi của mẹ ngày nhỏ. Ảnh: Sina.
Trần Kiều Ân được biết đến là nữ hoàng của phim thần tượng, nhìn bề ngoài cô rất lạc quan và vui vẻ, nhưng bên trong Kiều Ân rất kém khoản giao tiếp với người khác. Cô sợ phải làm việc đó.
Ký ức "giáo dục gậy gộc" của mẹ đã gây ra cái bóng thời thơ ấu cho cô. Trong cuộc phỏng vấn "Khoảng cách rất yên tĩnh", Trần Kiều Ân đã thẳng thắn nói: "Tôi không có cảm giác an toàn từ khi còn nhỏ. Tôi luôn sống trong sợ hãi. Tôi không biết nói chuyện với mẹ như thế nào. Tôi sợ mẹ sẽ mắng tôi". Cô mô tả giọng nói của mẹ mình là "thanh âm của ma quỷ", cô kể trong tình trạng căng thẳng và rất lo lắng.
Rõ ràng, những cảm xúc tồi tệ của người mẹ giống như một quả bom hẹn giờ, đã được cấy vào trái tim của Trần Kiều Ân từ khi còn nhỏ. Mặc dù sống rất tốt ở tuổi trưởng thành, nhưng cảm giác tự ti bị chôn vùi trong tim sẽ luôn xuất hiện và làm tổn thương cô.
Hồ Thích (nhà ngoại giao, nhà triết học Trung Quốc) nói trong cuốn "Mẹ tôi" rằng "Điều kinh sợ nhất thế giới là một khuôn mặt giận dữ".
Các nghiên cứu cho thấy các bà mẹ thường xuyên trách mắng con cái về lâu dài sẽ dẫn đến vấn đề về tâm lý cho trẻ, thậm chí sẽ xuất hiện các rối loạn về tâm lý, trẻ trở nên không tự tin, cảm thấy tự ti thậm chí tự kỷ. Tâm lý trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm. Trái tim của trẻ một khi bị tổn thương sẽ co lại dần dần biến thành các rãnh hằn sâu như lõi đào.
Vẫn biết việc làm mẹ rất khó khăn, nhiều lúc khó tránh khỏi tâm trạng bực dọc, chỉ cần một số chuyện nhỏ cũng có thể lớn tiếng với con cái. Nhưng bạn không biết loại hành vi này đang coi trẻ em là "thùng rác". Một nhà tâm lý học tại Đại học Manchester (Anh) đã thực hiện một thí nghiệm. Khi bắt đầu thí nghiệm, anh để người mẹ nói chuyện với đứa trẻ bình thường và đứa trẻ rất hạnh phúc.
Sau đó, khuôn mặt của người mẹ đột nhiên không có biểu hiện gì. Đứa trẻ cảm thấy không ổn nên đã cố gắng thu hút sự chú ý. Sau 10 phút mẹ vẫn bất động, đứa trẻ đã khóc to lên. Điều này cho thấy tâm trạng tồi tệ vô lý của người mẹ ảnh hưởng đến đứa trẻ.
Do đó, đừng trút những cảm xúc không liên quan đến con cái. Hỷ nộ vô thường của bạn, không chỉ khiến trẻ không thể phán xét đúng sai của sự việc, mà còn dễ làm lung lay niềm tin của chúng vào cha mẹ.
Người mẹ có phẩm chất dịu dàng, tâm trạng ôn hòa sẽ là nền tảng một gia đình hạnh phúc và là phúc đức cho những đứa con. Ảnh : Nipic.
Tâm trạng ôn hòa của người mẹ mới là nền tảng giáo dục tốt nhất cho trẻ em. Để làm điều đó, thứ nhất đừng mù quáng la mắng và cho con cơ hội giải thích.
Khi trẻ mắc lỗi, phản ứng của nhiều bà mẹ đầu tiên là la mắng. Nhưng có nhiều lý do để phạm sai lầm, do lỗi chủ quan hoặc khách quan, chẳng hạn như sự kiện đái dầm được đề cập ở đầu. Trẻ con đang còn bé không biết đâu là đúng đâu sai, việc gì nên làm, việc gì không. Nên khi trẻ mắc lỗi bố mẹ không nên chỉ trích mà nên định hướng, giải thích cho trẻ biết.
Có một câu chuyện ngụ ngôn về sự hiểu lầm: Ở Alaska, Mỹ có một cặp vợ chồng đẻ được một đứa con. Nhưng người vợ không lâu sau qua đời. Người chồng bận rộn với cuộc sống, công việc nên không có thời gian chăm sóc con cái. Vì vậy, anh ta đã huấn luyện một con chó rất thông minh và ngoan ngoãn, có thể chăm sóc đứa con thay anh.
Một ngày nọ, người chồng đi làm trở về. Anh mở cửa thấy mặt đất, trên giường có máu, đứa trẻ đã biến mất, còn con chó nằm bên cạnh miệng dính máu. Anh ta nghĩ con chó bị động kinh đã làm hại đứa trẻ, vì vậy cầm dao đâm chết con chó.
Sau đó, anh nghe thấy đứa trẻ khóc ở dưới gầm giường. Mặc dù có máu trên người nhưng đứa trẻ không bị thương. Người chồng thấy lạ, máu từ miệng chó đến từ đâu? Ngay sau đó, một tiếng động phát ra từ bên ngoài cánh cửa, một con sói bị thương ở chân, đang khập khiễng đi vào rừng. Hóa ra con sói tấn công đứa trẻ, may mắn chú chó đã giải cứu nhưng nó lại chết bởi sự hiểu lầm đau lòng. Câu chuyện nhỏ, nhưng khiến chúng ta phải suy nghĩ sâu xa.
Điều này cũng đúng đối với việc đối xử với trẻ em. Đừng để lời buộc tội trở thành thói quen đầu tiên. Khi trẻ mắc lỗi, hãy hỏi lý do và cho trẻ cơ hội giải thích.
Thứ hai: Giáo dục phê bình để chỉ rõ ràng những điểm sai
Vào tháng 12/ 2018, xảy ra một sự việc ở Lan Châu (Cam Túc), một cậu bé 7 tuổi đã gọi cảnh sát đến bắt mẹ mình. Cậu bé không ngừng tố cáo: Con không phạm lỗi, nhưng mẹ luôn đánh con, hãy bắt mẹ con đi.
Lúc đầu, cảnh sát nghĩ đó là một vụ lạm dụng trẻ em. Nhưng khi hiểu vấn đề, họ đã phát hiện ra một lỗi nhỏ xuất phát từ sự giáo dục của người mẹ. Khi cậu bé nhìn thấy một cái lỗ trên chăn và cảm thấy trò này vui đã dùng tay xé nó ra. Người mẹ đã cho cậu một cơ hội thay đổi nhưng không có tác dụng. Một lúc sau, cậu bé nhìn thấy lông áo khoác lòi ra nên đã vội giật lấy. Lần này, người mẹ vô cùng tức giận và đã đánh con.
Trong trường hợp này, ngay từ đầu người mẹ nên nói rõ với đứa trẻ rằng hành vi hủy hoại tài sản là sai, chứ đánh con không có tác dụng. Đứa trẻ không hiểu những lỗi lầm mà nó đã gây ra. Việc đánh con còn có thể đạt được gì ngoài việc phá hủy mối quan hệ mẹ con và làm tăng sự uất ức của trẻ với bạn?
Lý do tại sao giáo dục phê bình là cần thiết, bởi vì trẻ chưa trưởng thành, không thể hiểu đúng sai. Không chỉ ra rõ ràng những sai lầm của trẻ mà dùng hình phạt mù quáng, không những không thể đạt được ý nghĩa giáo dục mà còn gieo rắc gốc rễ của sự oán giận trong trái tim trẻ.
Cho trẻ cơ hội giải thích trước khi thi hành các biên pháp giáo dục con. Ảnh: Sina.
Thứ 3, xin lỗi sau đó và thiết lập mối quan hệ bình đẳng với trẻ
Nhìn thấy điều này, nhiều bà mẹ đều nói: Tất cả những đạo lý này tôi đều hiểu rõ, nhưng có những lúc tức giận, tôi không thể kiểm soát. Thật vậy, đối với những bà mẹ công việc bận rộn, quá khó để duy trì sự ổn định tình cảm trong thời gian dài, đôi khi không thể tránh khỏi mất kiểm soát cảm xúc.
Khi Tôn Yến Tư (ca sĩ nổi tiếng người Singapore) mang thai đứa con thứ hai, cô bị cảm lạnh nặng. Ban đầu, tâm trạng của cô không ổn định, cô cố gắng chăm sóc con mỗi ngày. Nhưng bọn trẻ rất bướng, không ăn đúng giờ nhưng lại muốn ăn vặt. Tôn Yến Tư không cho phép, vì thế hai mẹ con tranh cãi. Dần dần, cảm xúc không thể kiểm soát được, cô bắt đầu la hét và con trai cô không còn nói gì thêm nữa. Cậu lặng lẽ viết ra giấy: "Tôi ghét mẹ tôi". Thấy câu này, Tôn Yến Tư hoàn toàn sụp đổ.
Cô trả lời một cách giận dữ trên tờ giấy: "Có thật không? Nếu con chết, mẹ cũng sẽ không quan tâm". Nhưng khi cô viết xong câu này, ngay lập tức cảm thấy hối hận. Bởi những câu nói tổn thương như thế này, cũng giống như một con dao sắc nhọn tự đâm vào chính mình. Sau khi bình tĩnh lại, Tôn Yến Tư đã chủ động xin lỗi con trai và nói chuyện lại với con. Cuối cùng, đứa trẻ chấp nhận cách giáo dục của cô.
Phương pháp giáo dục của cha mẹ có liên quan rất lớn đến tương lai của trẻ. Về phía người mẹ, sức mạnh thực sự không phải la mắng, càng không phải là khắc nghiệt, mà là hướng dẫn cảm xúc của con. Một người mẹ dịu dàng có thể nhanh chóng cộng hưởng với con cái. Người xưa thường nói phụ nữ là phong thủy, là nước, quyết định nhiệt độ của một gia đình. Duy trì tâm trạng bình tĩnh mới là sự giáo dục gốc rễ cho trẻ em.
Theo giadinh.net.vn
Vẫn thương tôi nhưng vợ chỉ muốn thỏa mãn bản thân bằng đồ chơi Vợ ra điều kiện là chỉ ngủ chung và không còn muốn quan hệ vợ chồng dù vẫn thương tôi. Hình ảnh minh họa Tôi và vợ cưới nhau được 15 năm. 5 năm trở lại đây, do áp lực công việc nên chúng tôi mạnh ai nấy sống, mỗi người một phòng ngủ riêng. Nay nhờ có người thân tác động nên...