Cuộc đời bi thảm của biểu tượng gợi cảm Marilyn Monroe
Marilyn Monroe có sự nghiệp thành công rực rỡ, nhưng đó chỉ là một phần trong cuộc đời nhiều cay đắng của “huyền thoại Hollywood”.
Trong suốt nhiều thập kỷ, vẻ đẹp mê hoặc và cuộc đời thăng trầm của Marilyn Monroe đã trở thành đề tài hấp dẫn với nhiều nhà làm phim và cả nhà văn, nhà viết kịch.
Hơn sáu mươi năm kể từ khi nữ diễn viên qua đời, cô vẫn được nhắc đến như một biểu tượng nhan sắc của thời đại, một “bom sex” với tâm hồn mong manh, cô độc.
Tuổi thơ tăm tối, bị bỏ rơi đến đỉnh cao danh vọng
Theo Time, Marilyn Monroe là con gái một người phụ nữ tên Gladys Pearl Bake. Ngày nhỏ, Marilyn chưa từng gặp cha và chỉ sống với mẹ cho đến khi bà Gladys suy sụp tinh thần, được chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt vào năm 1934.
Mẹ của Marilyn Monroe sống trong trại tâm thần, còn con gái bà lang thang ở các trại trẻ mồ côi. Trong cuốn “Marilyn Monroe – The Private Life of a Public Icon”, tác giả Charles Casillo cho biết, diễn viên bị lạm dụng năm 8 tuổi, khi cô đang sống tại một trại nuôi dưỡng trẻ em.
Cuộc sống nay đây mai đó khiến Marilyn đi đến quyết định kết hôn năm 16 tuổi. Cô làm đám cưới với James Doughty năm 1942 để không phải sống lay lắt không nơi nương tựa.
Năm 1945, Marilyn Monroe làm việc tại một công xưởng. Cô tình cờ lọt vào mắt xanh của nhiếp ảnh gia David Conov và nhận được lời đề nghị làm người mẫu ảnh.
Những bức ảnh trở thành bệ phóng giúp Marilyn được các nhà làm phim chú ý. Từ đây, cuộc đời khổ cực của cô bước sang một trang mới.
Monroe, khi đó được gọi là Norma Jeane Mortenson, chụp một bức chân dung ở Los Angeles vào năm 1946. Ảnh: DC
Cuộc hôn nhân của cô đổ vỡ khi cô theo đuổi sự nghiệp người mẫu. Nhờ nụ cười khả ái, nét đẹp gợi cảm, mê hoặc, cô nhanh chóng trở thành cái tên được săn đón của Hollywood.
Tuy nhiên, những ký ức đau buồn ngày nhỏ khiến Marilyn tự ti, dễ tổn thương. Cô từng viết trong hồi ký: “Tôi thực sự có thể cảm thấy mình thiếu tài năng, giống như bộ quần áo rẻ tiền mà tôi đang mặc bên trong. Tôi muốn học hỏi, thay đổi và tiến bộ đến nhường nào”.
Cô gái trẻ đã không ngừng cố gắng để trở thành người mà cô khát khao: Một ngôi sao điện ảnh xinh đẹp, tài năng và được yêu mến. Nữ diễn viên đổi tên thành Marilyn Monroe, để tóc màu bạch kim.
Video đang HOT
Đời tư phức tạp, nhiều bi kịch
Ở đỉnh cao danh vọng, Marilyn kết hôn lần hai với cầu thủ bóng rổ Joe Dimaggio, năm 1954. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài 9 tháng, do Joe thường xuyên ghen tuông và khó chịu vì sự nổi tiếng của vợ.
Đỉnh điểm mâu thuẫn của hai vợ chồng là khi Marilyn Monroe quay phim “ The Seven Year Itch”. Cảnh quay diễn ra trước một nhà hát ở New York, Marilyn đưa tay giữ váy khi cơn gió thổi qua. Động tác làm lộ đùi và quần lót của cô nhưng cũng tạo ra khoảnh khắc kinh điển của màn ảnh Hollywood.
Đêm hôm ấy, Marilyn Monroe và chồng cãi nhau gay gắt ở khách sạn. Họ ly hôn sau 2 tháng vì Joe Dimaggio không thể chấp nhận việc nhiều người đàn ông nhòm ngó, thèm khát vợ mình.
Năm 1956, Marilyn Monroe kết hôn lần ba với nhà biên kịch Arthur Mill. Cô gác lại sự nghiệp phim ảnh để chăm sóc gia đình nhưng vẫn không có được hôn nhân viên mãn.
Dù mong mỏi có con, nhưng nữ diễn viên trải qua 3 lần đau đớn vì không giữ được thai (trong đó có 2 lần sảy thai, một lần thai ngoài tử cung)
Marilyn Monroe rạng ngời trong bức ảnh chụp năm 1954. Ảnh: Baron
Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, Marilyn Monroe đột ngột qua đời rạng sáng 5.8.1962 trong biệt thự ở California (Mỹ). Cái chết của cô được kết luận là một vụ tự tử nhưng không làm hài lòng người hâm mộ.
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Marilyn Monroe luôn đối diện với sự bất an, cô độc. Những năm cuối đời, Monroe chìm trong nghiện rượu, mất ngủ triền miên, rối loạn tinh thần và chứng sợ sân khấu. Những tổn thương tình cảm, bị lạm dụng tình dục đã khiến Marilyn luôn hoảng sợ, u buồn.
Bề ngoài, Marilyn Monroe là “biểu tượng sex” nhưng sự thật bà là nạn nhân của thời đại, là nạn nhân tình dục từ nhỏ đến khi trưởng thành.
Sau hơn 60 năm qua, những sự thật đằng sau sự ra đi của “biểu tượng gợi cảm” vẫn là chủ đề được bàn tán. Bởi lẽ, cái chết của Marilyn khiến “chúng ta cảm thấy bị cướp mất những thứ mà chúng ta đáng lẽ sẽ có được nếu Marilyn sống lâu hơn”.
Vì vậy, chúng ta chỉ có thể vương vấn những gì cô ấy đã để lại, và xem đi xem lại nó, theo nhà sử học điện ảnh Michelle Vogel.
Nói về tầm ảnh hưởng của mỹ nhân tóc vàng, nhà sử học Lois Bann viết trong “Marilyn: The Passion and the Paradox”: “Trong trường hợp của Marilyn, người ta chỉ tin những gì họ muốn tin. Cô ấy sống trong những vọng tưởng của công chúng với vô số nghi ngờ, thuyết âm mưu, nhân vật và sự kiện.
Cuộc sống và cái chết của Marilyn đã trở nên linh hoạt, tượng trưng cho một con người thật và một sự kiện có thật. Không ai có thể phủ nhận khả năng đại diện của cô. Cô gái tóc vàng ấy đã ám ảnh trí tưởng tượng của người Mỹ”.
Tại sao Marilyn Monroe vẫn ám ảnh khán giả?
Tại sao đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, cuộc sống phù hoa và cái chết bí ẩn của Marilyn Monroe ở tuổi 36 vẫn không ngừng khiến Hollywood phải tìm cách giải mã? Tại sao cô đào tóc vàng này vẫn chưa bao giờ hết quyến rũ và mê hoặc công chúng?
Marilyn Monroe và những chiếc váy đấu giá từ chục ngàn đến triệu USDTượng Marilyn Monroe trên Đại lộ Danh vọng Hollywood bị cưa trộmBao nhiêu câu chuyện bạn nghe về Marilyn Monroe là thật?
Marilyn Monroe cùng nhà viết kịch Arthur Miller năm 1957 (trên) và cảnh trong phim Blonde - Ảnh: Sam Shaw/ IMDb
Dù đã có khá nhiều bộ phim tiểu sử và tài liệu về Marilyn Monroe, nhưng dường như chưa có một bộ phim nào chạm được vào con người của Marilyn Monroe, ở cả khía cạnh sức quyến rũ huyền bí, vẻ phù phiếm và cả sự tổn thương với cuộc đời riêng nhiều cay đắng của biểu tượng tình dục thế kỷ 20 này.
Blonde với góc nhìn có thể gây tranh cãi
Thế nhưng, trong bộ phim Blonde sắp ra mắt, chân dung của Marilyn Monroe hứa hẹn sẽ mang lại nhiều góc nhìn có thể gây tranh cãi. Bộ phim dài gần 3 tiếng đồng hồ, sẽ tranh giải Sư tử vàng tại LHP Venice vào đầu tháng 9, trước khi được phát trực tuyến vào cuối tháng 9 và được xếp hạng chính thức là NC-17, tức có nhiều cảnh nhạy cảm.
Điều khán giả quan tâm nhiều nhất là Blonde sẽ là một bộ phim tiểu sử hay là một tác phẩm hư cấu về Marilyn Monroe? Joyce Carol Oates - nữ nhà văn Mỹ lừng danh nhiều năm liền có tên trong danh sách dự đoán thắng giải Nobel văn chương và là tác giả của cuốn sách bán chạy cùng tên dài tới 700 trang thì cho rằng cuốn tiểu thuyết của bà là hư cấu.
Trong cuốn tiểu thuyết của mình, nhà văn cũng tập trung vào ý tưởng gây tranh cãi khi cho rằng cái chết của Monroe là do ám sát.
Lý giải về sự quyến rũ mê hoặc nhưng bạc mệnh của huyền thoại tóc vàng, nữ nhà văn cho rằng Monroe cũng giống như nhân vật Emma Bovary trong cuốn tiểu thuyết kinh điển của Gustave Flaubert, đặc biệt là sự mơ mộng lãng mạn và cái nhìn không thực tế về tình yêu của hai người đàn bà xinh đẹp, đều dẫn đến thảm kịch cho cuộc đời của họ.
Bộ phim cùng tên của đạo diễn Andrew Dominik và nhà sản xuất Brad Pitt (thông qua Công ty Plan B của anh) gần như trung thành với cuốn tiểu thuyết gốc của Oates, với tham vọng xây dựng một bộ phim hư cấu với cái nhìn thấu cảm về cuộc đời của Monroe, bắt đầu từ mối quan hệ bất hạnh của cô với cha mình thời thơ ấu và kết thúc với cái chết gây chấn động của cô.
Marilyn Monroe (trái) và Ana de Armas - Ảnh: NF
Chạm vào nỗi đau và bi kịch cá nhân
Bộ phim, cũng có thể mở đầu như cuốn tiểu thuyết, với hình ảnh của cô gái mới lớn Norma Jean Baker (tên thật của Marilyn Monroe) chiến thắng trong một cuộc thi sắc đẹp ở California vào năm 1941, lúc cô mới 15 tuổi.
Để rồi từ đó, cô bắt đầu dấn sâu vào thế giới phù hoa, đặc biệt là kinh đô điện ảnh Hollywood và mối quan hệ luyến ái phức tạp với những gã đàn ông tài hoa hoặc quyền lực.
Tương tự như cuốn tiểu thuyết gốc, bộ phim chuyển thể của Dominik không đưa ra tên thật của những người đàn ông từng có mối quan hệ tình ái với Monroe, thay vào đó chỉ nêu nghề nghiệp hay chức danh của họ, ví dụ như "cựu vận động viên" (ngầm nói đến cầu thủ bóng chày vĩ đại Joe DiMaggio, do Bobby Cannavale đóng), "nhà viết kịch" (tức Arthur Miller, do Adrien Brody đóng) và "tổng thống" (tức F. John Kennedy, do Caspar Phillipson đóng).
Linh hồn của bộ phim này, dĩ nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào sự hóa thân, ở cả ngoại hình và khả năng diễn xuất của Ana de Armas, cô đào người Cuba, đang nổi lên gần đây ở Hollywood.
Dù đã xuất hiện trong nhiều phim lớn như đóng Bond girl cạnh Daniel Craig trong No time to die (2021) hay vai một nữ điệp viên khác cạnh Ryan Gosling trong The gray man, bộ phim có kinh phí hơn 200 triệu USD mới đây trên Netflix, tài năng của Ana de Armas vẫn chưa được chứng thực.
Thế nhưng, ngay từ khi những hình ảnh đầu tiên của cô trong vai Marilyn Monroe được tiết lộ qua đoạn trailer của bộ phim, giới phê bình phim cho rằng cô là một lựa chọn hoàn hảo cho biểu tượng tóc vàng, ở cả dung mạo lẫn diễn xuất.
Một số chuyên gia điện ảnh đã dự đoán Ana de Armas là ứng cử viên đầu tiên cho hạng mục đề cử Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 2023.
Bộ phim cố gắng để xây dựng không chỉ một Marilyn Monroe "chỉ tồn tại trên màn ảnh chứ không có thực ngoài đời".
Bởi khi thoát khỏi màn ảnh hào nhoáng để trở về với đời thường, Norma Jean cũng như bao người phụ nữ khác, cũng đối mặt với những vụn vỡ trong cuộc sống riêng tư, đặc biệt là những cuộc hôn nhân không hạnh phúc và những nỗi đau chôn giấu vào lòng.
Trong đó, mối tình lãng mạn nồng nhiệt giữa Norma Jean với nhà viết kịch hàng đầu nước Mỹ Arthur Miller (qua diễn xuất của Adrien Brody) được quan tâm hơn cả.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này lại không hạnh phúc và kết thúc trong nước mắt. Đó cũng có thể là nguyên nhân khiến Norma Jean chìm sâu vào trầm cảm trong giai đoạn cuối đời, dẫn đến cái chết bi thảm của cô.
Đạo diễn Andrew Dominik quan tâm đến sự mong manh và bất ổn cũng như khía cạnh con người của Marilyn Monroe khi bị cuốn vào một guồng máy của ngành công nghiệp giải trí. Hollywood biến cô thành biểu tượng, thành huyền thoại, nhưng bất chấp cảm xúc hay nỗi đau cá nhân của cô.
Vị đạo diễn này cho rằng đây là bộ phim khiến anh hài lòng nhất trong sự nghiệp điện ảnh của mình đến nay, bởi nó chạm vào được nỗi đau và bi kịch cá nhân của một con người bị sự phù hoa của Hollywood che lấp.
Hay nói cách khác, như đoạn thoại trong trailer: Marilyn Monroe chỉ tồn tại trên màn ảnh mà thôi!
Có lẽ đó cũng là nguyên nhân khiến huyền thoại tóc vàng này vẫn ám ảnh khán giả đến vậy.
Phim mới về Marilyn Monroe gắn mác 17+ Bond girl Ana de Armas tái hiện hình ảnh huyền thoại Hollywood Marilyn Monroe trong bộ phim mới mang tên "Blonde". Theo Variety, đạo diễn Andrew Dominik gần đây giải quyết những thông tin xoay quanh bộ phim Blonde được truyền thông quan tâm. Tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết về biểu tượng Hollywood Marilyn Monroe của tác giả Joyce Carol...