NSƯT Cao Minh: “Địa đạo” không chỉ là phim, đó là ký ức sống
Gắn bó với dòng nhạc truyền thống cách mạng suốt hơn 40 năm, NSƯT Cao Minh lần đầu bước vào điện ảnh với vai diễn chú Sáu trong “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”.
Vai diễn không dài, lời thoại không nhiều, nhưng trải nghiệm đó lại chạm tới tận đáy ký ức của ông – người từng sống ngay cạnh vùng đất Củ Chi.
Phim lịch sử không để giải trí, mà để chiêm nghiệm
PV: Trong phim, ông đảm nhận vai chú Sáu – một cán bộ cấp trên đến căn cứ Bình An Đông để tiếp thêm niềm tin cho đội du kích. Ông có thể chia sẻ về quá trình hóa thân vào vai diễn đặc biệt này?
NSƯT Cao Minh: Vai chú Sáu là một vai rất khó, khó nhất là về kiến thức lịch sử. Chính vì vậy, ban đầu tôi không dám nhận phim này, thậm chí đã từ chối. Nhưng rồi tôi trăn trở nhiều lắm, bởi tôi là người Trảng Bàng, mà Trảng Bàng với Củ Chi thì sát bên nhau. Thuở nhỏ, tôi từng tận mắt thấy chú bác mình lên xuống những hầm bí mật – mà hầm bí mật thì cũng giống như địa đạo vậy.
Tôi nghĩ đây không chỉ là một câu chuyện điện ảnh, mà là một phần lịch sử, là sự tái hiện về những người lính, những người chiến đấu, những người đã làm nên lịch sử.
Làm nghệ sĩ, trước giờ tôi vẫn thường hát nhạc truyền thống cách mạng, say sưa và chưa bao giờ bỏ lỡ cơ hội gắn bó với những giá trị ấy. Nếu lần này từ chối, có lẽ tôi sẽ tiếc cả đời. Và vì vậy, tôi quyết định nhận vai.
PV: Khi đứng giữa bối cảnh địa đạo, ông từng nói mình đã khóc – không phải vì vai diễn, mà vì… lòng đất. Câu chuyện đằng sau giọt nước mắt đó là gì?
NSƯT Cao Minh: Khoảnh khắc đó diễn ra giữa trưa tháng Tư, khi tôi đang quay trong một địa đạo thực sự. Không khí dưới hầm đặc quánh, ngột ngạt đến mức tôi gần như không thở nổi. Đã có lúc tôi định xin tạm nghỉ để hồi sức, nhưng nghĩ đến những người trong ê-kíp – từ tổ thiết kế đến hậu cần – ai cũng đang vất vả hết sức, tôi không nỡ làm gián đoạn tiến độ chung.
Tôi cố gắng ngồi lại, và rồi cảm xúc bất ngờ ập đến. Một cảm xúc rất lạ, vừa mạnh mẽ vừa thanh thản, như thể bước vào trạng thái thiền định, giống như những giờ tập yoga. Đó là lúc tôi bật khóc – không phải vì đang diễn xuất, mà vì một sự kết nối sâu sắc, trực tiếp với lịch sử, với mảnh đất thiêng nơi cha ông ta từng ngã xuống.
PV: Là một nghệ sĩ nổi tiếng với dòng nhạc cách mạng, khi hóa thân thành nhân vật lịch sử trong một bộ phim chiến tranh, ông thấy hai con đường – âm nhạc và điện ảnh – giao nhau như thế nào?
NSƯT Cao Minh: Tôi quan niệm rằng, nghệ thuật – dù là âm nhạc hay điện ảnh – đều khởi nguồn từ một mối chung, đó là cảm xúc chân thật. Trong âm nhạc, tôi truyền đạt thông điệp qua ngôn ngữ, giai điệu và xúc cảm. Điện ảnh cũng tương tự, nhưng ngoài phần nghe còn có thêm phần nhìn. Mà khi đã có “nhìn”, thì sự chân thực lại càng quan trọng. Tôi cho rằng, nghệ thuật nếu quá lạm dụng kỹ thuật mà thiếu sự chân thành từ nội tâm con người, thì dù đẹp đến đâu cũng trở nên vô nghĩa.
PV: Ông đán.h giá thế nào về ý nghĩa của việc chiếu những bộ phim lịch sử như “Địa đạo” quanh năm, chứ không chỉ trong dịp lễ?
NSƯT Cao Minh: Tôi cho rằng lịch sử không thuộc về một thời điểm, mà là tài sản lâu dài của một dân tộc. Không phải chỉ dịp 30/4, không phải chỉ 50 năm, mà phải là trăm năm, thậm chí hàng trăm năm sau. Tôi nói điều này không phải vì mình có tham gia phim.
Tôi là người từng sống ngay giữa vùng chiến sự, là nhâ.n chứn.g từ thời thơ ấu. Việt Nam có một lịch sử hào hùng, điều đó không chỉ người Việt mà cả thế giới đều biết. Vì vậy, khi lịch sử được kể lại bằng điện ảnh một cách chân thực, bộ phim ấy xứng đáng được xem ở bất cứ thời điểm nào.
Tôi cũng không muốn dùng từ “giải trí” khi nói về phim lịch sử. Tôi không mong khán giả chỉ xem để giải trí – mà để thưởng thức, cảm nhận và thấm thía. Với một bộ phim như “Địa đạo”, tôi nghĩ, không cần đợi đến tháng Tư. Tháng nào chiếu cũng được, năm nào chiếu cũng được – vì lịch sử là mãi mãi.
PV: Ông kỳ vọng khán giả, đặc biệt là người trẻ, sẽ cảm nhận được thông điệp gì từ “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”?
Video đang HOT
NSƯT Cao Minh: Với tôi, tuổ.i trẻ chính là trung tâm của lịch sử. Những người làm nên kỳ tích trong kháng chiến, nhiều người trong số họ còn chưa đến tuổ.i trưởng thành – là những thiếu niên thực thụ. Ngày nay, thế hệ trẻ có thể khác về điều kiện sống – chăn êm, nệm ấm – nhưng tinh thần, ý chí thì không hề thua kém.
Tôi hy vọng khi xem bộ phim này, các bạn trẻ không chỉ thấy hay, thấy hấp dẫn, mà còn phải trầm ngâm suy nghĩ. Bởi nếu một ngày đất nước lâm vào chiến tranh, chính họ sẽ là những người phải gánh chịu gian khổ, như lớp cha anh đi trước. Giờ đây, nhiệm vụ của các bạn là gìn giữ hòa bình – và đó cũng chính là cách đẹp nhất để thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
PV: Sau khi tham gia bộ phim này, ông có dự định tiếp tục theo đuổi sự nghiệp diễn xuất không?
NSƯT Cao Minh: Ai cũng mong muốn sự nghiệp của mình được phát triển. Tuy nhiên, tôi nghĩ nghệ sĩ không nên “đam mê” theo nghĩa mù quáng. “Đam” là mê, “mê” là muội. Người nghệ sĩ không nên lăn xả bằng mọi giá để có vai diễn, mà nên biết khi nào phù hợp thì xuất hiện.
Tôi không cho rằng việc lấy lòng đạo diễn hay tìm mọi cách để được đóng phim là cần thiết. Vai diễn có giá trị khi đạo diễn thấy mình thật sự phù hợp. Và khi ấy, sản phẩm làm ra không chỉ khiến khán giả hài lòng, mà chính bản thân nghệ sĩ cũng có thể xem lại một cách đầy đủ, không áy náy, không xấu hổ.
Nếu ngay từ đầu đã đặt nặng chuyện doanh thu, nghệ thuật sẽ không còn giữ được sự thuần khiết
PV: Ông được xem là “giọng ca vàng của dòng nhạc cách mạng”. Điều gì khiến ông gắn bó với dòng nhạc này suốt hơn 40 năm?
NSƯT Cao Minh: Tôi xuất thân từ một nền đào tạo bài bản, được học hành tới nơi tới chốn. Khi còn rất trẻ, tôi đã đoạt giải nhất Concour quốc gia lần thứ nhất. Năm cuối đại học tại Trường Quốc gia Âm nhạc TP.HCM, tôi tiếp tục được Nhà nước công nhận là người hát hay nhất về đề tài Bác Hồ, đồng thời cũng là giọng ca dân ca xuất sắc nhất. Những thành tích ấy đã trở thành những viên gạch đầu tiên, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp của tôi. Và cũng từ đó, tôi luôn cảm thấy mình mang theo một trách nhiệm – không chỉ đối với âm nhạc, mà còn đối với lịch sử.
Dòng nhạc truyền thống cách mạng không hề đơn giản. Nó đòi hỏi trình độ nghệ thuật cao, kỹ thuật tinh tế, và đặc biệt là chiều sâu tâm hồn. Ẩn trong từng giai điệu là triết lý sống, là hình ảnh người chiến sĩ, là tình yêu âm thầm nhưng mãnh liệt. Nếu người ca sĩ chỉ chăm chăm vào sự hùng tráng bề ngoài mà không thấu hiểu cái tình, cái hồn trong từng câu hát, thì dù có hát vang, cũng sẽ đi ngược với tinh thần mà bài hát muốn chuyển tải.
PV: Ông từng nói không nhận cát-sê khi biểu diễn, vì coi âm nhạc là đạo sống. Triết lý đó ảnh hưởng đến hành trình nghệ thuật của ông như thế nào?
NSƯT Cao Minh: Tôi tin rằng làm nghệ thuật thì điều đầu tiên phải biết hy sinh. Nếu ngay từ đầu đã đặt nặng chuyện doanh thu, nghệ thuật sẽ không còn giữ được sự thuần khiết. Tôi không nói điều đó để gây ấn tượng, mà vì tôi thật sự nghĩ như vậy. Đối với tôi, cát-sê là chuyện riêng, không phải điều tôi thích bàn tới. Tôi từng nói rằng mình không cần cát-sê, tôi chỉ mong khán giả thật sự cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái chân thật trong âm nhạc.
Niềm vinh dự lớn nhất của tôi là được làm nghệ sĩ, được đứng trên sân khấu và truyền tải cảm xúc tới người nghe. Nếu khán giả thưởng thức âm nhạc bằng trái tim, không theo phong trào hay hiệu ứng đám đông, thì với tôi – như vậy là quá đủ rồi.
Tôi chỉ mong được sống như một người nông dân trong trẻo
PV: Ít ai ngờ rằng một nghệ sĩ nổi tiếng lại sống ẩn mình giữa rừng, tự làm vườn, nuôi cá, trồng cây. Ông bắt đầu lối sống này từ khi nào?
NSƯT Cao Minh: Từ nhỏ, tôi đã sống gần gũi với thiên nhiên, nhưng để thật sự ý thức và lựa chọn lối sống này thì là từ lúc người ta bắt đầu gọi tôi là “ca sĩ”. Lúc ấy, tôi tự hỏi: “Ca sĩ là ai? Mình đang đại diện cho điều gì?” Ông bà ta từng có câu “xướng ca vô loài” – một cách nói mang định kiến. Tôi muốn sống sao cho không thấy xấu hổ khi mang danh nghệ sĩ. Để làm được điều đó, tôi cần sống thật, sống sâu, sống tĩnh lặng.
Tôi tự dựng một ngôi nhà nhỏ giữa thiên nhiên, không phải để tránh xa xã hội, mà để trở về với chính mình. Tôi làm vườn, nuôi cá, trồng cây – không phải để hưởng thụ, mà là để học. Học cách lắng nghe. Học sự giản dị. Và để khi đứng trên sân khấu, tôi không chỉ hát bằng kỹ thuật, mà còn bằng cả một đời sống nội tâm đã được nuôi dưỡng bền bỉ.
PV: Ông từng nhận mình là “người nông dân ngông” – điều đó thể hiện rõ nhất ở điều gì?
NSƯT Cao Minh: Nông dân không ngông. Họ chỉ mong mùa màng thuận lợi, đời sống no ấm. Nếu có gì gọi là “ngông”, thì đó là việc tôi chọn thờ nông dân. Tôi không làm nghề nông, nhưng luôn muốn quay về với sự mộc mạc, chân thật và sâu sắc của họ.
Nhiều người nghĩ nông dân quê mùa, kém cỏi. Tôi lại thấy họ có nội tâm rất đẹp, rất thuần khiết. Những nghi lễ, ngày cúng tế mùa màng là biểu hiện của khát vọng sống và sự gắn bó với thiên nhiên, đất trời.
Tôi chọn đứng ở “đẳng cấp” đó không phải để hạ mình, mà vì tôi học được từ họ rất nhiều. Trí tuệ của tôi đến đâu, tôi cũng không rõ. Có người gọi tôi là trí thức, tôi thấy buồn cười. Tôi chỉ mong được sống như một người nông dân trong trẻo – để còn tiếp tục học, tiếp tục lớn lên từ cái gốc ấy.
PV: Với sự nghiệp vững vàng, liệu gia đình có phải là nguồn động viên quan trọng nhất giúp ông giữ được sự khiêm nhường và giữ vững đam mê trong suốt hành trình dài này?
NSƯT Cao Minh: Tôi luôn quan niệm rằng nghệ sĩ là người của công chúng, nhưng không phải là cái chung của công chúng. Chúng ta không cần phải bày biện đời sống riêng tư để chứng minh điều gì cả. Gia đình đối với tôi là một điểm tựa. Nhưng tôi không mang nó vào trong nghệ thuật. Nghệ thuật cần một sự tập trung cao độ, một sự dấn thân trọn vẹn. Để làm được điều đó, đôi khi ta cần giữ lại một phần đời cho riêng mình, không phô bày, không tô vẽ.
PV: Xin cảm ơn ông!
Phim "Địa Đạo" đạt 130 tỷ đồng, doanh thu vẫn chưa hòa vốn?
"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" - bộ phim chiến tranh lấy bối cảnh Củ Chi - đang gây sốt phòng vé Việt, là một trong những dự án điện ảnh tốn kém nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Sau khi lập kỷ lục chưa từng có cho dòng phim lịch sử với gần 20 tỷ đồng vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (7/4), và đạt 80 tỷ đồng chỉ sau 4 ngày công chiếu, tính đến tối 14/4, Địa đạo đã thu về 130 tỷ đồng (theo dữ liệu từ Box Office Vietnam).
Hành trình đưa Địa đạo từ ý tưởng đến màn ảnh rộng là một câu chuyện dài hơi, kéo dài hơn một thập kỷ.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chia sẻ rằng, anh đã dành 11 năm để hiện thực hóa dự án này. "Tôi đã nghĩ ra một câu chuyện như thế này mà không làm cho đến nơi đến chốn thì tôi cảm thấy có lỗi với những người anh hùng đã hy sinh", anh nói.
Theo dữ liệu từ Box Office Vietnam, tính đến tối 14/4, bộ phim "Địa đạo" có doanh thu 130 tỷ đồng (Ảnh: Nhà phát hành).
Và cam kết "đến nơi đến chốn" không chỉ dừng lại ở việc kể một câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa, mà còn đòi hỏi một nguồn kinh phí khổng lồ để tái hiện chân thực bối cảnh chiến tranh, xây dựng hiệu ứng hình ảnh và âm thanh sống động, đáp ứng kỳ vọng của khán giả hiện đại.
Chính điều này đã khiến Địa đạo trở thành một trong những dự án điện ảnh tốn kém nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Đại diện truyền thông của phim không công bố con số chính xác, nhưng khẳng định kinh phí thực tế "cao hơn nhiều" so với mức 55 tỷ đồng mà một số thông tin từng đề cập.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Tổng Giám đốc Galaxy Studio, nhà phát hành của Địa đạo - cũng cho biết, chi phí sản xuất và phát hành của bộ phim rất lớn. Bà khẳng định: "Với doanh thu của Địa đạo đến hiện tại là 130 tỷ đồng, chắc chắn phim chưa thể hòa vốn".
"Chỉ cần nhìn vào bối cảnh và hiệu ứng hình ảnh trong phim, có thể thấy được sự đầu tư đáng kể. Con số 55 tỷ đồng mà báo giới đưa tin là chưa bao gồm chi phí marketing và truyền thông, cũng như phí phát hành. Vốn sẽ được tính dựa trên doanh thu cuối cùng của phim", bà Hoa xác nhận.
Điều này cho thấy, tham vọng của ê-kíp không chỉ nằm ở việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một sản phẩm điện ảnh có thể cạnh tranh về mặt kỹ thuật với các bộ phim quốc tế.
Đại diện của nhà phát hành phim cũng cho hay, chi phí truyền thông đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được thống kê đầy đủ do phim vẫn trình chiếu.
"Tuy nhiên, theo ước tính và như tôi được biết, mức doanh thu hòa vốn của phim Địa đạo phải đạt 160-180 tỷ đồng", bà Hoa nói.
Một cảnh trong phim "Địa đạo" (Ảnh: Đoàn phim cung cấp).
Để hiểu rõ tại sao một bộ phim đạt doanh thu vượt mốc 100 tỷ đồng như Địa đạo vẫn chưa thể hòa vốn, cần nhìn vào cách thức phân chia lợi nhuận trong ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chuyên gia truyền thông phim Ân Nguyễn cho biết, doanh thu phòng vé không phải là số tiề.n mà nhà sản xuất nhận được toàn bộ. Thay vào đó, khoản tiề.n này phải trải qua nhiều bước phân chia trước khi đến tay những người làm phim.
"Cụ thể, từ tổng doanh thu phòng vé, khoảng 50-60% sẽ thuộc về các cụm rạp chiếu phim. Phần còn lại tiếp tục bị trừ đi phí phát hành, thường do các đơn vị như CGV, Galaxy hay Lotte đảm nhận, sau đó là các khoản chi phí sản xuất, thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp", ông Ân Nguyễn giải thích.
Theo chuyên gia, tỷ lệ phân chia có thể thay đổi tùy thuộc vào hợp đồng và thương lượng cụ thể, nhưng theo công thức trung bình, một bộ phim đạt doanh thu 100 tỷ đồng sẽ mang về cho nhà sản xuất khoảng 30 tỷ đồng sau khi trừ hết các chi phí.
Như vậy, áp dụng công thức trên, với doanh thu hiện tại là 130 tỷ đồng, Địa đạo có thể đã mang về cho nhà sản xuất khoảng 40-50 tỷ đồng. Con số này, dù ấn tượng, vẫn còn cách khá xa so với mức hòa vốn ước tính 160-180 tỷ đồng.
Điều này cho thấy rằng, dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, Địa đạo vẫn cần thêm nhiều sự ủng hộ từ khán giả để tiến gần hơn đến mục tiêu tài chính.
Ngoài doanh thu phòng vé trong nước, Địa đạo còn có tiềm năng gia tăng nguồn thu từ các kênh khác, như bán vé chiếu tại thị trường quốc tế hoặc hợp tác với các nền tảng trực tuyến như Netflix hay Galaxy Play.
Theo ông Ân Nguyễn, những khoản thu này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bộ phim tiến gần hơn đến điểm hòa vốn.
"Về phim Địa Đạo, để biết phim có hòa vốn được không thì cần biết thông tin chi tiết về số lượng nhà đầu tư, tỷ lệ góp vốn, cũng như các chi phí cụ thể cho marketing và truyền thông. Đây là thông tin kinh doanh nên người trong cuộc không ai tiết lộ được", ông Ân Nguyễn giải thích.
Dù đang có doanh thu ấn tượng nhưng phim "Địa đạo" vẫn chưa thể hòa vốn (Ảnh: Đoàn phim cung cấp).
Bà Mai Hoa cũng cho biết thêm, phí phát hành sẽ được tính dựa trên doanh thu cuối cùng của phim, nên con số tổng chi phí thực tế có thể còn cao hơn dự đoán ban đầu.
"Chỉ khi bộ phim kết thúc chiếu và có số liệu doanh thu cuối cùng, chúng ta mới biết được con số chính xác", bà Mai Hoa nói.
Hiện tại, đơn vị phát hành đặt mục tiêu duy trì lịch chiếu đến ngày 4/5, thời gian chiếu rạp của một bộ phim thường phụ thuộc vào sức hút và số lượng rạp chiếu.
Bà Mai Hoa chia sẻ: "Chúng tôi mong rằng, Địa đạo sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm và ủng hộ, duy trì được số lượng suất chiếu ổn định, để tiếp cận được đông đảo người xem nhất có thể và đạt mức doanh thu cần thiết".
Sự thành công ban đầu của Địa đạo là không thể phủ nhận. Trong tuần đầu tiên công chiếu, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, phim đã chứng kiến lượng khán giả đông đảo, đẩy doanh thu lên mức kỷ lục.
Tuy nhiên, theo bà Mai Hoa, hiệu suất chiếu và tốc độ tăng trưởng doanh thu đã bắt đầu có dấu hiệu điều chỉnh theo quy luật chung của thị trường.
"Trong những ngày đầu ra mắt, phim thường có doanh thu rất cao. Sau đó, lượng khán giả sẽ giảm dần, dẫn đến doanh thu các tuần tiếp theo cũng có xu hướng giảm", bà giải thích.
"Địa đạo" thu 100 tỷ đồng: Lý giải phim lịch sử kéo đông đảo Gen Z ra rạp Thành công của "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" không chỉ là con số doanh thu gần 100 tỷ đồng sau 6 ngày công chiếu, mà còn ở sự thu hút số đông khán giả trẻ, thế hệ Gen Z đến rạp xem phim. Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối đang tạo nên cơn sốt và hiện tượng trong làng điện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ nhân thất bại nhất đầu 2025 đụng đâu flop đó, cứ xuất hiện là bị khán giả đòi "cắt sóng gấp"

Bom tấn cổ trang Việt tung hậu trường cực sốc: Bối cảnh choáng ngợp, nữ chính trải qua điều 40 năm chưa từng thấy

Phú bà Vbiz mua đất 20.000m2 chỉ để nuôi gà, sở hữu 4 biệt thự triệu đô, đóng phim nào cũng hot điên đảo

Danh tính sao nữ có 5,2 triệu follow dẫn đầu đoàn trăm người nhảy gây sốt

Cách 17 tuổ.i, Trương Ngọc Ánh và Samuel An đóng vợ chồng ra sao?

Hành trình làm nghệ thuật của mỹ nhân Việt duy nhất toả sáng tại Hollywood

Nữ chính 'Địa đạo': 'Tôi biết cản.h nón.g sẽ được chú ý'

Từ cơn sốt "Địa đạo": Tranh cãi hư cấu và chân thực trong phim chiến tranh

Bộ phim 18+ gây tranh cãi suốt 20 năm vì cản.h nón.g thật của nữ chính và đạo diễn, 1 tên tuổ.i bị hủy hoại đáng tiếc

Mỹ nhân gây sốt vì thường xuyên trợn mắt quát tháo, phản ứng gì khi khán giả nói "như lên đồng"?

10 nữ hoàng cản.h nón.g đẹp nhất Hàn Quốc: Sốc nhất là Son Ye Jin, số 1 sexy không ai sánh bằng

Nữ chính mắng gay gắt Quỳnh Lương gây sốt trong phim 4 tỷ view, nhan sắc được so với Tăng Thanh Hà
Có thể bạn quan tâm

Phim vừa chiếu 40 phút đã đứng top 1 rating cả nước, nữ chính bùng nổ cõi mạng vì "đẹp d.ã ma.n"
Phim châu á
23:51:46 18/04/2025
Hôn nhân kín tiếng của NSND Tấn Minh và NSND Thu Huyền
Tv show
23:41:02 18/04/2025
Vụ m.a tú.y ở Quảng Ninh: Camera ghi lại cảnh ô tô rượt đuổi nhau
Pháp luật
23:40:17 18/04/2025
Tóc Tiên mặc nón.g bỏn.g, Hồ Ngọc Hà tình tứ bên Kim Lý tại sự kiện
Sao việt
23:38:45 18/04/2025
David Beckham nhắn nhủ Victoria giữa ồn ào bất hòa trong gia đình
Sao âu mỹ
23:36:07 18/04/2025
'Tìm xác: Ma không đầu': Hồng Vân diễn gây ám ảnh, Tiến Luật 'nhạt'
Phim việt
23:34:14 18/04/2025
Vị thế của 'mợ chảnh' Jun Ji Hyun
Sao châu á
23:28:17 18/04/2025
Nga: Lệnh ngừng bắ.n vào cơ sở năng lượng Ukraine đã hết hạn
Thế giới
23:18:01 18/04/2025
Lời hẹn dở dang của Thượng úy cảnh sát hy sinh khi đán.h án m.a tú.y
Tin nổi bật
23:04:59 18/04/2025
1 Anh Tài b.ị t.ố đạo nhái NewJeans, phản hồi của ekip như "thêm dầu vào lửa"
Nhạc việt
22:26:31 18/04/2025