Cuộc đời bi kịch của tác giả bức ảnh ‘kền kền chờ ăn thịt em bé’
Nhiếp ảnh gia Kevin Carter đã tự sát bằng khí độc carbon monoxide. Ông ra đi và để lại nhiều câu hỏi về bức ảnh nổi tiếng…
Carter bắt đầu sự nghiệp bằng phóng viên ảnh thể thao vào năm 1983, nhưng nhanh chóng sau đó ông chuyển ra mặt trận chiến trường Nam Phi, ghi lại hình ảnh về sự đàn áp, các cuộc nổi loạn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc apartheid và nạn bạo lực trong gia đình.
Tháng 3/1993, chuyến đi tới miền nam Sudan đã mang lại cho nhiếp ảnh gia Kevin Carter một bức ảnh khiến cả thế giới sửng sốt. Vulture Stalking a Child (Kền kền chờ đợi) ghi lại hình ảnh một đứa bé kiệt sức vì đói khát ở làng Ayod, trong khi cha mẹ đang bận rộn chờ tiếp tế thực phẩm từ máy bay của Liên Hợp Quốc.
Ngay sau khi được đăng tải trên tạp chí New York Times vào ngày 26/3/1993, bức ảnh đã gây chấn động toàn thế giới. Bức ảnh không chỉ mang lại cho Kevin Carter tiếng tăm và giải thưởng Pulitzer danh giá, mà còn kèm theo cả những chỉ trích và lên án mạnh mẽ từ phía công chúng. Thậm chí, một số người bạn của Kevin cũng tự hỏi tại sao ông lại chụp ảnh thay vì tìm cách giúp đỡ em bé ấy.
Bức ảnh nổi tiếng &’kền kền chờ ăn thịt em bé’
Cuộc đời của Kenvin thật sự rất đáng thương, ông không phải là người vô cảm, Kevin không hề dửng dưng, lãnh đạm, và vô tình khi chụp bức ảnh con kền kền và em bé giống như những lời kết tội. Theo nhiếp ảnh gia Joao Silva, một người bạn của Kevin, ông đã ngồi dưới gốc cây, châm điếu thuốc và khóc. “Anh ấy thấy chán nản”, Silva nói, “anh ấy liên tục nói rằng muốn ôm con gái mình”.
Trong nhật ký cá nhân, Kevin cũng ghi lại những xúc cảm sau bức ảnh ấy: “Lạy chúa, tôi hứa rằng tôi sẽ không bao giờ lãng phí thức ăn của mình cho dù nó có mùi vị tồi tệ và cho dù tôi có thể đầy bụng đến đâu. Tôi cầu nguyện Ngài sẽ bảo vệ cậu bé ấy, dẫn dắt và đưa cậu ra khỏi đau khổ của mình. Tôi cầu nguyện rằng chúng ta sẽ nhạy cảm hơn về thế giới xung quanh và không bị mù quáng bởi chính bản chất ích kỷ và lợi ích của riêng mình. Tôi hy vọng bức ảnh này sẽ luôn luôn là lời nhắc nhở rằng, chúng ta thật may mắn nhường nào, và rằng chúng ta không bao giờ được coi thường mọi thứ”.
Khi Kevin nhận giải thưởng Pulitzer danh giá, ai cũng nghĩ rằng ông đã có một năm thành công. Nhưng bi kịch lại đi liền ngay đó. Đúng vào ngày ông được trao thưởng thì người bạn thân thiết nhất của ông, Ken Oosterbroek, lại phải bỏ mạng trong khi đang chụp cảnh đấu súng ở thị trấn Tokoza, bên ngoài thành phố Johannesburg. Cái chết ấy để lại nỗi day dứt cho Kevin đến tận lúc ông từ giã cõi đời, bởi ông tin rằng người phải chịu kết cục ngày hôm đó, đáng lẽ là ông chứ không phải Ken.
Video đang HOT
Kevin tác nghiệp tại một khu vực đang xảy ra bạo loạn (Ảnh: thedialogueboxdesign.blogspot.com)
Kevin Carter tác giả của bức ảnh “kền kền chờ ăn thịt em bé” được cảnh sát tìm thấy chết vì ngộ độc khí gas trong xe hơi của mình hôm 27/7/1994, khi anh mới 33 tuổi.
Cho đến cuối đời ông phải chịu đựng muôn vàn sự ám ảnh, điều ấy thể hiện qua bức thư tuyệt mệnh của ông: “Tôi thực sự, thực sự xin lỗi. Những đau đớn của cuộc sống đè nặng lên niềm vui tới mức niềm vui ấy không còn tồn tại… chán nản… không điện thoại… tiền thuê nhà… tiền chu cấp cho con cái… tiền trả các khoản nợ… tiền!!!… Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sống động về các vụ giết chóc, và xác chết, và sự giận dữ, và nỗi đau… của những đứa trẻ bị thương và đang chết đói, của những kẻ điên loạn hạnh phúc được bóp cò, mà thường là cảnh sát, của những tên đao phủ giết người… Tôi đã đến với Ken nếu như tôi may mắn”.
Kevin Carter ở thị trấn Alexander, Sandton, Nam Phi (Ảnh: Guy Adams)
Bức ảnh nổi tiếng &’kền kền và em bé’ đã gây cho Kevin nhiều áp lực, nhưng đó không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đi đường đột của ông. Bởi đó chỉ là một giọt nước trong biển sầu đã tích tụ trong nhiều năm liền. Bi kịch của ông cũng phần nào phản ánh cuộc sống của những phóng viên và nhà báo trên chiến trường.
Theo phunutoday
Tác giả "Em bé Napalm" nói về bức ảnh bé Syria tử nạn
Phóng viên Nick Ut, tác giả tấm ảnh "Em bé Napalm", nói với Zing.vn rằng hình cậu bé Syria thiệt mạng cần đăng rộng rãi để thế giới biết về thảm cảnh của người tị nạn Syria.
Tấm ảnh nạn nhân Syria 3 tuổi thiệt mạng bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ gây chấn động dư luận. Ảnh: Independent
Zing.vn giới thiệu quan điểm của phóng viên Nick Ut về bức ảnh cậu bé Syria gây chấn động dư luận thế giới các ngày gần đây:
Tôi đã xem bức ảnh này, một em bé nằm úp mặt bất động trong dòng nước biển. Đối với tôi, đây là bức hình rất đau buồn. Nó cũng rất quan trọng đối với báo chí.
Một số nhà báo nước ngoài đã hỏi chuyện tôi, vì sao tấm ảnh Em bé Napalm năm xưa được đăng trong khi bức hình bé trai Syria lần này gây tranh cãi về chuyện đăng hay không.
Đối với tôi, hai tấm ảnh có nhiều điều tương tự. Hoàn cảnh của Kim Phúc là một hiện thực của chiến tranh ở Việt Nam. Còn cậu bé Syria là một trong rất nhiều người phải rời khỏi đất nước chìm trong nội chiến để đi tị nạn. Cả hai bức ảnh đều để lại cảm xúc đau buồn cho người xem.
Những người phản đối đăng ảnh cô Kim Phúc của tôi năm xưa viện lý do rằng, cô bé hoàn toàn khỏa thân trong hình. Tuy nhiên, sau đó họ đã bị thuyết phục rằng, đây là hình ảnh về nạn nhân chiến tranh và cần phải sử dụng.
Phóng viên ảnh Nick Ut bên bức hình Em bé Napalm. Ảnh: VICE
Do vậy, hoàn cảnh của bức ảnh nạn nhân Syria 3 tuổi cũng tương tự tấm hình Em bé Napalm năm xưa. Việc đăng hay không đăng ảnh em bé Syria lần này tiếp tục là một chủ đề gây tranh cãi trong giới báo chí phương Tây.
Một số tòa soạn ngần ngại sử dụng khi cân nhắc đến phản ứng của công chúng. Khi chứng kiến thảm cảnh của những người di cư từ Trung Đông, rất nhiều người dân đã phản đối chính phủ các nước châu Âu, chất vấn lãnh đạo của họ rằng, vì sao chính quyền không giúp đỡ những người tị nạn.
Những người ủng hộ đăng tải các bức ảnh như Em bé Napalm hoặc cậu bé Syria đều có mục đích là phơi bày sự thật kinh hoàng mà phần lớn người dân thế giới không biết đến. Qua đó, họ mong muốn những bi kịch như này sẽ không tái diễn.
Tôi cho rằng, bức ảnh này cần được đăng tải trên báo chí chân thực nhất, không cần qua xử lý, để người dân khắp thế giới đều được biết đến. Đối với tôi, bức ảnh không quá ghê rợn nhưng để lại cảm xúc rất đau thương và các báo cần sử dụng.
Hãy nhìn lại vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 ở nước Mỹ. Những hình ảnh như một người nhảy từ tầng cao của tòa tháp để thoát thân và sau đó tử nạn cũng được truyền thông đăng tải. Vậy tại sao tấm ảnh em bé Syria này lại không?
Vì vậy, tôi cho rằng bức ảnh cần được sử dụng, báo chí không cần che giấu nó. Nhiều đồng nghiệp chia sẻ quan điểm này của tôi. Họ ủng hộ các báo đăng ảnh về nạn nhân di cư Syria vì nó giúp thế giới hiểu rõ về thảm cảnh của người Syria tị nạn rõ ràng nhất.
Hiện tại, một số báo vẫn ngần ngại sử dụng tấm ảnh gốc. Tuy nhiên, tôi tin rằng rồi họ cũng sẽ đăng bức ảnh đầy đủ nhất. Họ không thể nào bỏ qua tấm hình vì tính quan trọng của nó.
Theo_Giáo dục thời đại
Mỹ: Cựu binh Việt Nam tái hiện bức ảnh cũ sau 50 năm Những cựu binh chiến tranh Việt Nam đã sum họp và tạo dáng đúng như bức ảnh 50 năm về trước tại một bãi biển đầy nắng và gió ở Florida, Mỹ. 4 cựu binh chụp lại bức ảnh cách đây 50 năm ở bờ biển Florida. Cách đây 50 năm, 4 người Mỹ chụp ảnh tại khung cảnh nên thơ, tuy nhiên...