Cuốc đất đụng cây rau bán đầy ngoài chợ, lão nông bất ngờ được vinh danh
Hóa ra những cây rau củ mà lão nông tìm thấy lại có lai lịch không hề tầm thường.
Vào năm 1995, một người nông dân họ Hồ ở Mỗ thôn, Thương Khâu, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đang cuốc đất vô tình đụng trúng một “ cây cải thảo”. Sau đó, ông tiếp tục đào thì lại tìm thấy thêm “một củ cải”. Lão Hồ nhủ thầm: “Chúng chẳng phải đều là rau củ bán đầy chợ sao? Thế nào mà lại chôn dưới đất thế này?”
Trong lúc đào đất, lão nông vô tình tìm thấy “một cây cải thảo”. (Ảnh: Sohu)
Ngoài ra, lão nông còn tìm thấy một “ cây củ cải” được chôn dưới lòng đất. (Ảnh: Sohu)
Cả hai thứ này thực chất chỉ là những bức tượng được tạc theo hình cây cải thảo và củ cải, không rõ vì sao chúng lại được chôn dưới đất. Lão Hồ cảm thấy hết sức ngạc nhiên và tò mò nên đã quyết định đem chúng về nhà. Ông còn nâng niu đặt chúng lên bàn trà để làm vật trang trí cho phòng khách của gia đình.
Hai năm sau, bảo tàng Hà Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát và thu thập các di tích văn hóa từ người dân để mở rộng cho bộ sưu tập của bảo tàng. Khi các chuyên gia đến ngôi làng mà lão Hồ sinh sống, ông đã đem “cây cải thảo” và “củ cải” của mình đến nhờ họ xem xét.
Thực chất “cây cải thảo” và “cây củ cải” này được tạo ra từ ngà voi. (Ảnh: Sohu)
Các chuyên gia đều vô cùng sửng sốt khi trông thấy 2 thứ này, họ đều nhận định rằng đây là di tích văn hóa rất quý hiếm. Họ đã thương lượng vào trao cho lão Hồ 800 NDT (hơn 2,7 triệu đồng) để đem chúng về bảo tàng. Đồng thời, lão Hồ cũng được vinh danh công lao tìm thấy bảo vật thất truyền.
Video đang HOT
Theo đánh giá của các chuyên gia, “cây cải thảo” và “cây củ cải” này được tạc từ ngà voi. Chúng có niên đại từ thời Càn Long, vào thời bấy giờ, kỹ thuật chạm khắc và nhuộm ngà voi rất phổ biến. Chúng đều được tạc rất chân thực.
Bên trên thân cây cải thảo là một con châu chấu, một con bọ rùa màu đỏ và vài bông hoa dại được chạm trổ rất tỉ mỉ. (Ảnh: Sohu)
“Cây cải thảo” có màu trắng ngà ở phần cuống, viền lá màu xanh với phần bên trong lòng lá có màu vàng, rễ có màu nâu. Phía trên thân nó có một con châu chấu màu xanh. Con châu chấu được tạc tỉ mỉ tới mức phần lông tơ trên chân của nó cũng có thể nhìn thấy rất rõ ràng. Dưới chân con châu chấu còn có thêm 1 chú bọ rùa màu đỏ xinh xắn. Ngoài ra, trên thân còn lá cải thảo được điểm xuyết bằng một vài bông hoa dại màu hồng. Những chi tiết nhỏ đều được truyền tải rất chân thực cho thấy nghệ nhân tạo ra nó có sự tinh tế và quan sát rất kĩ càng, cẩn trọng.
Bức tượng củ cải cũng được đánh giá là một tác phẩm quý giá tương tự. Thoạt nhìn, nó trông giống hệt một củ cải. Tượng cây củ cải này dài khoảng 27 cm, từ màu sắc, những sợi râu trên thân, thậm chí cả đất chưa rửa sạch, những đốm đen trên lá đều được thể hiện một cách xuất sắc. Trên phần đầu của cây củ cải cũng có khắc một con châu chấu tương tự như tượng cây cải thảo.
Những chi tiết như vân lá, cuống, rễ và màu sắc của cây cải thảo tạc từ ngà voi này sống động như thật. (Ảnh: Sohu)
Điểm đặc biệt của 2 bức tượng này là côn trùng và rau củ luôn xuất hiện cùng nhau. Dường như, những người thợ thủ công thời xưa luôn chọn cách kết hợp này để phản ánh sự khác nhau giữa động và tĩnh, khiến cho vẻ sinh động của chúng được làm nổi bật lên.
Theo nhận định của các chuyên gia, phần khó nhất và quan trọng nhất của nghệ thuật chạm khắc ngà voi là kỹ thuật tạo mầu. Do ngà voi vốn có màu trắng hoặc hơi ngả vàng nên rất khó để tô màu lên. Hơn nữa, khi tô màu lên các tác phẩm chạm khắc bằng ngà voi, nghệ nhân không thể tô một lần mà phải mô phỏng theo vật thật, tức là vẽ từng lớp một, tô điểm từng chi tiết nhỏ một cách thật cẩn thận.
Thông thường, màu sắc của những tác phẩm chạm khắc từ ngà voi sẽ bay màu sau 2 đến 3 năm, tuy nhiên, “cây cải thảo” và “củ cải” này dù đã hơn 300 năm trôi qua nhưng vẫn sống động như thật. Màu sắc của chúng vẫn như mới, độ bóng, độ sáng không hề bị phai nhạt. Đây cũng là một bí ẩn trong kỹ thuật chạm khắc ngà voi mà các chuyên gia vẫn chưa tìm được lời giải đáp.
Mặc dù đã trải qua hơn 300 năm nhưng màu sắc trên “cây cải thảo” và “cây củ cải” vẫn giữ nguyên, không hề bị phai nhạt. (Ảnh: Sohu)
Về lý do người xưa chạm khắc tượng hình rau củ và côn trùng, các nhà khảo cổ đã lý giải như sau, “củ cải” và “cải thảo” khi phát âm đều gần giống với từ “của cải” nên chúng thường được chọn để làm vật trang trí phong thủy. Ý nghĩa của các bức tượng cây cải thảo và củ cải đều mang lại sự may mắn, thịnh vượng về tài sản. Vì thế, người xưa thường dùng chúng để trang trí trong gia đình.
Các chuyên gia cũng cho biết, với trình độ điêu luyện của những người thợ thủ công thời xưa, họ hiện chưa thể định giá 2 di tích văn hóa này. Có thể nói, chúng là vô giá, vì tới thời điểm hiện tại, kỹ thuật nhuộm màu ngà voi của người xưa đã bị thất truyền, các nghệ nhân thời hiện đại vẫn chưa tìm phương pháp để có thể tạo ra các tác phẩm tương tự. Hiện, bức tượng “cây cải thảo” và “cây củ cải” tạc từ ngà voi này đang được trưng bày tại bảo tàng Hồ Nam.
Cô gái tự định giá con vịt gỗ đồ chơi 3 tỷ, chuyên gia thẩm định nghe xong chỉ phán: "Xin bạn hãy đứng vững"
Kết luận của chuyên gia ngay lập tức làm cho cô gái phải thay đổi suy nghĩ.
Do có bề dày lịch sử kéo dài tới 5000 năm nên Trung Quốc sở hữu vô vàn những di tích văn hóa, lịch sử. Với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, ngày càng có nhiều người tham gia vào hàng ngũ sưu tầm các di tích văn hóa. Tuy nhiên, cũng có không ít người lợi dụng nhu cầu sở hữu đồ cổ mà làm nhái lại các di vật văn hóa, khiến nhiều nạn nhân đã bỏ ra rất nhiều tiền nhưng cuối cùng mua phải thứ không có giá trị sưu tầm.
Vì lẽ đó, những chương trình thẩm định cổ vật đã ra đời và phát sóng nhiều câu chuyện vô cùng đặc biệt. Trong một lần tham gia chương trình thẩm định kho báu, một người phụ nữ đã mang đến đồ vật mà cha cô đã sưu tập trong nhiều năm.
Cô gái cho biết món đồ được cô và cha mình mua ở chợ đồ cổ
Đầu tiên, khi được yêu cầu giới thiệu nguồn gốc món đồ của mình, người phụ nữ đã rơi nước mắt trước và: "Trước khi tôi đi du lịch với cha tôi, tôi đã tìm thấy một đồ vật ở chợ đồ cổ và cha tôi nghĩ nó rất có giá trị để sưu tầm. Vì quá thích món đồ nên cuối cùng đã mua nó với giá 400.000 nhân dân tệ (khoảng 1,3 tỷ đồng)".
Cô gái cho biết, vì bản thân gia đình không quá giàu có nên gần như toàn bộ số tiền dành dụm cả đời của gia đình đều được dùng để mua đồ vật này. Việc làm này của hai cha con đã khiến mẹ cô rất bất lực và khiến mối quan hệ gia đình trở nên căng thẳng.
Vì lẽ đó, cô quyết định mang thứ này tới để cho các chuyên gia xem nó có đáng tiền hay không. Sau khi nghe điều này, chuyên gia cảm thấy rất tò mò về loại kho báu nào có thể khiến cha cô gái nhất định mua lại bằng tiền tiết kiệm cả đời của gia đình.
Món đồ có bề ngoài giống món đồ chơi của trẻ em
Sau đó, món đồ đã được giao cho chuyên gia và khiến nhiều người tại trường quay vô cùng bối rối. Theo đó, đồ vật mà cô gái mang đến mang hình dáng một chú vịt, có bề ngoài khá cũ và không hề có gì đặc biệt.
Sau một hồi phân tích, các chuyên gia đã có kết luận hết sức bất ngờ. Ban đầu, ông đặt cho cô gái câu hỏi: "Nếu kho báu này là thật, bạn ước tính nó sẽ có giá bao nhiêu?"
Sau khi nghe câu hỏi, người phụ nữ do dự đáp: "Một triệu tệ" (khoảng 3 tỷ đồng).
Sau khi nghe điều này, chuyên gia cười và lập tức phân tích: "Trước tiên, mong bạn hãy đứng vững! Đây thực sự không phải là đồ cổ bình thường".
Chuyên gia cho rằng con vịt mà cô gái mang đến thực chất có giá trị rất lớn
Theo các chuyện gia, con vịt này thực chất là một chiếc lư hương được người xưa sử dụng. Được biết, người xưa khi làm lư hương thường khắc cung mệnh của chủ nhân lên lư hương hoặc với hình tượng ứng với từng cung. Vì vậy, chiếc lư hương này mới có hình dáng độc đáo đến vậy. Thậm chí, loại lư hương này ở Trung Quốc thậm chí là toàn thế giới đều rất hiếm thấy, giá trị sưu tập của nó rất cao.
Sau một hồi phân tích về nguồn gốc của món đồ, các chuyên gia kết luận: "Tôi khẳng định rằng, bạn đã kiếm được rất nhiều tiền! Giá cụ thể của món đồ này thực chất phải khoảng 4 triệu nhân dân tệ (khoảng 13,5 tỷ đồng), gấp 10 lần so với số tiền mà bạn mua nó".
Dọn kho bảo tàng tìm thấy 'chiếu rách', chuyên gia nói 'nó đáng giá 68 tỷ' Tấm chiếu hỏng tìm thấy trong kho lại có lai lịch và giá trị khiến các nhà khoa học phải ngạc nhiên. Từ năm 1925, Tử Cấm Thành chuyển thành bảo tàng Cố Cung, là nơi đang lưu trữ và trưng bày hơn một triệu cổ vật của các triều đại phong kiến của Trung Quốc. Số cổ vật này được xem là...