Cuộc đào thoát gây chấn động của tử tù
David McMillan là người phương Tây duy nhất trốn thoát khỏi nhà tù Klong Prem Central, được ví Bangkok Hilton, vào năm 1996.
Ở tuổi 65, cựu tù người Anh – Australia kể lại cuộc đào thoát sống còn trên The Sun Online, ngày 27/9. David McMillan ước có thời tuổi trẻ ý nghĩa hơn và thấy “xấu hổ” vì đã không làm điều gì tốt đẹp, trái lại, suýt phải trả giá bằng tính mạng vì buôn bán ma túy.
Năm 1993, David bị bắt, đưa vào nhà tù Klong Prem Central với cáo buộc buôn bán heroin, đối mặt án tử hình.
Klong Prem Central là nhà tù có an ninh tối đa với 20.000 tù nhân, tường bê tông điện và một con hào rộng 16 m bao quanh. Nơi đây còn được gọi “Bangkok Hilton”, gợi nhớ đến bộ phim cùng tên do Nicole Kidman và Denholm Elliott đóng chính năm 1989, kể về một phụ nữ trẻ bị bắt vào nhà tù Thái Lan vì mang heroin của bạn trai.
Nhà tù Klong Prem Central – nơi David McMillan bị giam giữ. Ảnh: The Sun
David trả 200 USD để chuyển đến một phòng giam rộng rãi hơn, có cai ngục và những người trợ giúp riêng khi được biết lệnh hoãn hành quyết tù nhân nước ngoài đã được dỡ bỏ.
David nghĩ cách vượt ngục, bắt gặp bất kỳ thứ gì cũng cố gắng suy nghĩ về cách sử dụng chúng để chạy trốn. David yêu cầu một đồng phạm tuồn dụng cụ vào tù, ngụy trang bằng gói hàng chăm sóc sức khỏe chứa đầy các loại mứt. Giấu kỹ trong đó là những sợi dây cáp được dán băng keo, các lưỡi cưa sắt quấn giấy bạc nhét trong thanh gỗ. Gói hàng được gửi vào tù kèm những cuốn tạp chí khiêu dâm để đánh lạc hướng các cai ngục.
Video đang HOT
“Tôi thức trắng đêm khi biết rằng mọi chuyện khó có thể thay đổi. Tôi bắt đầu cắt các chấn song trên cùng của phòng giam. Mọi đường cưa đều phát ra âm thanh nên mãi mà chỉ cắt được một thanh rưỡi”, David nhớ lại.
Tháng 8/1996, David lách qua song sắt cửa sổ nhà tù đã cắt rời, dùng thang tre tự chế để trèo qua tường cao gần 5 m. Anh ta chuẩn bị quần áo để ngụy trang giống một cai ngục và dùng ô màu đen che mặt.
Hướng trốn chạy của David McMillan. Ảnh: The Sun
Khi thoát khỏi nhà tù, David lên chuyến bay rời Thái Lan nhờ hộ chiếu giả từ một bạn tù với giá 1.200 USD. Anh ta lẩn trốn ở Singapore, Pakistan vì nằm trong danh sách đỏ về tội phạm bị truy nã của Interpol. Đến 1999, David mới được trở về Anh. Năm 2016, nhà chức trách Thái Lan rút yêu cầu dẫn độ, xóa án tử hình cho David.
Câu chuyện của gây sự chú ý lớn với truyền thông. David kể lại cuộc vượt ngục trong hồi ký Escape (2008) và xuất hiện trên các chương trình truyền hình của Anh và Australia như Deadliest Men 2: Living Dangerously (2009), Underbelly Files: The Man Who Got Away (2011).
Năm 2017, David ra mắt cuốn hồi ký thứ hai có tên Unforgiving Destiny , kể về gần 40 năm vào tù ra tội, bị truy đuổi không ngừng nghỉ vì buôn bán ma túy. David thừa nhận mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn nếu ông ta biết nắm lấy “cơ hội để làm những điều có ích cho thế giới”, thay vì lãng phí 20 năm trong tù và sống cuộc đời trốn chui trốn lủi. “Tôi từng trải qua những điều hiếm ai gặp phải, vì thế tôi thấu hiểu và trân trọng”, David nói.
Hiện David sống giản đơn ở London bên người bạn đời đã gắn bó 15 năm, kiếm sống bằng việc lắp đặt camera an ninh.
Taliban tuyên bố khôi phục biện pháp hành hình, chặt tay chân tội phạm
Một trong số thủ lĩnh của Taliban tuyên bố lực lượng này sẽ áp dụng trở lại biện pháp hành quyết và cắt cụt tay chân để trừng phạt tội phạm.
Thủ lĩnh Taliban Mullah Nooruddin Turabi (Ảnh: AP).
Trong cuộc phỏng vấn với AP , Mullah Nooruddin Turabi, một trong những người sáng lập lực lượng Taliban và là người thực thi việc diễn giải luật Hồi giáo hà khắc khi Taliban nắm quyền tại Afghanistan trước đây, cho biết Taliban sẽ tiếp tục thực hiện các vụ tử hình và chặt tay chân, nhưng có thể sẽ không thực hiện công khai.
Ông Turabi bác bỏ những chỉ trích về các vụ hành quyết của Taliban trong quá khứ. Những vụ tử hình này từng diễn ra trước đám đông tại một sân vận động. Ông cũng cảnh báo thế giới không nên can thiệp vào công việc của những nhà cầm quyền mới tại Afghanistan.
"Mọi người đều chỉ trích chúng tôi về các hình phạt tại sân vận động, nhưng chúng tôi chưa bao giờ bình luận bất kỳ điều gì về luật pháp và các hình phạt của họ. Không ai được quyền nói cho chúng tôi biết luật của chúng tôi sẽ phải như thế nào. Chúng tôi sẽ theo đạo Hồi và chúng tôi sẽ đưa ra luật của mình trên kinh Quran", ông Turabi nói tại thủ đô Kabul.
Kể từ khi Taliban chiếm thủ đô Kabul vào ngày 15/8 và giành quyền kiểm soát đất nước, người dân Afghanistan và thế giới vẫn theo dõi xem liệu Taliban có tái lập chế độ cai trị khắc nghiệt như họ từng làm vào cuối thập niên 1990 hay không.
Bình luận của ông Turabi cho thấy các nhà lãnh đạo của Taliban dường như vẫn cứng rắn và bảo thủ, ngay cả khi họ đang đón nhận những thay đổi mới về công nghệ.
Ông Turabi, ngoài 60 tuổi, từng là bộ trưởng tư pháp và là người đứng đầu của "Bộ Tuyên truyền đức hạnh và Phòng chống tệ nạn" (hay còn gọi là "cảnh sát đạo đức" của Taliban) trong thời kỳ Taliban cầm quyền tại Afghanistan, trước khi Mỹ đưa quân vào can thiệp quân sự. Ông Turabi bị mất một chân và một mắt trong trận chiến với quân đội Liên Xô vào những năm 1980.
Thế giới từng lên án các biện pháp trừng phạt của Taliban, thường diễn ra ở sân vận động thể thao của Kabul hoặc trong khuôn viên của nhà thờ Hồi giáo Eid Gah trước sự chứng kiến của hàng trăm người đàn ông Afghanistan.
Những tội phạm giết người thường bị bắn vào đầu. Đối với những tên trộm, hình phạt là chặt tay. Đối với những người bị kết tội cướp bóc trên đường cao tốc, họ sẽ bị cắt cụt một tay và một chân.
Ông Turabi nói rằng lần này, các thẩm phán, bao gồm cả phụ nữ, sẽ xét xử các vụ án, nhưng nền tảng của luật pháp Afghanistan sẽ là kinh Quran.
"Việc chặt tay là rất cần thiết cho an ninh", ông Turabi nói, đồng thời cho biết hình phạt này có tác dụng răn đe.
Theo ông Turabi, nội các Taliban đang nghiên cứu xem có nên trừng phạt nơi công cộng hay không và sẽ "xây dựng một chính sách".
Trong chính phủ mới của Taliban, ông Turabi phụ trách các nhà tù. Ông nằm trong số các thủ lĩnh của Taliban bị đưa vào danh sách trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Trong những ngày gần đây ở Kabul, các chiến binh Taliban đã áp dụng lại một hình phạt mà họ thường sử dụng trong quá khứ - bêu gương công khai đối với những người bị buộc tội trộm cắp.
Tuần trước, những người đàn ông ở Kabul đã bị dồn vào thùng sau của một xe bán tải, tay bị trói và bị diễu hành trên đường để làm nhục họ. Trong một trường hợp, khuôn mặt của họ được tô vẽ để xác định họ là kẻ trộm. Họ cũng bị treo bánh mì vào cổ hoặc nhét vào miệng.
Taliban gửi thư kết án tử thân nhân cộng tác viên của Mỹ Taliban bị cáo buộc gửi ba bức thư, kết án tử hình vắng mặt anh trai một thông dịch viên người Afghanistan từng hỗ trợ quân đội Mỹ. CNN hôm 23/8 dẫn các nguồn thạo tin cho biết lực lượng Taliban tuyên bố kết án tử hình người này vì giúp đỡ Mỹ và bao che cho em trai, người từng làm thông...