Cuộc chơi về giá của thương mại điện tử
Thương mại điện tử Việt Nam ngày càng sôi động khi các “đại gia” liên tục phô diễn sức mạnh trong hàng loạt cuộc chơi về giá. Việc này tạo lực cộng hưởng mạnh mẽ cho cả trực tuyến và ngoại tuyến, người bán không còn ngồi chờ người mua tìm đến mình, mà đẩy mạnh xu thế đưa hàng hóa đến tận tay người dùng.
Người mua, người bán đều lợi
Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, doanh thu từ thương mại điện tử của khu vực đóng góp 40% tổng doanh thu thương mại điện tử trên toàn cầu trong quý I/2017, nhờ hoạt động mua sắm bùng nổ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ. Tổng giá trị giao dịch hàng hóa của ngành tại Đông Nam Á cũng gia tăng đáng kể, vượt hơn 10 tỷ USD so với con số 5,5 tỷ USD vào năm 2015. Theo tiết lộ từ Shopee, tính trong khoảng từ tháng1/ 4 – 30/06/2018 (quý II/2018), tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) của sàn thương mại điện tử này đã lên đến 2,2 tỉ USD.
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy thương mại điện tử khi xu hướng tiêu dùng của giới trẻ 9x ngày càng đổ vào các kênh online. Nắm bắt thị hiếu này, các sàn thương mại điện tử cũng khéo léo đón đầu khi liên tục tung “bão khuyến mãi” để hút khách. Điều này mở ra cơ hội cho người mua truy cập trực tiếp vào các ưu đãi và chương trình khuyến mãi độc quyền từ người bán và các thương hiệu trên toàn khu vực.
Giới trẻ Việt ngày càng chuộng mua sắm online trên thương mại điện tử
Video đang HOT
Đối với người bán và các thương hiệu, các sự kiện mua sắm này giúp họ phát triển doanh nghiệp thông qua các kênh thương mại điện tử. Các nhà bán hàng có thể tận dụng sự hỗ trợ truyền thông, lượng khách hàng có sẵn trên các kênh này để tăng khả năng quảng bá và tiếp cận nhằm tăng lưu lượng truy cập cửa hàng và tăng cả về đơn đặt hàng. Tất cả những lợi ích này thực sự được hiện thực hóa bằng những con số cụ thể. Cụ thể, Các chủ Shop tham gia 99 Online Shopping Day của Shopee năm 2017 đã đạt được kết quả ngoài mong đợi với lượng gia tăng đơn hàng lên tới 1.500 lần so với ngày thường.
50 sắc thái của cuộc chiến khuyến mãi
Đa dạng, muôn vẻ và đầy màu sắc – các trang thương mại điện tử đang đồng loạt chạy đua để gây tiếng vang trong cuộc chiến lấy lòng người tiêu dùng. Tung ra hàng loạt chương trình với tên cực sốc như “Giờ linh sale đỉnh”, “Tháng cô hồn – Sale hết hồn”, “Hăm ba thả ga freeship”…, Sendo nhấn mạnh vào lượng hàng hóa đa dạng của một “siêu chợ”. Lotte là một sắc thái khác khi thử thách người tiêu dùng tập luyện Kungfu – tập giật nhanh tất cả dưới 90k và Giật thần chưởng với ưu đãi độc quyền 2000 sản phẩm. “Giật cô hồn đồ chơi Lego” cũng được chạy quảng cáo liên tục trên Facebook như một cách kích cầu hướng đến các gia đình trẻ. Tiki không kém cạnh với màn “Dzựt cô hồn mùa 2018″ cùng hàng loạt deal sốc.
Với xuất phát điểm ban đầu là nền tảng C2C (khách hàng với khách hàng), Shopee đẩy mạnh đầu tư thêm dịch vụ Shopee Mall từ tháng 10.2017 mang lại nguồn hàng đa dạng hơn và giá cả sản phẩm cạnh tranh cho người dùng. Để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu khác nhau của người dùng, sự kiện mua sắm năm nay sẽ bắt đầu với một loạt các ngày khuyến mãi theo từng chủ đề khác nhau kéo dài liên tục đến đỉnh cao 9.9 Ngày siêu mua sắm. Chẳng hạn, ngày 29-8 sẽ bắt đầu chuỗi sự kiện khuyến mãi khủng nhất năm với chủ đề “Ngày siêu FlashSales”. Ngày 30-8 sẽ là “Ngày siêu sắc đẹp”. Ngày 31-8 là “Ngày siêu nhà cửa”. Ngày 1-9 là “Ngày siêu voucher”, 2-9 là Ngày lắc siêu xu, 3-9 là Ngày siêu giải thưởng, 4-9 là Ngày siêu thương hiệu…
9.9 Ngày siêu mua sắm với nhiều chủ đề khuyến mãi khác nhau
Sàn thương mại điện tử Shopee cũng vừa công bố, tính đến 30/06, Shopee đạt mốc hơn 27 triệu lượt cài đặt ứng dụng Shopee trên di động, top đầu trong số các ứng dụng mua sắm tại Việt Nam hiện nay. Và chỉ tính riêng từ 1/4 – 30/ 6/2018 (Quý II/2018), tổng số lượng đơn hàng trong quý của Shopee lên đến 127,8 triệu đơn. Với hàng loạt chương trình khuyến mãi đi kèm và chương trình khuyến mãi 9.9 Ngày siêu mua sắm sắp tới, hứa hẹn thi trường thương mại điện tử sẽ còn có những chuyển biến tích cực về lượng người dùng cũng như sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty thương mại điện tử với nhau và cả thị trường thương mại truyền thống.
Theo dan tri
Sendo vừa nhận khoản đầu tư hơn 50 triệu USD, quyết 'khô máu' ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Theo thông tin từ tờ Nikkei, tập đoàn tài chính Nhật Bản SBI Holdings và một vài công ty khác có trụ sở tại châu Á sẽ đầu tư tổng cộng 51 triệu USD vào nền tảng mua sắm trực tuyến Việt Nam là Sendo Technology. Thông qua đây, các đơn vị kể trên muốn thâm nhập vào thị trường thương mại điện tử vốn đang bùng nổ ở quốc gia Đông Nam Á này.
8 nhà đầu tư trong đó có Daiwa PI Partners, Softbank Ventues Korea và Beenos đều đang điều hành những dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Nhật Bản.
Các công ty đầu tư từ Hong Kong và nhiều nơi khác tại châu Á cũng tham gia vào vòng này và đây được xem là một trong những vòng huy động vốn lớn nhất đối với một startup Việt. Dẫu vậy số tiền đầu tư chi tiết của từng đơn vị không được công khai.
Sendo ra mắt vào năm 2012 là một nền tảng trực tuyến cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ mua, bán hàng hóa. Đây là một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với hơn 10 triệu sản phẩm từ khoảng 300.000 người bán. Tổng giá trị giao dịch (số tiền hàng hóa bán được trên nền tảng online) trong 3 năm tính tới 2017 tăng gần gấp 20 lần. Sendo sẽ sử dụng một phần vốn mới huy động được để mở rộng dịch vụ, nhắm tới nâng tổng giá trị hàng hóa giao dịch trên sàn đạt 1 tỷ USD vào năm 2020.
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang tiếp tục phát triển khoảng 30% mỗi năm. Amazon.com dường như cũng đang cho thấy vài tín hiệu họ sẽ sớm xuất hiện tại đây.
Các nhà đầu tư mong muốn sẽ cùng hợp lực, phát triển Sendo với những công nghệ và kiến thức mà họ có. SBI đang đầu tư vào các công ty về fintech trên khắp châu Á trong khi đó Beenos sẽ cung cấp hiểu biết về thương mại điện tử mà họ có cho Sendo. Các đơn vị kỳ vọng họ sẽ thu hồi khoản đầu tư thông qua một vài lựa chọn như IPO chẳng hạn.
Trước đó vào năm 2014, Sendo nhận gần 2 tỷ yên (tương đương 18 triệu USD) từ vòng huy động vốn của nhiều công ty Nhật Bản bao gồm cả SBI. Tốc độ tăng trưởng ổn định kể từ đó đến nay đã thúc đẩy thêm nhiều đơn vị khác tham gia đầu tư, trong đó có cả một chi nhánh của Softbank Group.
Theo Tri Thuc Tre
Nghệ An: Không dễ thay đổi thói quen thanh toán điện tử Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu thế tất yếu trong tương lai gần. Nhưng với người dân Nghệ An, thói quen vẫn thích chi tiêu bằng tiền mặt hơn là thanh toán điện tử bị cho là &'rắc rối' khó dùng. Vậy nên, muốn đẩy mạnh hình thức thanh toán này không phải là điều dễ dàng. Chị Lê Thùy...