‘Cuộc chiến tranh không khói súng’ của bác sĩ Mỹ
Thiếu khẩu trang, quần áo và kính bảo hộ, các nhân viên y tế gặp khó khăn trong cuộc chiến với Covid-19, đẩy chính họ vào vòng nguy hiểm.
Trung tâm Y tế Cộng đồng Thành phố Saint Paul, bang Minnesota, đang được xem xét đóng cửa vì không có đủ khẩu trang dự trữ.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Do Thái Barnes ở St. Louis thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu cho các bệnh nhân Covid-19 chỉ với chiếc khẩu trang lỏng lẻo thay vì mặt nạ chống độc.
Tại một phòng cấp cứu ở Los Angeles, nhân viên y tế được cung cấp một hộp khẩu trang hết hạn, ngay lập tức đứt dây chun khi họ đeo lên.
Số ca bệnh tăng vọt, các bác sĩ tuyến đầu tại Mỹ đang ngày đêm đối mặt với tình trạng thiếu hụt vật tư y tế và đồ bảo hộ.
Một nhân viên chăm sóc sức khỏe quyên tặng trang phục bảo hộ của mình cho trạm xét nghiệm lưu động ở Trung tâm ProHealth, thành phố New York. Ảnh: NY Times
Trong nhiều cuộc phỏng vấn, họ bày tỏ nỗi lo lắng và sợ hãi khi đứng trước nguy cơ lây nhiễm chéo và truyền virus cho gia đình cùng những người xung quanh.
“Chẳng có cách nào để tự phòng hộ cả. Tôi không những không bảo vệ được bản thân, mà còn chẳng bảo vệ được cho gia đình mình”, Faezah A. Bux, một bác sĩ gây mê ở Trung tâm Y tế Kentucky cho biết. Những ngày gần đây, anh phải đặt nội khí quản cho một số bệnh nhân cao tuổi bị suy hô hấp mà không đeo mặt nạ phòng độc hay kính bảo hộ.
Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 19/3, Tổng thống Donald Trump cho biết nước này đang sản xuất hàng triệu chiếc khẩu trang. Chính phủ liên bang cũng nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu hụt vật tư y tế. Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân, hoặc nhanh chóng trở về nước, hoặc ở hẳn nước ngoài cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.
Đầu tuần này, các bác sĩ tại Trung tâm Ung thư Tưởng niệm Sloan Kettering được thông báo nguồn cung mặt nạ phòng độc bị cắt giảm trong một tuần. Đội ngũ y tế dần trở nên quen thuộc với tình huống này. Rebecca Bartles, người đứng đầu chuỗi bệnh viện bệnh truyền nhiễm Providence St. Joseph tại Washington, cho biết một vài chi nhánh chỉ đủ vật tư y tế và đồ bảo hộ trong vài ngày tới.
Video đang HOT
“Chúng ta mới đang ở giai đoạn đầu cuộc chạy đua marathon. Thử nghĩ xem đến kilomet thứ 40, mọi chuyện sẽ như thế nào?”, bà nói.
Giám đốc Điều hành Trải nghiệm Bệnh nhân tại bệnh viện Providence St. Joseph dạy cách tự may khẩu trang cho các nhân viên y tế. Ảnh: NY Times.
Nỗi lo sợ của các nhân viên y tế không hề vô căn cứ. Hai bác sĩ cấp cứu tại New Jersey và Washington đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Hàng chục nhân viên y tế trên khắp đất nước đổ bệnh, hàng trăm người khác buộc phải cách ly.
“Chúng ta đang trong một cuộc chiến tranh không khói súng”, một bác sĩ phẫu thuật ở thành phố Fresno, bang California nói.
Giới chức y tế liên bang quy định mặt nạ phòng độc có thể sử dụng liên tục hoặc không liên tục trong vòng 8 giờ và nên được vứt bỏ ngay sau đó. Song các bác sĩ cho biết họ chỉ được phát một chiếc và phải dùng nhiều lần. Để ứng biến, họ thường làm sạch thiết bị của mình bằng dung dịch khử trùng, không rõ điều này có giúp ích hay không.
Nhiều người cảm thấy thất vọng bởi hướng dẫn mập mờ và thiếu nhất quán của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Ban đầu, CDC quy định y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 cần đeo khẩu trang N95 để đảm bảo an toàn. Song trước tình trạng khan hiếm, CDC thay đổi hướng dẫn, chấp nhận để các bệnh viện sử dụng khẩu trang thường. N95 cần thiết khi thực hiện thủ thuật đặt nội khí quản.
“Chúng tôi lo lắng vì các khuyến nghị của CDC chỉ dựa trên khó khăn trong chuỗi cung ứng vật tư. Các khuyến cáo này cũng không chỉ ra chiến lược giải quyết tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ cần thiết”, đại diện Hiệp hội Y bác sĩ Mỹ nhấn mạnh.
Howard K. Mell, phát ngôn viên Đại học Bác sĩ Cấp cứu Mỹ cho biết cuộc khủng hoảng đòi hỏi những động thái quyết liệt từ chính quyền liên bang. Ông kêu gọi Nhà Trắng tăng cường sản xuất thiết bị y tế thông qua các quy định của Đạo luật Sản xuất Quốc phòng. Ông Mell cũng hối thúc nhà chức trách tăng cường phân phối từ Kho Chiến lược Quốc gia – kho lưu trữ vật tư y tế quan trọng cho tình huống khẩn cấp về y tế công cộng.
Trạm xét nghiệm lưu động tại New York. Ảnh: NY Times
Những ngày gần đây, bác sĩ Mell cho biết cảm thấy bất lực khi nhận được các cuộc gọi tuyệt vọng từ nhiều nhân viên y tế trên cả nước.
Hôm 11/3, ông bất ngờ tìm thấy 10 hộp mặt nạ phòng độc cho công nhân xây dựng tại Target – một chuỗi cửa hàng bán lẻ phổ biến. FDA trước đó tạm chấp nhận cho bác sĩ sử dụng loại mặt nạ này trong khám chữa bệnh. Ông mua toàn bộ chúng và gửi cho một bệnh viện ở Bronx.
“Trời đất, tại sao tôi có thể tới Target và mua được thứ này trong khi các bệnh viện thì đang hết sạch? Nếu cả Target còn bán thì chắc chắn khẩu trang vẫn ở đâu đó trong các trung tâm phân phối. Các bệnh viện cần thứ này. Ngay bây giờ!”, ông nhấn mạnh.
Bệnh viện Đại học George Washington thậm chí phải đề nghị nhân viên sử dụng mặt nạ phòng độc 5 lần trước khi vứt bỏ.
“Chúng tôi còn bị mất cắp nữa. Nhiều người đi vào tòa nhà và bước ra ngay lập tức”, Bruno Petinaux, Giám đốc Bộ phận Y tế tại bệnh viện cho biết.
Các bệnh viện tư hoặc phòng khám phi lợi nhuận, đặc biệt là những nơi không có nhà phân phối quen thuộc phải thắt chặt quy định để bảo đảm lượng vật tư dự trữ. Bệnh viện Chatham ở thị trấn Siler City, Bắc Carolina chỉ cho phép một bác sĩ và một y tá khám cho người có triệu chứng suy hô hấp. Vài nơi áp dụng biện pháp mạnh mẽ hơn. Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Saint Peter tại New Jersey hôm 18/3 đã cảnh báo bác sĩ sẽ bị kỷ luật nếu đeo khẩu trang khi không thăm khám bệnh nhân.
Thục Linh (Theo NY Times)
Khuôn mặt sưng đỏ, đầy vết hằn của y bác sĩ ở khu cách ly dịch corona
Việc thường xuyên đeo găng tay y tế, kính bảo hộ, khẩu trang và sử dụng chất khử trùng khiến khuôn mặt, tay chân của nhiều bác sĩ, y tá bị sưng tấy, rướm máu và thậm chí biến dạng.
Trong những ngày bùng phát dịch viêm phổi cấp do virus corona, nhiều hình ảnh vất vả của các y bác sĩ được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc. Các nhân viên y tế làm việc trong khu vực cách ly phải mặc đồ bảo hộ cả ngày để tránh sự lây nhiễm virus corona từ người bệnh. Việc thường xuyên đeo găng tay y tế, kính bảo hộ, khẩu trang và sử dụng chất khử trùng khiến khuôn mặt, tay chân của nhiều bác sĩ, y tá bị sưng tấy, rướm máu và thậm chí biến dạng. Ảnh: voc.
Loạt ảnh chụp khuôn mặt với đầy những vết lõm, vết loét của các y bác sĩ làm việc tại bệnh viện Vũ Hán và nhiều địa phương khác tại Trung Quốc đang tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona lan truyền gần đây và nhận được nhiều sự quan tâm của dân mạng. Ảnh: sina.
Theo World Of Buzz, các bác sĩ tại Vũ Hán phải làm việc liên tục, thậm chí không có thời gian ăn uống, đi vệ sinh. Vào cuối ngày, họ kiệt sức và thiếp đi trong những bộ đồ bảo hộ. Chính những vết hằn, vết xước, mụn nước trên mặt và tay chân đã nói lên sự vất vả của những nhân viên y tế này. Ảnh: voc.
Rời khỏi khu vực cách ly vào ngày 3/2 với đầy những vết hằn trên gương mặt, nữ y tá Zhou Miao (bên trái) không tỏ vẻ mệt mỏi, vẫn tươi cười trước ống kính phóng viên. Ảnh: voc, sina.
Dưới loạt ảnh làm việc vất vả của các nhân viên y tế Trung Quốc, dân mạng để lại nhiều lời khen và động viên. Tất cả hy vọng các y bác sĩ sẽ tiếp tục giữ vững tinh thần, sự lạc quan để đối phó với dịch bệnh. Ảnh: voc.
Hiện số ca nhiễm virus corona, có thể gây suy hô hấp cấp, lên đến hơn 20.600 trên toàn thế giới, chủ yếu tập trung tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, nơi bùng phát dịch bệnh. 3 bệnh viện dã chiến được xây dựng ở Hồ Bắc và hàng nghìn nhân viên y tế trên khắp cả nước được huy động đến đây. Ảnh: voc.
Theo Zing
Bệnh nhân không mắc virus corona 'vô tình bị bỏ rơi' tại Trung Quốc Khi mọi bác sĩ tại Trung Quốc lao vào cuộc chiến chống virus corona, nhiều bệnh nhân mắc các vấn đề nghiêm trọng khác không còn được chữa trị đầy đủ và chịu đau đớn kéo dài. Zing.vn trích dịch bài đăng trên South China Morning Post, về câu chuyện các bệnh nhân khác tại thành phố Vũ Hán khi dịch bệnh bùng...