Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung tác động tới ngành chế tạo châu Á
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trong thời gian qua được dự báo sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Xe Mustang Ford mới được trưng bày tại triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 19/4/2017.
Cụ thể, chỉ số của khu vực chế tạo ở nhiều quốc gia châu Á có kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, trong đó có Trung Quốc, đã yếu đi trong tháng 10/2018 trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung phủ bóng lên triển vọng thương mại.
Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) – thước đo chủ chốt đánh giá hoạt động chế tạo – của Trung Quốc trong tháng 10 ở mức 50,2 (điểm), giảm so với mức 50,8 của tháng trước. Đây được coi là dấu hiệu sa sút mới nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào thời điểm Bắc Kinh phải đối mặt với cuộc chiến thương mại và vấn đề nợ trong nước. Các chuyên gia nhận định sự “giảm tốc” của kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của khu vực cũng như của thế giới.
Bên cạnh đó, các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu khác ở châu Á, từ Hàn Quốc đến Malaysia, cũng ghi nhận xu hướng PMI giảm tương tự trong tháng 10/2018, theo báo cáo của công ty khảo sát Nikkei – IHS Markit.
Tuy nhiên, chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo của Việt Nam đã tăng từ mức thấp nhất trong vòng 10 tháng là 51,5 điểm trong tháng 9 lên 53,9 trong tháng 10/2018.
Báo cáo trên cho hay vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) chứng kiến hoạt động sản xuất sụt giảm lần đầu tiên kể từ tháng 5/2016, và các doanh nghiệp trong ngành dự kiến sản lượng tiếp tục đi xuống trong 12 tháng tới.
Video đang HOT
PMI ngành chế tạo của Hàn Quốc cũng hạ từ mức 51,3 (điểm) trong tháng 9/2018 xuống 51 trong tháng vừa qua. Một chỉ số khác thể hiện lòng tin của các doanh nghiệp lớn Hàn Quốc cũng đang ở mức thấp nhất trong hai năm qua. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Hãng tin AFP dẫn lời một nhà phân tích của Viện Tài chính Hàn Quốc, nhận định rằng tình hình có thể tồi tệ hơn trong năm tới do cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc. Rủi ro vỡ nợ của các công ty Trung Quốc đang ngập trong nợ nần, cùng với sự giảm tốc trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc.
Trong khi đó, PMI lĩnh vực chế tạo tại Malaysia và Thái Lan đã giảm xuống dưới mức 50 (điểm) – ngưỡng phân định giữa chiều hướng tăng trưởng và sụt giảm của hoạt động sản xuất. Đây là mức PMI thấp nhất của Malaysia kể từ tháng Bảy và là mức thấp nhất của Thái Lan trong vòng hai năm trở lại đây.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo tại cuộc họp thường niên vào tháng trước rằng xung đột thương mại và các mối đe dọa khác sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, đồng thời hạ giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 và 2019. Trong khi Eurozone đã công bố số liệu PMI kém khả quan trong tháng 10.
Tuy nhiên, không phải mọi nền kinh tế đều chứng kiến bức tranh tiêu cực. Ngành chế tạo Nhật Bản ghi nhận kết quả khá tốt vào tháng trước. Còn tại Mỹ, chính quyền của Tổng thống Donald Trump không gặp quá nhiều áp lực về các chính sách thương mại khi mà triển vọng kinh tế Mỹ đang rất “sáng”, với tỷ lệ thất nghiệp thấp và tiền lương tăng khá tốt.
Đáng chú ý, các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ hưởng lợi giữa bối cảnh căng thẳng thương mại đang leo thang hiện nay. Quốc gia này dường như trở thành điểm thu hút các nhà sản xuất nước ngoài muốn di dời hoạt động ra khỏi Trung Quốc. Chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo của Việt Nam đã tăng từ mức thấp nhất trong vòng 10 tháng là 51,5 điểm trong tháng 9 lên 53,9 trong tháng 10/2018.
Theo Báo Mới
Thị trường tiền tệ đang chuyển hướng
Với diễn biến của tỷ giá hối đoái, Việt Nam đang thể hiện trên thực tế thặng dư thương mại với Mỹ gần như không có yếu tố hỗ trợ của tỷ giá.
Ngày 27/10/2018 lần đầu tiên trên diễn đàn Quốc hội Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu công khai: "Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu". Đây là sự khẳng định ở tầm cao nhất của cơ quan điều hành nền kinh tế về chính sách tiền tệ quốc gia.
Sự lựa chọn dứt khoát và rõ ràng
Trong rổ tiền tệ làm căn cứ xác định tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố hàng ngày có tám ngoại tệ, nhưng không hiểu vì sao hiện trong bảng tỷ giá tham khảo hàng ngày của Sở Giao dịch NHNN thường xuyên chỉ có bảy ngoại tệ bao gồm đô la Mỹ, euro, bảng Anh, yen Nhật, franc Thụy Sỹ, đô la Úc và đô la Canada. Mấy tháng trước bảng tỷ giá này có năm ngoại tệ, không có đô la Úc và đô la Canada. Ngoại tệ thứ 8 trong rổ này, theo một quan chức cấp cao NHNN, là đồng nhân dân tệ.
Đô la Mỹ là đồng tiền chiếm tỷ trọng áp đảo trong rổ tiền tệ, đồng thời cũng là đồng tiền dự trữ ngoại hối chủ yếu của Việt Nam. Điều này không cần phải bàn. Với những đồng tiền khác, thí dụ ngày 26/10/2018 Sở Giao dịch NHNN công bố giá bán 26.601 đồng/euro; 208 đồng/yen Nhật; 30.001 đồng/bảng Anh... So với giá bán ngày 2/1/2018 tương ứng là 27.757 đồng/euro; 204,91 đồng/yen Nhật; 31.219 đồng/bảng Anh... đồng Việt Nam có lên/xuống so với các ngoại tệ. Sự biến động của tiền đồng phù hợp với biến động của những ngoại tệ trên so với đô la Mỹ trên thị trường tài chính thế giới. Đây cũng không phải chuyện mới lạ gì.
Đồng nhân dân tệ chỉ xuất hiện trong bảng tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định giá trị tính thuế (chủ yếu thuế xuất nhập khẩu). Theo NHNN, từ ngày 25 đến 31-10/2018, tỷ giá tiền đồng/nhân dân tệ được tính ở mức 3.273,87 đồng đổi một nhân dân tệ.
Trong khoảng thời gian từ ngày 28/12/2017 đến ngày 3/1/2018 tỷ giá tiền đồng/nhân dân tệ được áp dụng mức 3.419,46 đồng/nhân dân tệ. Tính ra 10 tháng đầu năm nay, đồng Việt Nam lên giá 4,26% so với nhân dân tệ.
Trong cùng 10 tháng đó, tỷ giá trung tâm chỉ tăng từ 22.415 lên 22.723 đồng/đô la Mỹ (tỷ giá trung tâm ngày 27/10/2018), tức đô la Mỹ tăng giá 1,37% so với đồng Việt Nam. Tỷ giá niêm yết chuyển khoản bán ra đô la Mỹ của các ngân hàng tăng nhiều hơn, từ 22.720 lên 23.390 đồng/đô la Mỹ, tương đương 2,95%.
Tiền đồng lên giá so với nhân dân tệ trong khi đồng nhân dân tệ giảm giá kỷ lục so với đô la Mỹ còn tiền đồng giảm giá ở mức hợp lý so với đô la Mỹ theo xu hướng chung của diễn biến tỷ giá đô la Mỹ/các ngoại tệ khác. Đây là sự lựa chọn rõ ràng của Việt Nam bởi Mỹ đang là đối tác thương mại quan trọng nhất nhì của chúng ta. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến cuối tháng 9/2018, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ khoảng 20 tỉ đô la Mỹ. Với diễn biến của tỷ giá hối đoái, Việt Nam đang thể hiện trên thực tế thặng dư thương mại với Mỹ gần như không có yếu tố hỗ trợ của tỷ giá.
Mềm dẻo thắt chặt tiền tệ
Theo dữ liệu mới nhất của NHNN, số tuyệt đối tổng phương tiện thanh toán đến cuối tháng 8/2018 đạt 8.888.384 tỉ đồng, tăng 8,49% so với đầu năm và tăng 45.832 tỉ đồng so với tháng liền kề, trong đó tiền gửi của tổ chức kinh tế là 3.156.023 tỉ đồng, tăng 17.340 tỉ đồng so với tháng 7/2018, tiền gửi của dân cư 4.297.182 tỉ đồng, tăng 23.312 tỉ đồng so với tháng trước đó.
Như vậy, nếu trừ đi mức tăng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư, lượng tiền NHNN đưa ra trong tháng 8 có 5.180 tỉ đồng. Đây là mức tăng trưởng rất thấp của tổng phương tiện thanh toán trong một tháng nếu nhìn lại quá khứ nhiều năm qua.
Chưa hết. Vào cuối tháng 6/2018 (tháng đầu tiên của năm nay tỷ giá hối đoái chịu áp lực mạnh của diễn biến trên thị trường tài chính quốc tế - NV), NHNN ghi nhận tổng phương tiện thanh toán đã đạt 8.879.582 tỉ đồng, trong đó tiền gửi của doanh nghiệp là 3.151.237 tỉ đồng, của dân cư 4.281.238 tỉ đồng. Ba số liệu này đến cuối tháng 7-2018 lần lượt là 8.842.552 tỉ đồng; 3.138.683 tỉ đồng và 4.273.870 tỉ đồng. Ba số liệu của tháng 7 đều giảm mạnh so với tháng 6-2018 và tổng phương tiện thanh toán đã giảm 17.108 tỉ đồng so với tháng trước liền kề sau khi trừ đi mức giảm tiền gửi của doanh nghiệp và dân cư.
Đây cũng là lần đầu tiên tổng phương tiện thanh toán của một tháng không những không tăng mà còn giảm và giảm mạnh. Đặc biệt việc giảm tổng phương tiện thanh toán cần đặt trong bối cảnh trong tháng này NHNN bán ra hơn 2 tỉ đô la Mỹ để can thiệp ổn định tỷ giá, tức là cùng lúc hút về một lượng tiền đồng rất lớn.
Tiền được rút bớt khỏi lưu thông, thanh khoản được điều chỉnh và cơ quan quản lý kiên quyết không nâng hạn mức tín dụng cho bất cứ ngân hàng nào. Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán năm nay nhiều khả năng sẽ không tận dụng hết chỉ tiêu đề ra. Mặt bằng lãi suất cao dần là chuyện tất yếu phải đến. Sau khi vọt lên gần 5%/năm, lãi suất tiền đồng qua đêm liên ngân hàng tụt xuống dưới 3%/năm và ở thời điểm cuối tháng 10 này nó đang trụ vững quanh 4,44-4,5%/năm. Những tiền đề để đảm bảo kiểm soát lạm phát năm tới đang được xây dần.
Trong việc điều hành tiền tệ, có thể thấy lãi suất tiền đồng cứ cao cao một vài tuần, rồi tụt xuống, rồi lại nhấp nhổm quay lên. Kiểu điều hành này làm cho đầu cơ ngoại tệ khó kiếm lời, mà không cẩn thận có thể lâm vào lỗ lã! Còn về tổng thể, con đường đi lên của lãi suất để tỷ giá theo định hướng và đạt được mục tiêu như Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tuyên bố tại Quốc hội, đã được nhìn thấy trước không chỉ năm nay mà cả năm sau.
Theo TBKTSG
Nhiều cổ phiếu Trung Quốc bị bán tháo 'oan' vì chiến tranh thương mại Các hãng công nghệ và y tế Trung Quốc chỉ tập trung thị trường trong nước nhưng cổ phiếu vẫn bị bán, cho thấy các nhà đầu tư đã đánh giá sai. Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc chịu tác động mạnh. Chỉ số Shanghai Composite đã mất...