Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ khiến GDP châu Á mất 0,9%
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 12.10 cảnh báo nếu cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung tiếp tục leo thang sẽ làm cho GDP khu vực châu Á giảm 0,9% trong 2 năm tới.
Các nền kinh tế châu Á sẽ bị cuốn vào cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung – Ảnh từ Reuters
Kinh tế châu Á được dự báo có tình hình tốt hơn những khu vực khác trong năm nay, với mức tăng trưởng 5,6% trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng, giá dầu tăng và Mỹ siết chặt chính sách tiền tệ. IMF nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2018 chỉ đạt 3,7%.
Tuy nhiên, khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung làm gia tăng sức tàn phá, châu Á cũng sẽ bị thiệt hại. IMF dự báo tăng trưởng của khu vực này năm 2019 là 5,4% trong khi tăng trưởng toàn cầu là 3,7%.
Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương Changyong Ree của IMF nói: “Xét đến tất cả mức thuế hiện tại lẫn đã được đề xuất, cũng như tác động của chúng đến niềm tin của giới đầu tư và thị trường tài chính, GDP Trung Quốc trong 2 năm tới sẽ mất tối đa 1,6% trong khi Mỹ mất khoảng 0,9%. Tổn thất GDP của châu Á lớn nhất cũng sẽ là 0,9%”.
Video đang HOT
Bảng dự báo tăng trưởng GDP của châu Á của IMF - Nguồn: IMF
Cũng theo IMF, không chỉ Trung Quốc, các nền kinh tế châu Á khác cũng đứng trước nguy cơ bị cuốn vào cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, những ngành bị áp thuế sẽ phải chịu tác động đáng kể nhất.
Do cuộc chiến thương mại ngày càng lan rộng trong khi nhu cầu bên ngoài sụt giảm, giới xây dựng chính sách châu Á có thể sẽ tiến hành tự do hóa thương mại mạnh hơn và đầu tư nhiều hơn nữa.
Cẩm Bình (theo Nikkei Asian Review)
Chứng khoán châu Á tăng mạnh bất chấp chiến tranh thương mại leo thang
Chứng khoán châu Á vẫn tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 18/9 trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng 1,41% và chốt phiên 18/9 ở mức 23.420,54 USD trong khi chỉ số Topix kết thúc phiên tăng 1,81% lên 1.759,88 USD.
Một góc Sàn chứng khoán Tokyo (Ảnh: Getty Images)
Tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi đã tăng 0,26% và kết thúc phiên ở mức 2.308,98 USD sau biến động của các cổ phiếu blue-chip (do các công ty vốn hóa lớn phát hành). Cổ phiếu của Samsung Electronics và Huyndai Motor đều tăng lần lượt ở các mức 0,78% và 0,39%, trong khi cổ phiếu của Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) trượt giá 1,01%.
Trong khi đó, theo đà giảm điểm của nhóm chứng khoán năng lượng (giảm 1,53%), ASX 200 của Australia trở thành chỉ số hiếm hoi giảm điểm với mức giảm 0,38% và chốt phiên ở mức 6.161,5 USD.
Tại Trung Quốc, các thị trường đã phục hồi so với những phiên rớt giá trước đó. Lúc 3h30 chiều 18/9 theo giờ Hong Kong/Singapore, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) đã tăng 0,6% bất chấp trước đó cổ phiếu của gã khổng lồ công nghệ Tencent giảm 0,25%.
Chỉ số Shanghai Composite tăng 1,82% và chốt phiên ở mức 2.699,95 USD trong khi chỉ số Shenzhen Composite tăng 1,976% để kết thúc phiên ở mức 1.404,15 USD.
Chiến tranh thương mại lại nóng lên
Về phía Mỹ, ngày 17/9 Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 10% lên 200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và mức thuế này sẽ được điều chỉnh tăng lên 25% vào cuối năm nay.
Trước đó, Mỹ đã đánh thuế bổ sung lên 50 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng đã đánh thuế trả đũa lên 50 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, khiến cho nhiều nông dân Mỹ lao đao.
Đầu tháng 9, truyền thông thế giới đưa tin Mỹ đang tìm cách tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng, tâm điểm chú ý hiện nay đang dồn vào phản ứng của Trung Quốc trước đòn thuế quan mới đây của Mỹ.
Theo ông Rodrigo Catril, chuyên gia tỉ giá hối đoái của Ngân hàng Quốc gia Australia, về mặt khối lượng hàng hóa thì Trung Quốc không bị vướng khi áp thuế trả đũa lên hàng hóa của Mỹ. Tuy nhiên, biện pháp trả đũa có thể ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa Mỹ.
Trên thị trường tiền tệ, vào lúc 3h41 chiều 18/9 theo giờ Hong Kong/Singapore, đồng yên của Nhật Bản vẫn tiếp tục suy yếu so với đồng đô la Mỹ (USD) và giao dịch ở mức 111,94 yên đổi được 1 USD. Trong khi đồng đô la Australia (AUD) tăng giá và giao dịch ở mức 1 AUD đổi được 0,7914 USD.
Đồng USD giao dịch ở mức 94,529 điểm. Theo các nhà phân tích của Ngân hàng Commonwealth của Australia, nếu Trung Quốc quyết định hủy đàm phán thương mại để đáp trả biện pháp thuế quan mới đây của Mỹ, đồng USD có thể gỡ lại những mất mát trượt giá trong thời gian gần đây./.
CTV Hồng Quang/VOV.VNTheo CNBC
Chứng khoán châu Á đi xuống sau khi vòng áp thuế mới Mỹ-Trung có hiệu lực Trong bối cảnh vòng áp thuế mới trả đũa lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc có hiệu lực và giá dầu tăng cao sau khi các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không nhất trí tăng sản lượng, sắc đỏ đã tràn ngập nhiều sàn chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch sáng 24/9....