Cuộc chiến sinh tồn của xã hội đen Trung Quốc ở hải ngoại
Các bang phái xã hội đen người Hoa ở hải ngoại trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ và ngày càng hung hãn.
Nhiều tài liệu cho rằng, lịch sử xã hội đen Trung Quốc ở hải ngoại bắt đầu vào khoảng năm 1850. Đó là năm những người Trung Quốc đầu tiên di cư sang Mỹ. Lúc bấy giờ, nước Mỹ mới thành lập chưa đầy 100 năm, chính phủ Mỹ lúc đó không có thời gian chú ý tới những quyền lợi của người Hoa tại Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, người Hoa buộc phải thành lập các bang hội để tự bảo vệ mình khỏi các nhóm tội phạm bản địa.
Theo suy đoán của các chuyên gia, các bang hội của người Hoa khi đó không nhận được sự đồng tình của Chính phủ Mỹ. Bởi lẽ, các bang hội buộc phải có nguồn kinh phí để duy trì hoạt động mà nguồn kinh phí dồi dào nhất chính là từ các sòng bạc, các quán thuốc phiện và nhà thổ.
Một khi các bang hội ra đời, tất yếu sẽ xảy ra sự xung đột về lợi ích, tranh cướp về lợi ích, tranh cướp địa bàn làm ăn, dẫn đến những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các bang hội. Chính từ đây, các bang hội xã hội đen người Hoa ở hải ngoại bắt đầu thành hình.
Bắt đầu từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước, những người Trung Quốc sống ở khu vực phía Nam và đảo Hồng Kông đã thực hiện mootj cuộc di cư quy mô lớn ra hải ngoại và nhiều nhất là Mỹ. Chính những người này đã tạo nên một thế hệ mới ở các Chinatown (phố Tàu).
Không ít thanh niên người Hoa mới di dân sang Mỹ đã gia nhập vào các bang hội để tìm kiếm cơ hội làm ăn nơi đất khách. Các bang hội vốn có nguồn gốc từ Hội Tam Hợp ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông như 14K, Tân Nghĩa An, bang “chữ Hòa”,… cũng theo những đoàn người di dân, mở rộng địa bàn của mình ở hải ngoại.
Ảnh minh họa
Cùng thời kỳ đó, những người thanh niên trẻ tuổi chạy theo Quốc dân Đảng ra Đài Loan đã thành lập hai bang phái xã hội đen là Trúc Liên Bang và Tứ Hải Bang. Sau khi đã chiếm lĩnh được địa bàn Đài Loan, các bang phái tại đây cũng bắt đầu mở rộng địa bàn ra hải ngoại thoong qua các cuộc di dân lớn nhỏ.
“Vào những năm 1960, rất nhiều thanh thiếu niên di cư từ Hồng Kông tới Chinatown của Mỹ sinh sống. Tuy nhiên, một bộ phận lớn những người này do không biết tiếng, cũng không có bạn bè gì nên chỉ biết kéo bè kết đảng với nhau quậy phá. Các bang phái tại đây cũng tìm cách lôi kéo những thanh niên này vào hội để mở rộng thế lực của mình”, Trần Quốc Lâm, giáo sư tại Đại học Rutgers, bang New Jersey Mỹ nói.
Tới những năm 80, khi Trung Quốc cai cách mở cửa, lại có thêm một đợt di dân lớn của người Hoa sang Mỹ và các nước phương Tây. Trong những cuộc di dân này, không ít người là thành viên của các bang phái xã hội đen. Họ đem nguyên cả cơ cấu cũng như cách thức hoạt động của các bang phái xã hội đen trong nước sang nước ngoài hoạt động.
Video đang HOT
Các bang phái đi theo đợt di dân mới này đã tạo nên một thế lực mới trong cộng đồng xã hội đen người Hoa ở hải ngoại và những cuộc chiến tranh giành địa bàn, phân chia thế lực một lần nữa lại diễn ra.
Ở Mỹ, những người dân có gốc gác từ vùng Trương Lạc được coi là những “người Do Thái của Trung Quốc”. Bang Trường Lạc (bang hội của những người gốc gác từ vùng Trường Lạc) từng khiến người dân Mỹ phải khiếp vía. Trường Lạc là khu vực thuộc Phúc Châu, tới nay đã có tới 1378 năm lịch sử, đồng thời là một trong những huyện duyên hải đầu tiên được chính quyền Trung Quốc phê chuẩn cải cách mở cửa.
Tổng số nhân khẩu của Trường Lạc là 680 ngàn người, tuy nhiên, trong đó có 300 ngàn người đang sống ở nước ngoài. Theo một tài liệu do thành phố New York công bố thì ít nhất có 200 người Hoa sống tại New York.
Từ chiến tranh nha phiến (1840-1842) tới nay, việc người Phúc Kiến di cư sang Mỹ chưa bao giờ dứt. Trong đó, người Trường Lạc thường xuyên sang Mỹ theo phương thức vượt biển bất hợp pháp. Ban đầu chỉ có một nhóm nhỏ thành công, nhưng sau đó, một mang mười, mười lại mang theo trăm, từ đó hình thành hẳn một bang phái ở Mỹ có tên gọi là “Bang Trường Lạc”.
Những người Trường Lạc sau khi sang được đến đất Mỹ, chủ yếu tập trung ở Chinatown ở New York. Trải qua nhiều năm nỗ lực, những người di dân Phúc Kiến dần dần thay thế cho những người di dân Quảng Đông, trở thành quần thể người Hoa di dân đông nhất ở New York. Một số lớn thành viên của Phúc Thanh Bang, bang phải của cộng đồng người Phúc Kiến ở New York là người Trường Lạc. Hai bang phái này chuyên thực hiện các cuộc bắt cóc, tống tiền, lừa đảo, tổ chức buôn bán ma túy hoặc vượt biên trái phép.
Ở một góc độ nào đó, người Hoa ở hải ngoại coi các băng đảng xã hội đen có nguồn gốc từ Trung Quốc là một phương thức bảo vệ cho cuộc sống và việc làm ăn của mình. Chẳng hạn như một người Hoa nào đó mở cửa hàng tại Tokyo, xã hội đen Nhật thường xuyên tới đòi thu phí bảo kê và chủ các cửa hàng này không muốn nộp.
Trong tình huống này, các ông chủ cửa hàng chỉ còn cách là dựa vào các tổ chức xã hội đen của người Hoa tại Nhật để bảo vệ chính mình. Ngược lại, do một số lượng lớn người Hoa đều là di cư trái phép, do vậy, họ chỉ có thể làm việc mưu sinh thông qua các hoạt động ngầm và phi pháp.
Vào đầu những năm 90, những người Trung Quốc đầu tiên đã tới định cư tại thành phố Prato, Italy. Tới năm 2010, cảnh sát Italy đã thực hiện một chiến dịch truy quét các băng đảng xã hội đen người Hoa. Theo thống kê của phía cảnh sát Italy, có khoảng hơn 45 ngàn người Hoa sống tại Italy, tuy nhiên, chỉ khoảng 10 ngàn người có giấy tờ hợp pháp.
Chính quyền Italy thạm chí còn không ý cho người Trung Quốc thành lập các phố người Hoa như một ở Mỹ và các nước khác. “Chỉ cần người Trung Quốc tụ tập lại một chỗ thì chắc chắn sẽ sinh ra một băng nhóm xã hội đen Trung Quốc”, cảnh sát Italy đã tuyên bố như vậy trên báo chí. Tại Nhật Bản, việc thành lập phố người Hoa của Hoa Kiều cũng gặp phải không ít sự phản đối của cả chính phủ lẫn người dân.
Việc thành lập hoặc bị thành lập các phố người Hoa khiến cộng đồng người Hoa ở hải ngoại gần như bị tách khỏi xã hội nơi họ cư trú. Bản thân họ không hòa nhập vào xã hội mà quanh quẩn trong các khu phố người Hoa, sống tự trị theo kiểu các xã đoàn và các hội đồng hương.
Việc thiếu sự hỗ trợ về các dịch vụ công cộng, lại thêm một lượng lớn những người di dân đều là những người thấp kiến các khu phố người Hoa trở thành nơi thường xuyên xảy ra các tệ nạn và tội phạm. Các xã đoàn kết hợp với tệ nạn và phạm tội sẽ hình thành nên các bang phái xã hội đen Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, kinh tế Châu Âu suy thoái, một lượng lớn người Hoa di dân tới đây không tìm được việc làm, cả ngày chỉ lang thang trên đường. Những người tìm được việc làm thì đều là những công việc cực nhọc mà tiền lương thì rất ít.
Những người này vốn xuất thân ở tầng lớp thấp, ít được học hành trong xã hội, lại bị đẩy vào hoàn cảnh bị cả xã hội “ruồng bỏ”,đương nhiên, việc dẫn đến các hành vi tội phạm là rất dễ. Đây cũng chính là lý do khiến cho các bang phái xã hội đen người Hoa ở hải ngoại trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ và ngày càng hung hãn hơn.
Theo vietbao
"Rồng rắn" xin lộc, xin xăm ngày Tết Nguyên tiêu
Hôm nay 25/2, nhằm 16 tháng Giêng, theo lệ hàng năm, hàng vạn người dân và du khách khắp nơi lại đổ về các chùa ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) xin lộc, xin xăm nhân dịp Tết Nguyên tiêu.
Đoàn người "rồng rắn" xếp hàng lễ chùa xin lộc xin xăm theo lệ ngày 16 tháng Giêng hàng năm ở Hội An (Quảng Nam)
Tại chùa Phúc Kiến, điểm lễ chùa, xin xăm thu hút đông đảo người dân và du khách ghé viếng trong ngày Tết Nguyên tiêu. Đây là một điểm nằm trong tuyến hành trình tham quan đô thị cổ Hội An, nên nhà chùa mở một lối đi riêng cho người đi xin lộc, xin xăm xếp hàng vào chính điện để không ảnh hưởng đến những du khách tham quan vãn cảnh, đảm bảo an ninh trật tự
Cách chùa Phúc Kiến khoảng độ 500 m là chùa Ông, thường mở cửa phát lộc cho người dân và khách du xuân trong ngày 16 tháng Giêng, đoàn người nối đuôi nhau xếp hàng chờ vào lễ chùa xin lộc nối dài từ tuyến Trần Phú đến hết đường Nguyễn Huệ bên hông chùa vẫn chưa dứt hàng. Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở khu vực này cho biết, chùa mở cửa cho người dân vào lễ từ 4h sáng, nhưng từ 2-3h sáng sớm nay đã bắt đầu có người đến xếp hàng vào lễ chùa.
Càng về trưa, trời càng nắng nóng gay gắt và đoàn người xếp hàng càng nối dài thêm. Điều đáng ghi nhận là dù khách lễ chùa hàng năm vào ngày này rất đông nhưng không có cảnh chen lấn, xô đẩy đồng thời người dân và du khách lễ chùa được yêu cầu xếp hàng hai và nối dài chứ không tràn ra cả đường ảnh hưởng đến lưu thông trong các tuyến phố xung quanh chùa, cũng là các tuyến trung tâm phố cổ Hội An. Nhà chùa cũng đếm lượt từng đợt 20 khách vào viếng chùa rồi mới đến đợt khác để tránh cảnh bát nháo trong khu vực chính điện.
Anh Nguyễn Văn Hùng, người dân ở Đà Nẵng vào Hội An lễ chùa Ông xin lộc, xin xăm cho biết: "Tôi là dân làm ăn nên năm nào cứ đúng 16 tháng Giêng vào lễ chùa. Xếp hàng vào được tới cổng chùa như này mất hết hơn 4 giờ đồng hồ, từ 6 giờ sáng tới chừ đây. Đứng giữa nắng như ri cực lắm chớ nhưng phải kiên nhẫn thôi, năm có một lần thôi, cầu cho làm ăn may mắn, gia đình mạnh khỏe trong năm mới mà. Cũng may ở đây bảo vệ trật tự họ làm nghiêm ngặt, nên ai tới trước vô trước, ai tới sau vô sau chứ không chen lấn, đè lên nhau mà lễ chùa xin lộc".
Ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm cũn là dịp người Hoa ở Hội An và các tỉnh, thành lân cận tề tựu về các Hội quán dự tiệc mặn, gặp gỡ đầu năm nhân dịp Tết nguyên tiêu.
Dưới đây là những hình ảnh PV Dân trí vừa ghi nhận tại Hội An (Quảng) dịp Tết Nguyên tiêu năm Quý Tỵ 2013:
Người dân và du khách khắp nơi đổ về Hội An lễ chùa từ sáng sớm nay, 25/2
Đoàn người xếp hàng vào chùa Ông nối dài hàng mấy tuyến phố xung quanh chùa
Ngoài hàng rào chắn đảm bảo lưu thông, lực lượng bảo vệ cũng được tăng cường chốt chặn nhắc nhở mọi người giữ gìn trật tự chung
Đội ngũ hàng rong bán hương, hoa quả... cũng đổ về phố cổ trong dịp làm ăn được nhất trong năm.
Theo Dantri
Trắng đêm dâng lễ chùa Bà ngày rằm tháng Giêng Hàng trăm nghìn người từ khắp nơi đổ về chùa Bà Thiên Hậu dâng lễ trong đêm 14 cho đến tận sáng ngày rằm tháng Giêng (24/2). Sân chùa, chánh điện, nơi phát lộc... đều chật kín người, khói nhang nghi ngút. Lễ hội rằm tháng Giêng là lễ hội truyền thống của người Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một. Đi lễ...