Đã mắt với bộ đèn cổ vô danh
Một bộ sưu tầm đèn cổ với hơn 500 hiện vật có niên đại từ hàng trăm năm trước được một gia đình hiến tặng cho bảo tàng huyện Điện Bàn, Quảng Nam.
Trong khuôn khổ Festival di sản Quảng Nam lần thứ V diễn ra từ 22 đến 26/6, Bảo tàng huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cũng đã khai mạc phòng trưng bày đèn cổ độc đáo nhất Việt Nam. Phòng trưng bày chứa hơn 200 loại đèn cổ quý giá và độc đáo.
Theo bà Nguyễn Thị Thủy, cán bộ phụ trách tại Bảo tàng huyện Điện Bàn thì mặc dù những cây đèn này có giá trị rất quý giá nhưng rất tiếc không ai nắm rõ được nguồn gốc và xuất xứ.
Theo bà Thủy, bộ sưu tập đèn cổ này tổng cộng gồm hơn 500 hiện vật được gia đình ông Lê Công Khiêm (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) hiến tặng. Trong đó có 260 cây đèn cổ nguyên vẹn được lựa chọn để trưng bày tại bảo tàng.
Chiếc đèn tạc hình thiếu nữ
Bộ sưu tập này do anh Lê Công Anh Đức (SN 1970, con trai của ông Khiêm) để lại. Anh Đức sinh ra ở Hà Nội, sinh sống tại TP HCM và có quê gốc ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Anh Đức nguyên là chuyên viên Cục Quản lý tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Bưu chính viễn thông.
Theo gia đình, anh Đức là người say mê sưu tầm cổ vật. Năm 22 tuổi, anh Đức bắt đầu sưu tầm đèn cổ.
Trong thời gian đi công tác và đi học tại một số nước Tây Âu, anh Đức đã dày công sưu tập được những cây đèn cổ độc đáo từ các nước này. Ngoài ra, trong bộ sưu tập đèn cổ cũng có những cây đèn cổ xuất xứ từ Việt Nam.
Video đang HOT
Năm 2002, anh Đức qua đời đột ngột sau một tai nạn giao thông nên những thông tin về bộ sưu tập đèn cổ cũng mất đi. Gia đình chỉ biết sơ sài về những cây đèn do anh để lại.
Bộ sưu tập đèn cổ với những cây đèn độc đáo được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gốm, đá, đất nung… Có những cây đèn thắp bằng dầu, mỡ động vật…
Năm 2013, gia đình anh Đức đã quyết định hiến tặng bộ sưu tập quý giá này cho bảo tàng huyện Điện Bàn.
Kinh phí từ việc bán đèn cổ sẽ dụng để xây trường mẫu giáo tại xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và tên ngôi trường sẽ được đặt là Lê Công Anh Đức.
Hình cậu bé cầm đèn
Thân đèn cổ được tạo hình con voi
Những chiếc đèn cổ được làm bằng sứ
Những chiếc đèn cổ quý hiếm
Nhiều cây đèn được dùng để trang trí rất bắt mắt
Thân đèn được tạo hình dáng độc đáo
Bộ sưu tập đèn cổ trưng bày tại bảo tàng huyện Điện Bàn
Theo 24h
Tám món đồ cổ suýt bị đưa khỏi Việt Nam
Ngày 20/6, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP.HCM) cho biết vừa ngăn chặn một vụ vận chuyển trái phép đồ cổ qua đường hàng không.
Tối 18/6, qua kiểm tra hành lý của các hành khách đi trên chuyến bay CZ374 từ TP.HCM đi Quảng Châu (Trung Quốc), hải quan phát hiện, thu giữ tám món đồ cổ Trung Quốc gồm chén, bát, ấm trà... làm bằng gốm. Theo kết quả giám định của Phòng Kiểm tra văn hóa phẩm xuất nhập khẩu (hải quan sân bay), các món đồ cổ này có niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Theo quy định, đây là loại hàng hóa không được phép xuất khẩu.
Số đồ cổ bị hải quan thu giữ. (Ảnh do cơ quan hải quan cung cấp)
Số hàng nói trên là của một hành khách mang quốc tịch Trung Quốc. Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã lập biên bản, tạm giữ số hàng hóa nói trên để xử lý theo quy định.
Theo 24h
Nhộn nhịp phiên chợ đồ cổ duy nhất trong năm ở Hà Nội Những ngày cận Tết, phiên chợ bán đồ cổ, đồ đồng, đồ giả cổ... ở ngã năm Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Đồng (Hà Nội) lại nhộn nhịp tấp nập người mua. Năm nay chợ có 20 gian hàng, chủ yếu bày bán món đồ giả cổ, đồ đồng có niên đại hàng chục năm... rất hiếm đồ cổ có niên...