“Cuộc chiến” giữa Tổng thống Mỹ và cộng đồng tình báo đã trở nên cực kỳ nguy hiểm
Cựu quan chức cấp cao về phân tích Nga thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ông George Beebe cảnh báo, mối quan hệ then chốt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và cộng đồng tình báo nước này đã bị rạn nứt không thể hàn gắn, khiến cường quốc đối mặt với nhiều nguy cơ nếu lâm vào một cuộc khủng hoảng.
Một tuần sau khi Tổng thống Trump chỉ trích các quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ là “ngây thơ” và bảo họ phải “quay lại trường học” do thách thức quan điểm của ông về Iran và Triều Tiên, các sĩ quan CIA nhận định, sự bất hòa giữa hai bên đã trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Chuyên gia Beebe cảnh báo, “Nếu cộng đồng tình báo cảnh báo, mà người được cảnh báo không thèm nghe, gạt bỏ lời cảnh báo đó, thì kết quả chẳng khác gì là không có cảnh báo nào cả”. (Nguồn: EPA)
Ông Beebe nói: “Khi bạn có một cuộc chiến công khai, điều đó có thể tác động tới những đánh giá tình báo và đánh giá chính sách”.
Video đang HOT
Theo chuyên gia này, khi cộng đồng tình báo cần đưa ra cảnh báo đối với tổng thống về một cuộc khủng hoảng ngày càng hiện hữu, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu ông ấy là “họ đang chơi trò tìm cách gây rắc rối cho tôi”. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh: “Nếu cộng đồng tình báo cảnh báo, mà người được cảnh báo không thèm nghe, gạt bỏ lời cảnh báo đó, thì kết quả chẳng khác gì là không có cảnh báo nào cả”.
Ông Paul Pillar, giáo sư Đại học Georgetown – người đã công tác 28 năm trong CIA, nhấn mạnh rằng, việc đề ra chính sách của Mỹ là đặc quyền của tổng thống, song Tổng thống Trump cần thông tin của cộng đồng tình báo trong việc hoạch định chính sách của mình.
Ông Pillar nói: “Lo ngại lớn nhất dường như là sự chống đối hoàn toàn của Tổng thống Trump trong việc tiếp thu thông tin mới, kể cả bằng văn bản hay báo cáo, do đó phải khắc phục sự phớt lờ của ông ấy về nhiều sự kiện trên thế giới. Ông ấy thực sự không được thử thách trong một cuộc khủng hoảng quốc tế. Một điều đáng ngại khác là thông tin tình báo sẽ bị nghi ngờ và điều đó sẽ cản trở sự phản ứng hiệu quả và an toàn đối với mọi thứ do khủng hoảng”.
Theo Thegioi&VietNam
Tổng thống Trump muốn rút Mỹ khỏi NATO?
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là từng bàn bạc tới việc rút Mỹ khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO vì mâu thuẫn với một số nước thành viên trong việc đóng góp ngân sách quốc phòng trong khối.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2017, ông Trump đã không ít lần chỉ trích một số nước thành viên NATO vì không tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm theo quy định của khối và cho rằng áp lực bảo vệ an ninh các nước thành viên đang dồn lên Mỹ.
New York Times ngày 14/1 dẫn các nguồn tin ẩn danh từ các quan chức và cựu quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết, ông Trump trong năm 2018 dường như đã bàn bạc về chuyện rút Washington ra khỏi NATO.
Cho dù các nguồn tin cho biết họ không chắc chắn là ông Trump có thực sự nghiêm túc về vấn đề này hay không, tuy nhiên, họ dường như cũng quan ngại rằng ông Trump có thể sẽ đưa Mỹ ra khỏi khối nếu như các nước thành viên NATO không đóng góp quốc phòng cho khối với mức 2% GDP theo cam kết.
Một vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bỉ hồi mùa hè năm ngoái, ông Trump được cho là đã bày tỏ sự quan ngại về gánh nặng chi tiêu quốc phòng mà Mỹ phải gánh vác cho khối. Tổng thống Mỹ có vẻ không hài lòng với việc các đồng minh xuyên Thái Bình Dương của Washington chưa thể hiện mong muốn sẽ đóng góp thêm vào ngân sách quốc phòng ở thời điểm đó.
Ông Trump đã thẳng thắn chỉ trích Đức vì đóng góp của Berlin cho quốc phòng chỉ là 1% GDP của nước này. Khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton được cho là đã nỗ lực thuyết phục ông Trump không tính toán tới việc rút Mỹ khỏi khối vì điều này có thể làm giảm tầm ảnh hưởng của Washington tại châu Âu, động thái được cho là có lợi cho Nga, theo New York Times.
Michèle A. Flournoy, Thứ trưởng Quốc phòng thời cựu Tổng thống Barack Obama nhận định rằng nếu Mỹ rút khỏi NATO thì "nó sẽ phá hủy 70 năm các chính quyền tiền nhiệm dày công vun đắp cho liên minh được coi là mạnh nhất trong lịch sử thế giới. Mặt khác, nó sẽ là thắng lợi lớn mà Tổng thống Nga Vladimir Putin mơ tới".
Cựu Tư lệnh tối cao liên minh NATO James G. Stavridis trả lời New York Times rằng, "ngay cả việc bàn bạc tới ý tưởng rút khỏi NATO cũng được coi là "món quà thế kỷ" với ông Putin".
Ông Trump nhiều lần yêu cầu các thành viên của NATO phải đóng góp công bằng cho khối, nhấn mạnh rằng mới chỉ có 5/29 nước chi tiêu quốc phòng đúng theo cam kết.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Sputnik
Than NATO thiếu công bằng, Mỹ quyết theo đuổi kế hoạch lập NATO Trung Đông? Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, nhiều quốc gia muốn trở thành một phần của liên minh quân sự mới, nhằm đối phó với Iran. Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang hôm 5/2 (giờ Mỹ, tức sáng ngày 6/2 giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump có đề cập tới việc, trong nhiều năm qua, Mỹ đã bị NATO...