Cuộc chiến đưa Mỹ lên ngôi siêu cường thế giới
Nhờ thắng lợi sau cuộc chiến với Tây Ban Nha cuối thế kỷ 19, Mỹ đã giành được các lãnh thổ rộng lớn, vươn mình trở thành cường quốc toàn cầu.
Trận giao chiến giữa hải quân Mỹ và Tây Ban Nha. Ảnh: National Interest.
Kết thúc Thế chiến II thường được coi là thời khắc đưa Mỹ trở thành siêu cường toàn cầu. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ vào năm 1898 mới là bàn đạp giúp Mỹ từ cường quốc khu vực trở thành siêu cường thế giới, sau khi thiết lập một đế chế dài hàng nghìn km bên ngoài lãnh thổ, theo National Interest.
Đây là ví dụ điển hình cho những căng thẳng bùng phát giữa Tây Ban Nha, một cường quốc đang suy yếu và Mỹ, một cường quốc đang trỗi dậy, mà kết quả là một cuộc chiến tranh giữa hai nước.
Theo chuyên gia quân sự Kyle Mizokami, đến cuối thế kỷ 19, Tây Ban Nha đã bộc lộ dấu hiệu suy yếu rõ ràng, không thể kiểm soát được đế chế. Các cuộc khởi nghĩa chống Tây Ban Nha nổ ra ở cả Cuba và Philippines. Những khó khăn trong việc dập tắt các cuộc nổi dậy này càng cho thấy sự suy yếu của họ trong mắt thế giới.
Trong khi đó, Mỹ đã bắt đầu áp dụng học thuyết mở rộng lãnh thổ ra ngoài lục địa Bắc Mỹ. Việc bang Washington tham gia vào Liên bang miền Bắc năm 1890 đã hợp nhất nước Mỹ trên lục địa. Việc Mỹ muốn mở rộng lợi ích kinh doanh và lập đế chế khiến các nước sở hữu thuộc địa ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Thái Bình Dương cảnh giác.
Sự cố thiết giáp hạm USS Maine bị chìm ngày 15/1/1898 khiến 266 thủy thủ thiệt mạng là giọt nước tràn ly sau một chuỗi căng thẳng gia tăng kéo dài giữa Washington và Madrid. Chiến hạm này được cho là bị thủy lôi tấn công ở cảng Havana, dù các dấu hiệu cho thấy nguyên nhân chìm là một vụ nổ bất ngờ trên boong. Vụ việc khiến chiến tranh là điều không thể tránh khỏi, ngay cả khi vẫn còn những người mong muốn tránh xung đột như tổng thống William McKinley.
Ngày 19/4/1898, tổng thống McKinley yêu cầu can thiệp quân sự vào Cuba dưới danh nghĩa ủng hộ quân nổi dậy, quyết định này được Quốc hội Mỹ thông qua. Hai ngày sau, hải quân Mỹ tiến hành phong tỏa Cuba, khiến Tây Ban Nha tuyên chiến vào ngày 23/1. Tới ngày 25/1, Mỹ tuyên bố chiến tranh với Tây Ban Nha.
Video đang HOT
Ở thời điểm nổ ra chiến tranh, Tây Ban Nha có 150.000 lính bộ binh thường trực và 80.000 dân quân địa phương ở Cuba. Đây là những con số rất ấn tượng, nhưng trên thực tế họ chỉ được huấn luyện và trang bị thô sơ. Lực lượng Tây Ban Nha giống một nhóm quân đồn trú để bảo vệ các chủ đất khỏi quân nổi dậy, thay vì là một đội quân đủ sức chiến đấu trong một cuộc chiến tranh quy ước.
Cuộc đổ bộ lên Cuba của thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Marine Corps League.
Ngoài ra, Tây Ban Nha chỉ có các hạm đội hải quân yếu ớt ở Cuba và Philippines. Khoảng cách xa xôi khiến họ không thể tăng cường lực lượng chi viện.
Mỹ cũng không có sự chuẩn bị tốt, do chưa bao giờ tiến hành chiến tranh trên quy mô toàn cầu. Quân đội Mỹ chỉ có 28.747 sĩ quan được bố trí trên khắp cả nước theo đội hình cấp đại đội. Sau khi nội chiến Mỹ kết thúc, quân đội đã tối ưu hóa cho nhiệm vụ tác chiến chống nổi dậy quy mô nhỏ, nhằm đối phó với những bộ tộc bản địa ở phía tây và không có sự chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô lớn.
Tuy nhiên, do chiến tranh cận kề, lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ bắt đầu tăng cường lực lượng, bao gồm cả việc gọi những cựu binh tham gia nội chiến để tìm hiểu phương thức tiến hành chiến dịch quy mô lớn. Hải quân Mỹ ở tình trạng khá hơn khi có đủ tàu chiến để phong tỏa kiểm soát vùng biển quanh Cuba.
Cuộc giao tranh đầu tiên diễn ra ngày 1/5 ở vịnh Manila, Philippines. Trong đó hải đội người châu Á của Phó đề đốc George Dewey nhanh chóng đánh bại hạm đội và hệ thống phòng thủ trên bờ biển của Tây Ban Nha, đồng thời tiến hành bao vây toàn bộ quần đảo này. Tháng 7/1898, bộ binh Mỹ đến nơi, sau cuộc kháng cự yếu ớt, chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines đầu hàng.
Cuộc giao tranh thực sự ở Cuba diễn ra trong thời gian ngắn. Chiến dịch trên bộ bắt đầu vào ngày 22/6 khi Quân đoàn 5 của Mỹ đổ bộ lên phía tây Santiago mà không vấp phải sự kháng cự nào. Một đợt đổ bộ khác của thủy quân lục chiến Mỹ diễn ra ở Vịnh Guantanamo và đảo Puerto Rico.
Phối hợp với quân Cuba bản địa, quân đội Mỹ đổ bộ lên Santiago và tham gia một loạt trận đánh. Dù không hoàn toàn thắng lợi, họ cũng chọc thủng được hệ thống phòng thủ trên đảo của Tây Ban Nha.
Một trận đánh tại Cuba. Ảnh: Spanish Wars.
Trong khi đó, hải đội Caribbean của Tây Ban Nha bị tiêu diệt hôm 2/7 ở Trận Santiago de Cuba. Sau khi bị hải quân Mỹ oanh tạc, quân Tây Ban Nha ở Santiago đầu hàng ngày 17/7. Dù chiến dịch này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thất bại của Tây Ban Nha càng trở nên rõ ràng.
Quân Mỹ càng chiến đấu càng mạnh hơn, trong khi quân Tây Ban Nha càng suy yếu và không thể rút lui sau khi bị Mỹ phong tỏa đường biển. Ngày 18/7, chính phủ Tây Ban Nha ký hiệp ước hòa bình, cuộc đàm phán kết thúc chiến tranh chấm dứt hôm 12/8.
Sau trận chiến, Mỹ chiếm đóng Philippines, đảo Guam và Puerto Rico, đồng thời chiếm đóng Cuba đến tận năm 1903. Chính phủ Mỹ công nhận nền độc lập của Cuba, nhưng họ vẫn có tiếng nói quan trọng trong nội bộ nước này.
Cuộc chiến chớp nhoáng kéo dài 5 tháng đã đưa Mỹ trở thành một cường quốc toàn cầu. Việc đánh bại một cường quốc châu Âu như Tây Ban Nha là thành tựu quân sự. Sau chiến tranh, Mỹ tiếp quản đảo Guam và Philippines, khiến nước này xảy ra xung đột với một cường quốc trỗi dậy nữa là Nhật Bản.
Giống như các cuộc xung đội thông thường giữ hai quốc gia, cuộc chiến Tây Ban Nha – Mỹ đã đảo lộn trật tự thế giới cũ và thiết lập một trật tự mới, chuyên gia Mizokami nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Obama thừa nhận Nga là siêu cường về quân sự
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama gọi Nga là siêu cường quân sự."Nguyên tắc của tôi trong quan hệ với LB Nga không hề thay đổi ngay từ ngày đầu tiên tôi nhậm chức Tổng thống.
Tổng thống Mỹ Obama.
Nga là đất nước quan trọng, là siêu cường quân sự, có ảnh hưởng trong khu vực và thế giới", ông Obama nói tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Berlin.
Ông nhận xét rằng "tất cả đều chú ý đến thành tựu của Nga, đến mức tăng trưởng của nền kinh tế và quan hệ của Nga với các nước láng giềng". Ông Obama cũng bày tỏ hy vọng rằng tân nguyên thủ quốc gia Mỹ Donald Trump "sẽ tiếp nối cách tiếp cận hợp tác với LB Nga", nhưng đồng thời sẽ chống lại Matxcơva ở những nơi mà quan điểm Nga mâu thuẫn với Washington.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố rằng Washington nắm giữ "bằng chứng rõ ràng" về sự tham gia của Nga vào những cuộc tấn công mạng chống lại lợi ích Mỹ. Tuy nhiên, ông Obama không nêu cụ thể đó là những bằng chứng gì. Đến lượt mình, bà Merkel lưu ý rằng Đức quan tâm đến quan hệ láng giềng thân thiện với Nga.
"Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng tôi thảo luận về những khác biệt sâu sắc", Thủ tướng Đức nói thêm.
Theo Danviet
5 câu chuyện "thần thoại" về sức mạnh của Trung Quốc Trung Quốc từ một đất nước đang phát triển bị cô lập trở thành một nền kinh tế khổng lồ và đang lên như một ngôi sao toàn cầu dường như là câu chuyện về thay đổi quyền lực nổi bật nhất đối với nền chính trị quốc tế trong thế kỷ 21, trang mạng NationalInterrest nhận định. Theo NationalInterrest, nền kinh tế...