‘Cuộc chiến’ đang căng thẳng, vì sao Coteccons lại đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 15%?
Ngày 30/6 tới, CTCP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên để bàn về kế hoạch kinh doanh năm 2020 cũng như một số vấn đề trọng yếu khác.
Theo đó, năm 2020, Coteccons đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 16.000 tỷ đồng, giảm gần 33% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm 15,5% xuống 600 tỷ đồng. Mức cổ tức giữ nguyên là 30% như năm 2019.
Theo Coteccons, kế hoạch 2020 được lập ra trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng cũng cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
Đơn cử như Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) đưa ra kế hoạch năm 2020 với tổng doanh thu 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ 125 tỷ đồng, lần lượt lao dốc tới 33% và 70% so với năm 2019.
Video đang HOT
Về năm 2019, Coteccons thực hiện được 23.733 tỷ đồng doanh thu thuần và 711 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ. Với kết quả đó, công ty dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 30% cho cổ đông trong quý 3/2020.
Đại hội lần này sẽ chỉnh sửa một số điều lệ của Công ty, đồng thời miễn nhiệm Thành viên Ban kiểm soát không đủ điều kiện và tiêu chuẩn là ông Luis Fernando Garcia Agraz và ông Đặng Hoài Nam đồng thời bầu 2 người thay thế.
Đại hội của Coteccons sắp tới diễn ra trong bối cảnh cổ đông lớn và ban lãnh đạo đang có những căng thẳng về xung đột lợi ích chưa từng có, đặc biệt là nhóm Kusto.
Các tranh cãi giữa ban lãnh đạo của Coteccons và Kusto đã diễn ra trong hơn 2 năm qua và dẫn đến việc phải hủy bỏ kế hoạch M&A được kỳ vọng từ lâu thông qua hoán đổi cổ phiếu Ricons.
Trong bối cảnh đó, cổ phiếu CTD đã có những phiên lao dốc mạnh khi chỉ tính riêng trong vòng 1 tuần qua đã giảm gần 12%, nhưng vài phiên gần đây đã “hồi” trở lại khi đang giao dịch quanh mốc 63.500 đồng/cổ phiếu phiên chiều 16/6, ghi nhận tăng hơn 16% trong 1 quý vừa qua.
Nam Long (NLG) ký thỏa thuận chiến lược với hàng loạt nhà cung cấp uy tín
Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) vừa ký kêt thỏa thuận hợp tác với hàng loạt nhà thâu cung ứng vật liệu xây dựng và dịch vụ uy tín.
Cụ thể, Nam Long đã thỏa thuận hợp tác với các thương hiệu uy tín như Jotun Việt Nam, Nippon Paint Việt Nam (sơn nội ngoại thất), Phan Vũ (cọc ứng suất trước và cấu kiện bê tông), An Cường (cửa gỗ và nội thất gỗ), Phước Thạnh (công tắc, ổ cắm và thiết bị điện Panasonic), PBS Việt Nam (sàn gỗ), DTHome (thiết bị bếp, khóa điện tử, vật liệu nội/ngoại thất), Đất Mới (Tủ bếp Casta), C.N.D (nôm kính), Bêtông ly tâm Thủ Đức - Long An (cọc ứng suất trước và cấu kiện bê tông cốt thép), Lixil Việt Nam (thiết bị nhà tắm, nhà vệ sinh, gạch ốp lát thương hiệu Inax, Grohe, American Standard), Vina Sanwa, Galaxy Sài Gòn (cửa thép vân gỗ và cửa thép chống cháy), Vĩnh Tường ( trần, tường thạch cao).
Theo thỏa thuận, từng nhóm nhà cung cấp với các tiêu chí phù hợp với đa dạng các dòng sản phẩm của Nam Long như căn hộ vừa túi tiền EHome/EHomeS, căn hộ biệt lập Flora, nhà phố/biệt thự Valora, các dòng biệt thự, dinh thự cao cấp trong hệ sinh thái khu đô thị Nam Long sẽ đồng hành cùng tập đoàn trong việc cung cấp, đảm bảo chất lượng vật liệu tại toàn bộ các dự án khu đô thị Nam Long trong thời gian sắp tới.
"Bên cạnh đơn vị tổng thầu uy tín như Coteccons,Hòa Bình..., các đối tác vật liệu xây dựng sẽ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và phát triển dự án của Nam Long đảm bảo xây dựng những tổ ấm an cư chất lượng cho khách hàng. Các bên sẽ hợp tác dựa trên mối quan hệ chiến lược toàn diện theo thế mạnh mỗi bên, thống nhất kế hoạch hợp tác, phối hợp hành động chi tiết, hệ thống hóa quy trình hợp tác chặt chẽ, lâu dài, bình đẳng và hiệu quả", ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị NLG cho biết.
Nam Long hiện sở hữu 681 ha quỹ đất sạch với chiến lược phát triển khu đô thị quy mô lớn rộng khắp tại các thị trường TP.HCM, Long An, Đồng Nai, Cần Thơ, Hải Phòng... cung cấp hàng ngàn sản phẩm nhà ở mỗi năm.
Riêng trong năm 2020, Nam Long triển khai đồng loạt dự án khu đô thị gồm Akari City (8,5 ha), 165 ha giai đoạn 1 của Waterpoint (355 ha), Mizuki Park (26 ha), Waterfront (170 ha), Hải Phòng (21 ha).
Hoà Bình gỉải trình về điểm nhạy cảm khoản phải thu tăng cao Khoản phải thu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC), trong đó hai khoản mục chủ yếu là Phải thu ngắn hạn khách hàng và Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng. Đây được xem là một điểm nhạy cảm của Công ty...