Cuộc chiến chip của Mỹ ảnh hưởng các đồng minh nhiều hơn TQ?
Giới phân tích cho rằng các biện pháp của Mỹ nhằm ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ trong nước cho Trung Quốc không thực sự có tác dụng, khi nó gây ảnh hưởng cho chính Mỹ và đồng minh nhiều hơn.
Những tháng gần đây, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ đã triển khai các biện pháp kiểm soát thuộc hàng chặt chẽ nhất trước nay đối với ngành công nghiệp chế tạo chất bán dẫn và siêu máy tính. Điều này đã ngăn chặn đáng kể hiện tượng công nghệ Mỹ bị bán sang Trung Quốc, theo tờ Asia Times.
Siết chặt xuất khẩu để kìm chân Trung Quốc
Kể từ tháng 10, các thiết bị và linh kiện cần thiết để sản xuất chất bán dẫn từ Mỹ đã bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Việc bán các sản phẩm công nghệ cao và cả công dân Mỹ làm việc trong các ngành này cũng phải tuân theo các yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt.
Các chuyên gia cho rằng các biện pháp của Mỹ nhằm hạn chế chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc không thực sự có tác dụng. Ảnh: GETTY IMAGES
Các công ty Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan có cơ sở sản xuất chip ở Trung Quốc cũng phải xin giấy phép tạm thời có thời hạn một năm để sử dụng các công nghệ của Mỹ tại các nhà máy này.
Các biện pháp nói trên là bước đi cứng rắn nhất của Mỹ nhằm làm suy yếu quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Đây cũng là biện pháp gây tổn hại nhất mà Tổng thống Mỹ Joe Biden từng áp đặt lên Trung Quốc.
Video đang HOT
Chất bán dẫn tiên tiến là nền tảng cho nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất xe tự hành đến hệ thống vũ khí siêu thanh. Chip là thiết bị thiết yếu đối với ngành công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao. Bằng cách nhắm mục tiêu đầu vào quan trọng này, Mỹ đang cản trở sự phát triển quân sự của đối thủ.
Không ảnh hưởng nhiều đến Trung Quốc
Về tác động của các lệnh cấm của Mỹ lên ngành công nghệ cao Trung Quốc, hai tác giả Gary Clyde Hufbauer và Megan Hogan – cùng là nghiên cứu viên tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson có bài viết bàn về chủ đề này tại Diễn đàn Đông Á trực thuộc Trường Chính sách công Crawford thuộc Trường Cao đẳng Châu Á và Thái Bình Dương tại ĐH Quốc gia Úc.
Các chuyên gia cho rằng việc Mỹ hạn chế chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc không thực sự có tác dụng. Ảnh: DIGITIMES
Theo hai chuyên gia này, Trung Quốc có thể sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì những tiến bộ nhanh chóng về trí tuệ nhân tạo, lượng tử và điện toán đám mây nếu không được tiếp cận công nghệ và chuyên môn của Mỹ. Các nhà sản xuất chip như Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) nhà sản xuất chip logic lớn nhất Trung Quốc sẽ mất quyền bảo trì máy móc và thay thế thiết bị.
Tuy nhiên theo hai chuyên gia Hufbauer và Hogan, thật sai lầm khi cho rằng các biện pháp kiểm soát của Mỹ sẽ cản trở Trung Quốc trong nhiều năm. Trong bối cảnh chất bán dẫn tiên tiến được coi là thiết yếu đối với quốc phòng, Bắc Kinh đang áp dụng cách tiếp cận “toàn quốc” và đầu tư nguồn lực quốc gia vào ngành này.
Hai chuyên gia Hufbauer và Hogan cho rằng việc kiểm soát xuất khẩu sẽ không làm tê liệt quân đội Trung Quốc. Theo một báo cáo của Tổ chức nghiên cứu RAND Corporation, các hệ thống quân sự của Trung Quốc dựa vào các chip cũ hơn, kém tinh vi hơn được sản xuất nội địa. Chính vì thế, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ sẽ không có hiệu lực. Nếu Trung Quốc cần những con chip tiên tiến hơn cho các hệ thống vũ khí do AI điều khiển, thì họ vẫn có thể sản xuất chúng, mặc dù với chi phí rất cao.
Mỹ đang gây hại cho chính mình và đồng minh?
Theo hai chuyên gia Hufbauer và Hogan, các biện pháp kiểm soát của Mỹ khai thác điểm yếu của Trung Quốc trong việc phát triển tài năng và nghiên cứu. Mỹ đã yêu cầu tất cả công dân, và cả những người gốc Hoa được đào tạo tại nước này phải xin Bộ Thương mại cấp giấy phép làm việc để được trong các nhà máy chế tạo của Trung Quốc.
Việc nhận được sự chấp thuận của Bộ Thương mại gần như là không thể. Chính vì thế, công dân Mỹ làm việc tại các công ty bán dẫn Trung Quốc buộc phải từ bỏ công việc hiện tại. Tập đoàn Yangtze Memory Technologies đã yêu cầu các nhân viên chủ chốt của Mỹ rời công ty, theo hai chuyên gia Hufbauer và Hogan.
Ngoài ra, các công ty bán dẫn của Mỹ cũng sẽ không thoát khỏi các lệnh trừng phạt mà không bị ảnh hưởng. Lý do Trung Quốc là thị trường lớn nhất đối với nhiều công ty Mỹ. Cụ thể 27% doanh thu của tập đoàn công nghệ Intel, 31% của công ty bán dẫn Lam Research và 33% tại công ty gia công Applied Materials đến từ Trung Quốc.
Hơn nữa, vào giữa tháng 11, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã cử các thứ trưởng tới Hà Lan và Nhật – các chuyên gia trong quy trình in thạch bản, một bước quan trọng trong sản xuất vi mạch để thúc giục các nước này có có thêm hành động. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu các quốc gia này có đồng ý với các yêu cầu của Mỹ hay không.
Liên quan vấn đề này, hai chuyên gia Hosuk Lee-Makiyama (Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế Châu Á, giảng viên Quan hệ Quốc tế tại Trường Kinh tế London) và Robin Baker (nghiên cứu viên tại Trường Kinh tế London) đã có bài viết tại Diễn đàn Đông Á.
Theo hai chuyên gia này, rất khó để xác định chính quyền ông Biden có tiếp tục tung ra các biện pháp quyết liệt hơn hay không. Tuy nhiên, việc kiểm soát thương mại kiểu này đã khiến các đồng minh của Mỹ khó chịu.
Bất kỳ sự can thiệp nào vào thị trường cũng phải trả giá. Tổn thất của ngành công nghiệp Mỹ được đo bằng tỉ USD. Các công ty ở Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và châu Âu cũng buộc phải cơ cấu lại tổ chức để đứng vững. Ngay cả khi BIS cấp giấy phép xuất khẩu, sự mơ hồ về thủ tục cũng khiến các doanh nghiệp tổn thất nặng, hai chuyên gia Lee-Makiyama và Baker nhận định.
Đối với EU, việc tập trung quá mức vào in thạch bản chỉ là một minh chứng khác cho thấy các chính quyền liên tiếp của Mỹ sử dụng Trung Quốc như một cái cớ để vô hiệu hóa vị thế dẫn đầu của châu Âu. Những nghi ngờ tương tự cũng được đặt ra đối với những nỗ lực của Mỹ trong cuộc chạy đua phát triển công nghệ 5G.
Mỹ mở rộng 'danh sách đen' nhắm vào ngành chip Trung Quốc
Bộ Thương mại Mỹ ngày 15/12 cho biết Washington đang lên kế hoạch bổ sung hàng chục công ty bán dẫn Trung Quốc vào 'danh sách đen' về thương mại, theo Reuters.
Công nghiệp bán dẫn được coi là một mặt trận quan trọng trong cạnh tranh Mỹ - Trung. Ảnh: Reuters.
Trong số các công ty mới bị thêm vào danh sách có YMTC, một trong những doanh nghiệp chip bán dẫn hàng đầu tại Trung Quốc. Giới chức Mỹ quan ngại YMTC có thể chuyển giao công nghệ của Mỹ cho các ông lớn công nghệ Trung Quốc Huawei và Hikvision, vốn đã bị đưa vào "danh sách đen" từ trước đó.
Theo quy định mới, các nhà cung cấp của YMTC sẽ bị cấm chuyển hàng hóa từ Mỹ cho công ty này trừ khi được cấp giấy phép, trong khi giấy phép này vốn rất khó xin.
Trong khi đó, 21 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chip trí tuệ nhân tạo (chip AI) thậm chí phải đối mặt với biện pháp hạn chế gắt gao hơn, khi Washington muốn các công ty này không thể tiếp cận với công nghệ có sử dụng thiết bị của Mỹ ở quy mô toàn cầu.
"Lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ đòi hỏi chúng ta hành động dứt khoát để ngăn (Trung Quốc) tiếp cận các công nghệ tiên tiến", bà Thea Kendler, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách quản lý xuất khẩu, nói.
Trước đó, hồi đầu tháng 10, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã công bố các quy định về xuất khẩu mới, bao gồm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận một số loại chip được sản xuất với thành phần từ Mỹ.
Theo đó, các công ty Mỹ sẽ không được xuất khẩu các thiết bị sản xuất chip tiên tiến cho các công ty đặt tại Trung Quốc nếu không có giấy phép. Bên cạnh đó, Washington lần đầu tiên cấm công dân Mỹ và thường trú nhân giúp Trung Quốc phát triển sản phẩm bán dẫn, theo Bloomberg.
'Canh bạc thế kỷ' của Intel Theo trang China Times, 'gã khổng lồ' công nghệ Intel cho biết, mặc dù kinh tế toàn cầu đang suy thoái, nhưng Intel sẽ tiếp tục xây dựng các nhà máy sản xuất đĩa bán dẫn (wafer) mới ở Mỹ và châu Âu. Các cơ sở bán dẫn như nhà máy wafer cần thời gian từ 3-5 năm mới có thể hoàn thành...