Cuộc chiến bảo vệ cá mập mako vây ngắn Bắc Đại Tây Dương: EU và Mỹ ‘phá hỏng cơ hội vàng’
Cuộc đàm phán về việc đánh bắt cá mập mako ở Bắc Đại Tây Dương do Ủy ban Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương (ICCAT) tổ chức từ 16 đến 22/11 vừa qua đã đi vào bế tắc.
Nguyên nhân là do: Trong khi các nhà bảo vệ môi trường phẫn nộ, đề nghị bảo vệ loài cá mập này, thì Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ giờ đây lại ngăn cản việc phê duyệt các biện pháp bảo vệ. Điều này giống như một sự “ lật kèo” bởi trước đây chính họ (Mỹ và EU) đã thúc đẩy việc bảo tồn cá mập mako dựa trên cơ sở khoa học.
Trong khi đó, năm nay, Canada, Senegal lần đầu tiên hoạt động với tư cách độc lập trong Ủy ban ICCAT. Vương quốc Anh đã đề xuất lệnh cấm đánh bắt cá mập mako vây ngắn ở Bắc Đại Tây Dương trong tình hình chúng bị đánh bắt quá mức nghiêm trọng.
Vì vậy, Chủ tịch Ủy ban ICCAT đã cho kết thúc các cuộc đàm phán về cá mập mako của năm nay và đề xuất họp lại vào tháng 7/2021.
Các nhà khoa học của ICCAT ước tính quần thể cá mập mako mất 5 thập kỷ nữa mới phục hồi, cho dù chúng ta có ngăn chặn được việc đánh bắt chúng ngay lập tức.
Rất tiếc, trong cộng đồng ICCAT lúc này thiếu sự đồng thuận hành động bền vững.
Video đang HOT
“Sự suy giảm cá mako ở Bắc Đại Tây Dương là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng bảo tồn cá mập đang trở nên cấp bách nhất thế giới, nhưng EU và Mỹ lại coi trọng lợi ích trước mắt từ việc đánh bắt cá mập mako hơn tất cả mà phá hỏng cơ hội vàng để đưa ra biện pháp rõ ràng và đơn giản nhằm khắc phục tình hình”.
“Nhiều lần EU và Mỹ ngăn cản các biện pháp bảo vệ cá mập mako dựa trên cơ sở khoa học, cho phép các nước hàng đầu về đánh bắt cá, như: Tây Ban Nha, Ma-rốc và Bồ Đào Nha v.v… tiếp tục đánh bắt không có giới hạn và khiến các quần thể cá mập mako bị tổn hại nghiêm trọng” – ý kiến của ông Ali Hood, Giám đốc Bảo tồn tổ chức Shark Trust.
Cá mập vây ngắn mako là loài cá mập có giá trị đặc biệt nên chúng bị đánh bắt để lấy thịt và vây. Chúng tăng trưởng chậm và bị đánh bắt quá mức khiến số lượng cá mập mako ngày càng giảm sút đáng báo động.
Cá mập mako bị nhiều quốc gia trên toàn cầu đánh bắt mà không phải tuân theo hạn ngạch đánh bắt quốc tế. Trình tự các quốc gia đánh bắt cá mập mako vây ngắn Bắc Đại Tây Dương nhiều nhất trong năm 2019 là EU (gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha), Ma-rốc, Canada, Mỹ và Senegal.
Vào tháng 4/2020, Canada trở thành quốc gia Bắc Đại Tây Dương duy nhất đơn phương cấm đánh bắt cá mập mako vây ngắn, theo cảnh báo của các nhà khoa học.
“Thật đau lòng khi chứng kiến Mỹ đang là nước bảo tồn cá mập toàn cầu, trở thành nước gây trở ngại chính cho các biện pháp bảo vệ cá mập mako dựa vào khoa học.
Thay mặt cho hàng chục nghìn thợ lặn Mỹ, chúng tôi sẽ thúc giục chính quyền sắp tới của tổng thống Biden khôi phục cam kết khoa học và cách tiếp cận phòng ngừa của Mỹ, nhất là với sinh vật biển dễ bị tổn thương và không thể thay thế như cá mập” – ông Ian Campbell, Phó Giám đốc Chính sách và Chiến dịch của Dự án AWARE cho biết.
Bằng chứng về cuộc chiến hiếm hoi giữa mực khổng lồ và cá mập đại dương
Vết thương bí ẩn trên thân cá mập đại dương khiến các nhà khoa học đặt nghi vấn về cuộc chạm chán kinh hoàng giữa sát thủ biển cả và mực khổng lồ ngoài khơi Hawaii.
Các nhà nghiên cứu cho biết cuộc chiến hiếm hoi đa chủng tộc đã diễn ra gần đây trong đại dương sâu thẳm ngoài khơi Hawaii. Con cá mập đại dương Carcharhinus longimanus được cho là sát thủ săn mồi dài khoảng 2,1 mét có khả năng lặn sâu tới 300 mét để truy đuổi con mồi. Đối thủ của nó là mực khổng lồ với những xúc tu dài vài mét.
Nhiếp ảnh gia dưới biển Deron Verbeck đã ghi lại hậu quả của cuộc chạm trán bí ẩn khi ông chụp bức ảnh về con cá mập với vết sẹo hoa văn hình tròn cùng nhiều chấm kỳ lạ dọc theo bên sườn.
Chỉ có một số ít sinh vật ở vùng biển Hawaii có khả năng tạo ra những vết sẹo như thế và trong đó đáng ngờ nhất là 'bóng ma dưới làn nước sâu' mực khổng lồ.
Cá mập đại dương với những vết sẹo nghi là do mực khồng lồ gây nên
Mực khổng lồ là những sinh vật bí ẩn của đại dương sâu thẳm, sinh sống ở khu vực rộng lớn với cơ thể dài từ 10 đến 13 mét.
Chúng sống ở vùng nước sâu, thường là khoảng 300 mét trở xuống.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cá mập đại dương có thể chạm mặt với quái vật bóng tối khổng lồ là điều khả thi.
Một loạt các dấu tròn dọc theo lưng và mặt của cá mập có hình dạng giống hệt như những giác hút trên các xúc tu của con mực lớn. Từ kích thước ghi nhận được, các chuyên gia dự đoán con mực phải có kích thước tối thiểu bằng con cá mập, dài ít nhất 2 mét hoặc thậm chí còn lớn hơn.
Chỉ có ba loại mực sống ở vùng biển Hawaii có thể tạo ra các vết sẹo trên lưng cá mập đó là mực trong chi Thysanoteuthis hoặc Megalocanchia, cả hai đều dài tới 2 mét hoặc mực khổng lồ.
Nhiều chi tiết khác xung quanh cuộc "chạm trán" vẫn còn là một bí ẩn. Đây là lần đầu tiên ghi lại được những dấu hiệu xúc tu lớn như vậy xuất hiện trên lưng cá mập
Tuy nhiên, việc không có bất kỳ vết thương rõ ràng nào cho thấy khả năng cá mập đã chủ động phòng thủ và tấn công mực khổng lồ.
Australia: Chồng đấm cá mập để cứu sống vợ Tờ Sydney Morning Herald đưa tin, ngày 15/8, một người đàn ông đã dũng cảm nhảy lên một con cá mập trắng lớn và đấm nó để giải cứu vợ khỏi bị tấn công tại một bãi biển thuộc bang New South Wales, Australia. Sáng thứ Bảy (15/8), cô Chantelle Doyle, 35 tuổi, đã bị tấn công bởi con cá mập dài từ...