Cuộc chiến bản quyền smartphone trong một bức hình
Mỗi tháng, người sử dụng lại nghe nói đến hàng loạt vụ kiện cáo liên quan đến chiếc điện thoại nhỏ bé. Verizon tổng kết lại bức tranh rối rắm này, cho thấy Apple bị nhiều công ty cáo buộc vi phạm bản quyền nhất.
Giới quan sát ví thị trường smartphone như một cuộc đại chiến, trong đó các hãng sản xuất liên tục chiến đấu với nhau để kiếm tiền (như Microsoft thu lời từ HTC vì công ty Đài Loan sử dụng bản quyền họ đang nắm giữ), hoặc ngăn chặn sản phẩm của đối thủ được bán ra thị trường (như Apple không muốn tiền mà muốn thiết bị của Samsung bị cấm bán…).
Cuộc chiến bản quyền là những vụ kiện qua lại lẫn nhau bởi hãng này thường khó tránh khỏi việc sử dụng bản quyền của hãng khác.
Mục tiêu của Apple chính là tiêu diệt Android, do đó tất cả vụ kiện của họ trong mảng smartphone đều chĩa vào các nhà sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành này gồm Samsung, HTC, Motorola/Google.
Video đang HOT
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, dễ nhận thấy Digitude Innovations, công ty nắm giữ bản quyền, là kẻ hiếu chiến khi “tấn công” từ RIM, HTC, Motorola, LG, Amazon, Samsung cho tới Sony Nokia và Pantech. Vì thế, khi Apple tuyên bố hợp tác với Digitude Innovations, trang TechCrunch gọi đây là “liên minh ma quỷ”.
Số bằng sáng chế mỗi công ty đang sở hữu.
Biểu đồ thứ hai chỉ ra mỗi hãng nắm bao nhiêu bằng sáng chế và thể hiện rõ vì sao Google mua Motorola: giúp tăng kho bản quyền của Google từ con số 760 lên tới 17.500.
Theo VNExpress
Apple thua bẽ mặt trước nhà sản xuất tablet nhỏ ở Tây Ban Nha
Apple vừa thua bẽ mặt trong chận chiến bằng sáng chế với một nhà cung cấp tablet nhỏ ở Tây Ban Nha là NT-K. Cũng như mọi vụ kiện khác, Apple cho rằng NT-K đã sao chép thiết kế iPad trong việc tạo ra tablet của riêng công ty.
Vào tháng Mười năm ngoái, Apple đã nộp đơn khiếu nại chống lại NT-K với cáo buộc công ty này sao chép thiết kế iPad của hãng. Chính điều này đã khiến lô hàng tablet của NT-K bị thu giữ tại Trung Quốc, ngay sau đó NT-K bị đưa vào danh sách các sản phẩm "ăn cắp" và được công bố trên toàn châu Âu. Thậm chí còn tồi tệ hơn, vào tháng Mười Hai sau đó Apple còn thực hiện các cáo buộc hình sự chống lại công ty có trụ sở đặt tại Valencia này.
Tuy nhiên, tại phiên tòa vừa diễn ra ở Tây Ban Nha, NT-K đã đưa ra những lí lẽ thuyết phục và đã bảo vệ thành công sản phẩm của công ty khỏi những cáo buộc từ Apple.
Viết trên các blog của Bằng sáng chế phần mềm nguồn mở, blogger Florian Mueller cho biết: "Việc phi phạm bản quyền sản phẩm có hay không thì việc áp dụng các luật hình sự của Apple thực sự không hoàn toàn hợp lí, Apple đã đi quá xa trong việc tấn công các đối thủ của mình, bao gồm sản phẩm Android của NT-K, theo quy định của luật hình sự".
Ông cũng cho biết thêm, sẽ không có gì là đáng ngạc nhiên nếu bây giờ NT-K quyết định kiện ngược, yêu cầu nhận được sự bồi thường từ Apple cho doanh thu bị mất trong thời gian tablet của công ty bị cấm bán.
Mueller cũng chỉ ra rằng, việc Apple theo đuổi một số các nhà sản xuất tablet nhỏ về vấn đề bằng sáng chế đã tạo ra một áp lực lớn đối với gã khổng lồ này. Việc thua kiện NT-K như để chứng tỏ rằng: "Không phải Apple lúc nào cũng thắng".
Phản ứng trước phán quyết của tòa án, NT-K cho biết: "Chúng tôi là một công ty nhỏ như nhiều nhà sản xuất khác trong gian đoạn khủng hoảng này. Chúng tôi đang cố gắng để bảo vệ mình vượt qua sóng gió, và sẽ thật là lố bịch khi một công ty tầm cỡ như Apple lại lo chúng tôi gây ra sự ảnh hưởng đến sự thống trị của họ".
Trước đó, phán quyết của tòa án gần đây ở Mỹ, Úc và Đức đã ủng hộ cho công ty có trụ sở đặt tại Cupertino trong việc chống lại gã khổng lồ điện tử của Hàn Quốc là Samsung. Nhà sản xuất iPad này chắc chắn sẽ có cảm giác tự tin khi đến kiện NT-K, một công ty sản xuất tablet Android "vô danh" đến từ Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Apple đã bị bẽ mặt khi nhận được phán quyết mới được đưa ra bởi tòa án Tây Ban Nha, và dĩ nhiên NT-K tự dưng được nổi lên. Quả thật là: "Nhỏ như kiến vẫn có thể thắng voi"
Theo ICTnew
"Leo thang" cuộc chiến bản quyền smartphone Một số chuyên gia tin rằng cuộc chiến bản quyền liên quan đến chiếc điện thoại thông minh (smartphone) sẽ khiến chi phí sản phẩm gia tăng. Và tất nhiên, người tiêu dùng phải gánh chịu khoản phí này. Giá trị thị trường smartphone toàn cầu đạt hơn 100 tỷ USD hàng năm, song tỷ suất lợi nhuận đang co dần lại. Dày...