Cuộc chạy đua ngăn Covid-19 bùng phát ở khu ổ chuột 70 vạn người sinh sống lớn nhất châu Á
Hôm 23.3, một người đàn ông 56 tuổi sống ở khu ổ chuột rộng lớn như mê cung tại thành phố Mumbai, phía tây Ấn Độ, đến gặp bác sĩ với các triệu chứng bị ho và sốt.
Theo BBC, người này là một thương nhân chuyên bán đồ may mặc ở Dharavi – khu ổ chuột có 700.000 người chen chúc ở vùng đất rộng 2,1km2.
Dharavi từng là bối cảnh cho bộ phim nổi tiếng từng đoạt giải Oscar mang tên Triệu phú khu ổ chuột (Slumdog Millionaire).
Bác sĩ địa phương cho người đàn ông 56 tuổi uống thuốc ho và paracetamol. 3 ngày sau, người đàn ông đến bệnh viện tư Sion với các triệu chứng nặng hơn.
Người đàn không có lịch sử du lịch nên các bác sĩ lại cho thuốc ho và yêu cầu về nhà nghỉ ngơi. Đến ngày 29.3, người đàn ông quay lại viện vì gặp vấn đề hô hấp.
Khu ổ chuột Dharavi là nơi có hơn 700.000 người sinh sống.
Đến lúc này, người đàn ông mới được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. 3 ngày sau, xét nghiệm cho kết quả dương tính. Các bác sĩ cố gắng chuyển người đàn ông đến bệnh viện chuyên điều trị người nhiễm Covid-19 nhưng đã quá muộn. Tối hôm đó, bệnh nhân tử vong.
Thương nhân này được coi là người đầu tiên nhiễm Covid-19 ở khu ổ chuột Dharavi, nơi người dân sống chen chúc với nhau và mắc đủ các loại bệnh, từ tiêu chảy đến sốt rét.
Dịch bệnh Covid-19 một khi bùng phát ở khu ổ chuột này sẽ tạo thành thảm họa, làm trầm trọng thêm hệ thống y tế ở Mumbai.
Không ai hiểu mối đe dọa này hơn các quan chức có nhiệm vụ truy tìm nguồn lây nhiễm và kiểm soát Covid-19. Người đàn ông 56 tuổi gọi là bệnh nhân số 1, sống cùng 8 thành viên gia đình, với vợ, hai con trai và 4 con gái trong một căn phòng rộng 40m2 hết sức tạm bợ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cuối tháng trước đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc.
“Khi được hỏi, người thân trả lời rằng người đàn ông gần đây không đi ra nước ngoài, chỉ đến một nhà thờ địa phương”, Kiran Dighavkar, một quan chức phụ trách khu vực, nói.
Mở rộng tìm hiểu, giới chức Mumbai phát hiện người đàn ông này còn sở hữ một căn hộ khác, gần đây có cho 5 người đến từ Delhi thuê. Những người này từng tham gia một hội nghị vào tháng 3 do Tablighi Jamaat tổ chức. Đây là một phong trào tôn giáo có tín đồ ở hơn 8 quốc gia bao gồm cả ở Indonesia, Malaysia và Mỹ.
Hàng trăm người tham gia các sự kiện tôn giáo ở Delhi tạo thành ổ dịch Covid-19 với ít nhất 650 ca nhiễm ở 14 bang. Cảnh sát tin rằng 5 người đàn ông trên ở tại căn hộ trong 3 ngày, từ ngày 19-21.3 và sau đó rời đến Kerala. “Chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm những người trên”, Dighavkar nói.
Video đang HOT
“Chúng tôi cần phải tìm ra nguồn lây nhiễm. Bằng cách nào và vì sao người đàn ông trên lại bị lây nhiễm. Cần phải kiểm soát nguồn lây nhiễm này một cách nhanh nhất có thể”, Dighavkar nói thêm.
Ở thời điểm hiện tại, giới chức Mumbai đã phong tỏa 308 căn hộ, 80 cửa hàng buôn bán ở 9 tòa nhà 6 tầng xung quanh nơi người đàn ông 56 tuổi sinh sống. Ước tính 2.500 người được đưa đi cách ly.
Các nhân viên y tế khử trùng ở khu ổ chuột.
Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ có mặt để khử trùng toàn bộ khu nhà, lấy mẫu xét nghiệm của các thành viên trong gia đình người đàn ông.
Nhà chức trách phát hiện có 130 người sống gần đó gặp những bệnh lý về hô hấp nên đưa vào diện theo dõi đặc biệt. Lo ngại về ổ dịch ở Dharavi, chính quyền thành phố đã trưng dụng bệnh viện tư Sion với 50 giường bệnh, cải tạo một trung tâm thể thao làm nơi đặt thêm 300 giường bệnh. Các y tá và bác sĩ làm việc ở đây đều được trang bị đồ bảo hộ.
Hôm 2.4, một bác sĩ 35 tuổi làm việc tại một bệnh viện tư và sống ở khu ổ chuột, được xác định dương tính với Covid-19. Giới chức Mumbai một lần nữa lại phong tỏa khu vực lân cận, cách ly 300 người, trong đó có 13 người tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
Kết quả xét nghiệm mới nhất cho thấy có hai y tá làm việc cùng bác sĩ trên nhiễm Covid-19. Đến cuối tuần này, thêm 2 ca nhiễm Covid-19 được phát hiện ở Dharavi, cả 2 đều sống ở gần căn nhà của bệnh nhân số 1.
Thành phố Mumbai với khu ổ chuột Dharavi là nơi có mật độ dân cư khá dày ở Ấn Độ.
“Chúng tôi đang cố gắng kiểm soát tình trạng lây nhiễm ở trong khu ổ chuột, cách ly tại chỗ những người có nguy cơ cao”, Dighavkar nói. “Chúng tôi lo ngại virus lây lan trên diện rộng, từ đó phải đưa những người nghi nhiễm đi cách ly tập trung, cuộc chiến chống Covid-19 ở đây còn rất cam go”.
Các bác sĩ đã lấy tổng cộng 44 mẫu xét nghiệm Covid-19 từ những người nghi nhiễm, nhưng sau 2 ngày, phòng thí nghiệm mới chỉ trả về được 7 kết quả.
“Chúng tôi không còn nhiều thời gian vì phải chờ kết quả xét nghiệm, đưa người dương tính đi cách ly cũng mất thời gian”, Virendra Mohite, một quan chức y tế dẫn đầu nhóm chuyên gia về sức khỏe ở Dharavi, nói.
Thách thức lớn ở Ấn Độ hiện nay là ngăn chặn làn sóng bùng phát dịch bệnh ở Dharavi, khu ổ chuột được coi là lớn nhất ở châu Á.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
Nhà giàu Âu - Mỹ giấu việc bị nhiễm Covid-19 vì sợ sự kỳ thị
Hai ổ dịch 'siêu lây nhiễm' ở bang Connecticut (Mỹ) và Ischgl (Áo) đều bùng lên từ những bữa tiệc xa hoa của những người giàu có.
Theo Business Insider, những bữa tiệc tùng xa hoa tại thị trấn Westport, tiểu bang Connecticut (Mỹ) và thị trấn Ischgl, Áo đã khiến virus corona lây lan nhanh chóng tại hai khu vực này. Và vấn đề là những người giàu có tham gia các bữa tiệc đông đúc này vì sợ bị kỳ thị, ảnh hưởng danh tiếng nên đã không lên tiếng khai báo.
Thị trấn Westport, bang Connecticut là một trong những cộng đồng giàu nhất nước Mỹ. Theo New York Times, một bữa tiệc sinh nhật xa xỉ có đến hơn 50 khách từ Nam Phi và thành phố New York đến tham dự được tổ chức vào ngày 5/3.
Vào thời điểm đó, thị trấn này chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào. Tuy nhiên, đến hôm 19/3, 20 người trong tiệc sinh nhật trên đã có kết quả dương tính với virus corona. Một người thậm chí sau đó còn có mặt trong một sự kiện khác có đến 420 người tham gia.
Thị trấn Westport giàu có ở Connecticut trở nên vắng vẻ sau khi dịch bệnh bùng phát. Ảnh: New York Times.
Đánh mất kiểm soát
Các quan chức Westport buộc phải từ bỏ nhiệm vụ lần ra các trường hợp có liên quan đến ổ dịch vì xác định mọi thứ đã trở nên mất kiểm soát.
Vấn đề tại đây là không phải ai cũng sẵn sàng cung cấp thông tin. Thượng nghị sĩ Will Haskell của bang Connecticut cho biết một phụ nữ từng tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 đã gọi cho ông và hỏi liệu cô có nên nói với mọi người xung quanh hay không vì cô sợ bị xã hội kỳ thị.
"Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người từng tiếp xúc với các ca dương tính giữ im lặng. Họ sợ bị hàng xóm tẩy chay và con cái họ bị cấm tham gia các đội thể thao hay các sự kiện ở trường. Họ quá sợ hãi để có thể cung cấp bất kỳ thông tin nào", Thượng nghị sĩ Will Haskell nói.
Các quan chức địa phương thừa nhận hàng trăm cư dân Westport tiếp xúc với các ca F0 virus corona trước khi ổ dịch được xác định chính thức. Tính đến ngày 1/4, toàn bang Connecticut đã có hơn 3.100 ca nhiễm nCoV, và tốc độ gia tăng mỗi ngày vẫn nhanh chóng mặt.
Thị trấn Westport là một trong những cộng đồng giàu nhất nước Mỹ. Ảnh: Shutterstock.
Tương tự, theo tạp chí Der Spiegel của Đức, hàng trăm trường hợp nhiễm virus corona sớm nhất tại các nước Đức, Iceland, Anh, Na Uy, Đan Mạch, và Ireland có thể bắt nguồn từ khu resort trượt tuyết cao cấp ở thị trấn Ischgl, Áo.
Hôm 4/3, quan chức Iceland cho biết một nhóm công dân nước này đã bị nhiễm virus corona sau chuyến đi Ischgl, và một nhân viên pha chế tại thị trấn này cũng có kết quả dương tính.
Tuy nhiên, chính quyền Áo đã chậm trễ trong việc cách ly khu nghỉ dưỡng. Lý do họ đưa ra là dịch Covid-19 "không đáng để lo lắng" và phủ nhận khả năng lây nhiễm của virus.
Ổ dịch khổng lồ
Trên thực tế, Ischgl là một ổ dịch khổng lồ. Tính đến ngày 24/3, 298 ca nhiễm ở Đan Mạch và 892 ca nhiễm ở Na Uy được xác định xuất phát từ nơi nghỉ mát xa hoa này. Resort ở đây cũng bị cáo buộc đã cố tình che đậy một trường ca nghi nhiễm virus corona vào đầu tháng 2/2020.
Chính quyền bang Tyrol, nơi tọa lạc của thị trấn Ischgl, đang hứng chịu chỉ trích và đối mặt với các hình phạt của pháp luật vì sai lầm trong việc xử lý ổ dịch.
Mặc dù 2 thị trấn Westport và Ischgl nằm cách xa nhau, nhưng chúng có một điểm chung. Đây là những địa điểm thu hút giới thượng lưu. Cư dân ở Westport sợ mất địa vị xã hội trong khi quan chức Ischgl sợ khu resort bị mất đi uy tín, tên tuổi đã gây dựng trong nhiều năm.
Business Insider dẫn lời các chuyên gia nhận định hai ví dụ trên có thể được lấy làm minh họa cho việc giới nhà giàu dễ bị nhiễm virus corona như thế nào khi họ liên tục du lịch nhiều nơi và tham gia các sự kiện lớn.
Chính quyền Áo chậm trễ trong việc cách ly ổ dịch dù đã có nhiều ca ở đây dương tính với Covid-19. Ảnh: Shutterstock.
Nhiều người giàu có còn chọn cách chuyển hẳn đến các nơi khác để sinh sống, trốn chạy các đô thị đông đúc, hoặc mua cho mình một căn nhà thứ 2 ở các vùng dân cư ít người để tự cách ly cùng gia đình trong thời gian đại dịch diễn biến phức tạp.
Tại thành phố New York, giới thượng lưu từ quận Manhattan hào nhoáng, sầm uất đã đến sinh sống tại khu Hamptons yên bình để tránh nguy cơ nhiễm Covid-19.
Tuy nhiên, người dân Hamptons không mong muốn sự xuất hiện của các nhân vật giàu có này, vì cho rằng họ đem virus corona đến địa phương mình. Nỗi lo này càng trở nên có cơ sở khi nhiều người giàu không cung cấp đầy đủ thông tin y tế liên quan.
Minh Đức
Số ca nhiễm ở Ấn Độ tăng 26% trong 1 ngày, liên quan sự kiện tôn giáo Ấn Độ ghi nhận mức tăng ca nhiễm cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch virus corona bùng phát tại nước này, với mức tăng lên đến 26%. Theo thông báo ngày 4/4 của Bộ Sức khỏe và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ, số ca nhiễm mới phát hiện trong vòng 24 giờ qua là 601, mức tăng khoảng 26%....