Cuộc chạy đua ‘lật mặt’ biến thể Omicron ở Nam Phi
Trong những ngày đầu tháng 11, các kỹ thuật viên Phòng thí nghiệm Lancet ở Pretoria, Nam Phi, phát hiện những điểm bất thường trong các mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, theo Đài CNN hôm 2.12
Lấy mẫu xét nghiệm PCR ở phòng thí nghiệm Lancet, Johannesburg hôm 30.11. Ảnh AFP
Về cơ bản, họ ngạc nhiên khi không tìm thấy một gien lẽ ra phải nằm trong bộ gien di truyền bình thường của virus gây bệnh Covid-19. Các xét nghiệm PCR không phát hiện được một trường hợp lẽ ra phải thể hiện kết quả dương tính. Đây là tín hiệu cho thấy dường như virus đã thay đổi.
Vài ngày sau, hiện tượng tương tự được ghi nhận tại Khoa Bệnh lý Phân tử của Phòng thí nghiệm Lancet ở Johannesburg.
Tiến sĩ Allison Glass, nhà nghiên cứu bệnh học của Lancet, cho hay phát hiện trên trùng với sự gia tăng số ca nhiễm mới tại các khu vực vùng miền ở Nam Phi.
Tại tỉnh Gauteng, bao gồm Johannesburg, chưa đến 1% số người xét nghiệm dương tính với Covid-19 vào đầu tháng 11, nhưng con số này tăng lên 6% chỉ sau một đêm và đến ngày 1.12 là 16%.
Đợt bùng dịch ở Gauteng lập tức thu hút sự chú ý của Mạng lưới Giám sát Gien di truyền ở Nam Phi (NGS-SA). Ông Tulio de Oliveira, Giám đốc NGS-SA, triệu tập cuộc họp hôm 23.11.
Viện Sáng chế và Ứng phó Dịch bệnh Nam Phi (CERI) nhanh chóng tăng mạnh nỗ lực xét nghiệm ở Gauteng và phát hiện biến thể mới xuất hiện với tần suất vô cùng thường xuyên. Sau đó, ông Tulio ghi nhận được, biến thể Omicron mất chưa đầy 2 tuần để trở thành biến thể chủ đạo, đứng sau các ca nhiễm mới tại Nam Phi.
Ba tuần sau, các nhà khoa học Nam Phi báo động thế giới về sự xuất hiện của biến thể Omicron.
Nguồn gốc vẫn là bí ẩn
Đến nay vẫn chưa thể xác định địa điểm và thời gian biến thể Omicron lần đầu xuất hiện. Chưa có trường hợp nào có thể liệt vào danh sách ứng viên “bệnh nhân zero”, tức người đầu tiên mắc bệnh.
Ông John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi, thừa nhận: “Chúng tôi chưa tìm ra nguồn gốc của biến thể mới”, theo Đài CNN.
Chuyên gia Trevor Bedford của Đại học Washington (Mỹ) nhận định rằng, dựa trên kết quả phân tích di truyền ở Botswana và Nam Phi, biến thể Omicron nhiều khả năng xuất hiện lâu trước đó, có lẽ là đầu tháng 10.
Tạm thời, các chuyên gia Nam Phi cho rằng biến thể Omicron nâng nguy cơ tái nhiễm cao gấp 3 lần so với những biến thể trước, trong lúc giới chức y tế và các nhà khoa học thế giới tiếp tục theo dõi sát diễn tiến tại nước này.
Kháng thể đơn dòng của GSK có hiệu quả chống lại Omicron
Bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron tại Nam Phi không có triệu chứng đặc biệt
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 1/12, Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi Mvuyisi Mzukwa cho biết các bác sĩ Nam Phi không nhận thấy bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào ở những bệnh nhân nhiễm biến thể mới Omicron so với những bệnh nhân nhiễm biến thể Delta trước đây.
Hình ảnh minh họa biến thể Omicron (phải) và Delta (trái). Ảnh: Getty Images/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Mzukwa cho biết sự khác biệt đáng chú ý duy nhất là các ca nhiễm biến thể mới có độ tuổi trẻ hơn và có biểu hiện bệnh nhẹ hơn so với biến thể Delta. Ông Mzukwa cũng cho biết thêm phần lớn các bệnh nhân mới nhập viện, chiếm khoảng 90%, chưa được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Theo WHO, số lượng đột biến cao trong protein của biến thể Omicron có thể khiến nó dễ lây truyền và nguy hiểm hơn tất cả các biến thể trước đó. Sự xuất hiện của Omicron đã dẫn đến việc chính phủ các nước trên thế giới thực hiện các quy định hạn chế đi lại từ các quốc gia miền Nam châu Phi trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của biến thể này.
* Ngày 1/12, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Y tế và Sức khỏe Botswana - bà Pamela Smith-Lawrence cho biết 16 trong tổng số 19 trường hợp nhiễm biến thể Omicron được phát hiện trong nước không có triệu chứng và thật "không công bằng" khi coi nước này là xuất xứ của biến thể mới. Phát biểu với báo giới, bà Smith-Lawrence cho hay ngoài số không có triệu chứng, ba người còn lại có các triệu chứng "rất nhẹ".
Giới chức Botswana hôm 26/11 thông báo đang điều tra một số đột biến nhất định của virus SARS-Co-V-2 được tìm thấy trong mẫu xét nghiệm của 4 công dân nước ngoài đang công tác tại đây theo diện ngoại giao. Kể từ đó, quốc gia miền Nam châu Phi này đã ghi nhận thêm 15 trường hợp nhiễm biến thể mới, nâng tổng số lên thành 19 ca.
Bà Smith-Lawrence cho biết thêm 4 công dân nước ngoài, từ 30-65 tuổi, đã đến Botswana hôm 7/11, có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 11/11 và khi phân tích thêm, các mẫu xét nghiệm của họ cho thấy có mang các đột biến mới vào ngày 22/11. Bà cũng cho hay Chính phủ Botswana đã tải lên cơ sở dữ liệu quốc tế ngay vào ngày hôm sau. Bà tuyên bố: "Thật không may... bây giờ chúng tôi lại bị chĩa mũi dùi nhận định rằng biến thể mới có nguồn gốc ở Botswana, hoặc nó là một biến thể của Botswana, mà tôi cho rằng điều đó khá bất công và không cần thiết vào thời điểm này".
Quan chức y tế Botswana cũng nhấn mạnh 14 trong số 19 người nhiễm biến thể mới cho đến nay là công dân nước ngoài, song từ chối tiết lộ quốc tịch hoặc địa điểm những người này xuất phát đến Botswana. Bà nói rằng trong vòng 2 đến 3 tuần tới, Chính phủ có thể sẽ công bố rõ ràng hơn về việc liệu Omicron có độc lực hơn những biến thể trước hay không.
Trong khi xuất xứ của biến thể Omicron còn chưa được xác định, trước khi Botswana công bố ca nhiễm Omicron một ngày, hôm 25/11, Nam Phi đã thông báo rằng họ đã phát hiện ra một biến thể mới có các đột biến khác với biến thể Delta đang hoành hành trên thế giới. Điều này ngay lập tức khiến một số quốc gia tại châu Âu và châu Á ban hành lệnh cấm không vận với các nước miền Nam châu Phi. Nam Phi và Botswana đều chỉ trích quyết định này.
Omicron có thể chấm dứt "ác mộng" Delta giúp thế giới thoát đại dịch? Nếu Omicron thực sự lây lan nhanh hơn nhưng độc lực thấp hơn Delta, nó có thể sớm lấn át Delta và đó sẽ là tín hiệu tích cực với thế giới. Giới khoa học có thể mất 2-3 tuần nữa để "giải mã" Omicron (Ảnh minh họa: Medical News). Giới chức y tế Nam Phi tuần trước đã báo cáo lên Tổ...