Cuộc chạm trán bất ngờ giữa người phụ nữ và hải cẩu quý hiếm ở Hawaii
Video gây sốc cho thấy khoảnh khắc con hải cẩu truy đuổi tấn công một người phụ nữ đang bơi ở Hawaii. Hải cẩu vốn là động vật hiền lành, thân thiện với con người nhưng sự việc xảy ra ở ngoài khơi bờ biển Hawaii khiến nhiều người kinh ngạc.
Cuộc chạm trán bất ngờ giữa người phụ nữ và hải cẩu quý hiếm ở Hawaii
Markus Faigle, nhân chứng sự việc cho biết anh đang đi dạo trên bờ biển thì phát hiện một con hải cẩu đang đuổi theo một người phụ nữ đang bơi.
Người phụ nữ 60 tuổi giấu tên, đến từ California, Mỹ vừa xuống nước được một lúc, bơi cách bờ khoảng 6 mét thì bắt gặp con hải cẩu có tên là Rocky. Đây là một con hải cẩu mẹ vừa mới sinh con nhỏ.
Người phụ nữ cố gắng bơi theo hướng khác, tránh xa con hải cẩu nhưng khi đến gần bờ, con hải cẩu bất ngờ lao tới tấn công.
Các nhân chứng đã nghe thấy tiếng la hét từ trên bờ, họ giật mình chứng kiến cuộc chạm trán kinh hoàng đang diễn ra trước mắt. Một số người đã nhanh chóng chạy đến giải cứu người phụ nữ. Đầu của người phụ nữ nhấp nhô qua lại dưới làn nước đại dương gợn sóng.
Hậu quả của cuộc truy đuổi khiến người phụ nữ bị nhiều vết rách trên mặt, cánh tay và lưng. May mắn được những người trên bờ phát hiện ra cứu giúp đưa trở lại bờ nên không ảnh hưởng đến tính mạng.
Người phụ nữ 60 tuổi cho biết: “Chúng tôi đã ở Hawaii được khoảng 3 tuần và đã nhìn thấy mẹ con hải cẩu. Chúng tôi cũng đọc các biển báo an toàn và tuân thủ theo. Con hải cẩu mẹ tỏ ra khá kích động khi không nhìn thấy con nên đã tấn công tôi. Tôi là một giáo viên và quan tâm nhiều đến môi trường và động vật hoang dã. Không ai đáng trách trong vụ việc, mọi thứ diễn ra quá nhanh và tôi may mắn vẫn giữ được tính mạng”.
Video đang HOT
Cơ quan ứng phó động vật biển Hawaii cho biết sau vụ việc họ đã theo dõi con hải cẩu và mẹ của nó. Họ đưa ra cảnh báo với những người bơi lội trong khu vực và cẩn thận với sự xuất hiện của hải cẩu.
Markus Faigle, cư dân Honolulu, người đã quay lại video toàn bộ sự việc cho biết: “Đối với tôi, đây là một con hải cẩu mẹ đang rất đau khổ tìm cách bảo vệ con của mình. Nó nhận thấy có sự đột nhập vào lãnh thổ nên nó đã cố gắng đối phó, tấn công để bảo vệ. Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến tình trạng hải cẩu bị kích động, tôi vô cùng bất ngờ”.
Hải cẩu thầy tu Hawaii là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong các loài hải cẩu trên thế giới. Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, ước tính có ít hơn 1.600 con còn lại trong tự nhiên, tất cả đều ở quần đảo Hawaii.
Việc cố ý chạm vào, quấy rối, bắt giữ, làm bị thương hoặc giết con hải cẩu thầy tu Hawaii là phạm tội. Người vi phạm có thể phải chịu hình phạt lên đến 5 năm tù và phạt 50.000 USD.
Loạt ảnh hải cẩu cực hiếm tại hồ sâu nhất thế giới
Ở Baikal, hồ sâu nhất thế giới là nơi sinh sống của hải cẩu Nerpas rất hiếm khi xuất hiện trước con người. Baikal là hồ sâu nhất thế giới, hồ nước ngọt lớn nhất và là một trong những hồ trong nhất hành tinh. Baikal là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật đặc hữu trong vùng.
Nhiếp ảnh gia lái xe trên băng đi tìm hang của hải cẩu
Dmitry Kokh, nhiếp ảnh gia đến từ Moscow, Nga, đam mê động vật hoang dã, nhất là những con vật sống dưới nước. Anh thường mất nhiều thời gian, nhiều chuyến đi mới có thể ghi lại những khoảnh khắc của các loài vật trong môi trường sống tự nhiên của chúng.
"Tôi đam mê, thích tận hưởng quá trình cố gắng tạo ra những bức ảnh đẹp, đáng nhớ của các con vật trong tự nhiên", Dmitry Kokh chia sẻ.
Nhiếp ảnh gia từng đến những nơi xa nhất, lặn ở những vùng biển sâu nhất để tìm kiếm mọi điều có thể truyền cảm hứng cho bản thân và chia sẻ với mọi người.
Chú chó Pulka giúp đỡ Dmitry Kokh trong chuyến đi
Gần đây, Dmitry Kokh thực hiện chuyến đi đến Baikal để chụp ảnh hải cẩu sinh sống ở hồ nước ngọt lớn nhất thế giới mà người dân địa phương gọi là Nerpas.
Việc ghi hình hoạt động của Nerpas ở dưới nước, trong môi trường tự nhiên của chúng khá khó khăn, ít người làm được. Điều này càng thôi thúc nhiếp ảnh gia Dmitry Kokh quyết tâm có được nhiều bức ảnh đẹp, muốn cho mọi người thấy vẻ đẹp nguyên sơ của nơi này và hoạt động trong tự nhiên của hải cẩu.
Đã nhiều lần Dmitry Kokh đến Baikal trong suốt 2 năm qua nhưng chưa một lần thành công. Dmitry Kokh từng đến vào tháng 11 nhưng hồ nước đóng băng, anh quay trở lại vào tháng 1 nhưng không thể nhìn thấy Nerpas vì nó quá nhút nhát, hay lẩn trốn con người.
Lần này, Dmitry Kokh đến vào tháng 4, thời điểm mùa xuân ở Siberia, tuyết đang tan, có ánh nắng mặt trời. Chuyến đi tìm kiếm hải cẩu của anh có thêm một chú chó địa phương tên là Pulka, đã được huấn luyện để làm công việc này trong nhiều năm.
Dmitry Kokh lặn xuống dưới lớp băng để tìm kiếm
Pulka tìm kiếm hang của hải cẩu giữa lớp băng trải dài vô tận. Sau một thời gian, Pulka cũng tìm thấy một lối cửa hang và Dmitry Kokh bắt đầu lặn xuống bên dưới lớp băng lạnh giá.
Sau một vài lần lặn và nỗ lực mạnh mẽ, cuối cùng, Dmitry Kokh đã đạt được mục tiêu quý giá. Hải cầu Nerpas đang lặn ngụp dưới hang. Thông thường, nó chỉ nổi lên mặt nước một hoặc hai lần trong ngày để đảm bảo chắc chắn lỗ băng ở cửa hang không bị đóng.
Hải cẩu bơi lội dưới nước tại hồ Baikal
Hải cẩu leo lên bờ một đến hai lần trong ngày
Cô giáo bị bắt vì cáo buộc lạm dụng tình dục 7 học sinh Các nạn nhân và nhân chứng cho biết việc lạm dụng xảy ra từ năm ngoái trước khi bị nhà trường và cơ quan chức năng phát hiện. Cô Anessa Paige Gower hiện đối diện đến 29 tội danh CẢNH SÁT RICHMOND Tờ New York Post ngày 12.4 đưa tin một giáo viên sinh học tại bang California (Mỹ) vừa bị bắt với...