Cuộc cạnh tranh khốc liệt để thành game thủ eSport
Học sinh im lặng ăn trưa, trước khi tập hợp trong tăm tối với những dàn máy tính cấu hình cao để học cách đánh bại đối thủ trong những “cuộc chiến” online.
Lớp học trong học viện eSport kết thúc lúc 17h hàng ngày, nhưng mỗi học sinh lại tiếp tục tập luyện đến đêm. “Tôi chỉ ngủ 3 đến 4 giờ mỗi ngày. Tôi muốn trở thành một ngôi sao và mơ về những sân đấu eSport chật kín khán giả”, Kim Min-soo, 17 tuổi, cho biết trong lúc đang phải đeo đệm cố định tay phải để giảm đau trong quá trình luyện game.
Các học viên huấn luyện tại học viện Gen.G. Ảnh: New York Times .
Các học viên như Min-soo mang đến cho eSport không khí cạnh tranh khốc liệt, vốn thường xuất hiện trong nền giáo dục Hàn Quốc. Nước này được coi là nơi khai sinh eSport – ngành công nghiệp trị giá nhiều tỷ USD nhưng lại bị nhiều quốc gia coi rẻ.
Những học viện eSport ở Hàn Quốc đang tìm cách thay đổi hình ảnh này, mang tới cơ hội theo đuổi sự nghiệp thi đấu cho hàng nghìn thanh thiếu niên tại đất nước coi chơi game là một phần của cuộc sống.
“Ở Hàn Quốc, các game thủ phải nghiên cứu trận đấu trước khi bắt đầu, bởi họ có thể bị đuổi nếu ảnh hưởng tới hiệu quả của cả đội. Game thủ Hàn Quốc cực kỳ nghiêm túc”, Jeon Dong-jin, Giám đốc chi nhánh Hàn Quốc của hãng game Blizzard Entertainment, cho hay.
Văn hóa game online ở Hàn Quốc
Chơi game online phổ biến tại Hàn Quốc nhanh chóng và sớm hơn mọi nơi trên thế giới. Các quán game mở cửa 24 giờ xuất hiện sau khi nước này triển khai mạng lưới Internet tốc độ cao vào cuối thập niên 1990.
Những địa điểm có phần kín đáo và tối tăm đó trở thành nền tảng cho nền văn hóa game và dần trở thành nơi tổ chức các giải đấu không chính thức. Đến năm 2000, các kênh truyền hình cáp Hàn Quốc đi đầu trong việc phát sóng những cuộc thi đấu game.
eSport giờ đã là công việc được mong chờ thứ năm trong giới trẻ Hàn Quốc, chỉ xếp sau vận động viên, bác sĩ, giáo viên và người làm nội dung kỹ thuật số, theo khảo sát của Bộ Giáo dục Hàn Quốc hồi năm ngoái. Nó cũng được đưa vào nội dung thi đấu của Asian Games 2022.
Các game thủ hàng đầu như Lee “Faker” Sang-hyeok có thu nhập và danh tiếng không thua kém những ngôi sao giải trí K-pop. Hàng triệu người theo dõi các game thủ chơi trên livestream. Trước khi Covid-19 bùng phát, những sân đấu eSport luôn chật kín người, không khác gì các buổi hòa nhạc quy mô lớn.
Video đang HOT
Sức hấp dẫn của game khó cưỡng lại. Nhiều phụ huynh đã phải đưa con đi điều trị tâm lý hoặc tới các trại cai nghiện game. Khi có người xin được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự với lý do lương tâm, giới chức sẽ điều tra liệu họ có chơi game online liên quan tới súng đạn và bạo lực hay không.
Không ít học sinh bỏ học để dành thời gian chơi game, nhưng có rất ít người thành công với thi đấu game chuyên nghiệp.
10 đội hàng đầu Hàn Quốc trong League of Legends (LoL) , game phổ biến nhất nước này, chỉ thuê tổng cộng 200 game thủ. Những người không lọt vào danh sách có rất ít lựa chọn nghề nghiệp thay thế.
Điểm số trong trường học của game thủ thường không cao. Nhiều người trong số họ còn thiếu bằng cấp nên không có nhiều triển vọng tìm việc. Khác với các trường ở Mỹ, đại học ở Hàn Quốc không tiếp nhận sinh viên dựa trên khả năng thi đấu thể thao điện tử.
Tham vọng biến game thủ thành chiến binh “văn võ song toàn”
Khi công ty eSport Gen.G của Mỹ mở học viện ở Hàn Quốc năm 2019, họ muốn xử lý một số thử thách này. “Đây là nơi xuất hiện phần lớn nhân tài. Hàn Quốc vẫn được coi là thánh địa của eSport”, Joseph Baek, Giám đốc tại học viện Gen.G Elite Esports Academy ở Seoul, nhận xét.
Học viện này đào tạo thanh thiếu niên Hàn Quốc, giúp họ đi theo con đường chuyên nghiệp, cũng như mang đến cơ hội trong lĩnh vực streaming, quảng cáo và phân tích dữ liệu. Gen.G cũng kết hợp với công ty giáo dục Elite Open để mở chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, giúp học viên nhận được bằng tốt nghiệp trung học của Mỹ để gia nhập các trường đại học tại Mỹ thông qua học bổng eSport.
Một trận đấu LoL đầy ắp khán giả tại Hàn Quốc. Ảnh: New York Times .
Vào mỗi buổi sáng, các thiếu niên đến trường Elite Open và theo học các lớp đặt tên theo những trường đại học Mỹ, như Columbia, MIT và Duke. Họ được học tiếng Anh, lịch sử Mỹ và nhiều bộ môn khác. Một số học viên mất hai tiếng di chuyển để tới trường mỗi sáng.
“Thách thức là giữ cho học viên tỉnh táo và bám sát bài học”, Sam Suh, giáo viên tiếng Anh, cho hay.
Công việc thực sự bắt đầu vào buổi chiều, khi xe buýt chở các game thủ trẻ tuổi đến một tòa nhà trong khu dân cư gần đó để luyện tập tại học viện Gen.G.
Anthony Bazire, cựu học viên Gen.G đến từ Pháp, chọn Hàn Quốc làm nơi luyện tập vì đây là nơi có những game thủ giỏi nhất. Những nhà vô địch các giải đấu League of Legends , Overwatch và StarCraft II gần đây đều là người Hàn Quốc. “Bạn có động lực tập luyện chăm chỉ khi thấy mọi người đều chăm chỉ”, Bazire nói.
Chương trình Gen.G cũng giúp nhiều học viên thuyết phục cha mẹ rằng họ đã chọn con đường sự nghiệp khôn ngoan.
Năm 2019, khi mới vào lớp 11, Kim Hyeon-yeong chơi LoL khoảng 10 tiếng mỗi ngày. Trình độ của Kim dần cải thiện, game thủ này quyết tâm theo con đường chuyên nghiệp và bỏ học vào mùa hè năm đó.
“Cha mẹ tôi phản đối kịch liệt. Tôi nói rằng mình không hối tiếc, vì đây là điều duy nhất tôi muốn thử trong cuộc đời và dành toàn tâm trí cho nó”, Kim, 19 tuổi, nói.
Bà Lee Ji-eun, mẹ Kim, đau khổ đến mức chỉ nằm than khóc trên giường. Thái độ này thay đổi khi Kim hỏi mẹ mình: “Mẹ mơ gì khi ở tuổi con? Mẹ đã thực hiện được giấc mơ đó chưa”.
Kim tìm hiểu về chương trình Gen.G với học phí 25.000 USD/năm, sau đó đưa mẹ tới học viện để thuyết phục rằng mình có thể tìm thấy thành công trong lĩnh vực eSport. Kim đạt bước tiến lớn trong năm nay khi được nhận vào đại học Kentucky của Mỹ nhờ trình độ chơi game.
Bazire gia nhập đội LoL của Gen.G hồi tháng 3 với vai trò game thủ học việc. Anh và đồng đội nhận được mức lương khiên tốn, cùng chi phí ăn ở trong một căn hộ chung ở Seoul. Họ luyện tập đến 18 tiếng/ngày, nhiều hơn 60 đến 70% so với các game thủ ở Pháp.
Dù vậy, trở thành game thủ học việc cũng chưa thể bảo đảm chỗ đứng. Mỗi người phải nhanh chóng cải thiện trình độ để tham gia giải đấu chính, trong đó mỗi game thủ LoL chuyên nghiệp có thể nhận mức lương 200.000 USD/năm, cùng với tiền thưởng và các hợp đồng tài trợ.
Ngày càng nhiều tài năng trẻ xuất hiện, khiến các vận động viên eSport kết thúc sự nghiệp trước khi bước sang tuổi 26 – thời điểm nhiều thanh niên Hàn Quốc không thể trì hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Min-soo, học viên mơ trở thành ngôi sao eSport, bắt đầu được cảm nhận không khí của nhà thi đấu khi còn học trung học cơ sở. Kể từ năm 2019, mỗi ngày Min-soo đều dậy từ 6h, mất thêm 2 tiếng đi xe buýt và tàu điện để tới học viện Gen.G. Em chỉ trở về nhà lúc 23h30 và tiếp tục tập luyện, hiếm khi đi ngủ trước 3h sáng.
Đến năm nay, Min-soo được đánh giá đủ khả năng thi vào vị trí học viên trong một đội tuyển chuyên nghiệp. “Cuộc sống rất đơn độc và khó khăn, vì bạn phải từ bỏ mọi thứ. Nhưng tôi rất hạnh phúc vì được làm những gì mình thích nhất”, Min-soo nói.
Elly lên tiếng chuyện chia tay Team Flash, nhưng sao Gấu xác nhận chỉ là "chuyển gaming house"?
Sau buổi fan meeting của Team Flash Liên Quân thì Elly cũng đã lên tiếng chuyện chia tay.
Tối ngày 14/4, các thành viên của Team Flash Liên Quân Mobile đã cùng ngồi lại, trò chuyện trực tuyến cùng người hâm mộ. Tại đây, họ đã trả lời rất nhiều câu hỏi mà khán giả thắc mắc.
Chuyện Elly đi hay ở là điều mà người hâm mộ quan tâm nhất
Trong đó, chuyện Elly giải nghệ chính là điều được khán giả quan tâm nhất. Dù không nói rõ trên sóng trực tiếp nhưng chuyện Elly rời Team Flash Liên Quân có lẽ chỉ còn là chuyện sớm muộn. Chính game thủ này cũng đã đăng tải tấm ảnh liên hoan của tập thể Team Flash cùng thông điệp "Chia tay thì phải" trên trang fanpage cá nhân.
Tập thể Team Flash trong buổi tiệc được cho là chia tay Elly
Sau đó, chính đội trưởng Gấu cũng đã chia sẻ câu chuyện này trên sóng livestream của mình. Anh cả của Team Flash cho biết "Elly chỉ chuyển gaming house thôi ý mà". Từ đây rất nhiều khán giả cho rằng Elly vẫn sẽ tiếp tục chơi cho Team Flash nhưng có lẽ là một bộ môn khác thay vì Liên Quân Mobile.
Gấu chia sẻ về chuyện Elly cho khán giả của mình
Gấu và Elly từng là đôi cánh hủy diệt của Team Flash khiến mọi đối thủ đều phải khiếp sợ
Trước đây, Elly cũng đã chia sẻ rằng mình dần đánh mất đi động lực thi đấu và niềm đam mê sau quá nhiều những thành công. Có lẽ anh chàng "Đạt Cận" đã xác định chuyển sang một môi trường mới thú vị hơn, hấp dẫn và cạnh tranh khốc liệt hơn để khơi dậy ngọn lửa đam mê.
Đấu Trường Chân Lý: "Tinh Anh chỉ là unit 2 sao có thêm chỉ số, thật sai lầm khi phụ thuộc vào chúng" Hệ thống Tinh Anh đã bị Riot Games giảm rất nhiều sức mạnh ở Đấu Trường Chân Lý mùa 4.5. Với việc ngay lập tức cung cấp một tướng 2 sao, có thêm hiệu ứng tộc - hệ, Tinh Anh được xem là cơ chế định hình lối chơi cho game thủ ở mùa 4. Còn nhớ ở giai đoạn nửa đầu mùa...