Cuộc “cách mạng” trong xạ trị ung thư
Xạ trị là một trong những phương pháp chủ lực điều trị ung thư, nhưng nhiều tác dụng phụ xạ trị thường khiến người bệnh lo ngại và giảm chất lượng sống.
Các công nghệ xạ trị kỹ thuật cao có thể hạn chế đáng kể các mặt không mong muốn, giảm đau đớn để người bệnh nhẹ nhàng vượt qua điều trị, chiến thắng bệnh tật. Vinmec là một trong những bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam triển khai các công nghệ xạ trị đặc biệt này.
Giảm tối đa tác dụng phụ điều trị ung thư nhờ xạ trị kỹ thuật cao
Khi điều trị ung thư bằng xạ trị thường, liều xạ truyền cho người bệnh tương đối nhỏ trong vài tuần. Mục tiêu là diệt tế bào u tối đa và giảm tổn hại tối thiểu tế bào lành. Do hạn chế về kỹ thuật nên xạ trị truyền thống vẫn ít nhiều làm chết mô lành quanh bướu. Xạ trị cũng gây ra nhiều tác dụng phụ: Rụng tóc, mệt mỏi, kích ứng da (đỏ, khô, đau và ngứa da), mất cảm giác ngon miệng tạm thời, viêm thực quản…
Theo TS.BS Nguyễn Duy Sinh – Trưởng Đơn nguyên xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, để giải quyết những hạn chế của xạ trị truyền thống, các công nghệ xạ trị kỹ thuật cao ra đời, được coi là một cuộc cách mạng trong xạ trị ung thư.
Xạ trị kỹ thuật cao có nhiều hình thức: Xạ trị điều biến thể tích cung tròn (VMAT) áp dụng cho ung thư đầu mặt cổ, dạ dày – thực quản, vùng chậu; xạ phẫu định vị thân (SBRT) cho ung thư phổi, gan; xạ trị theo hướng dẫn hình ảnh (IGRT) và xạ trị đồng bộ hóa theo nhịp thở (4D-RT) điều trị ung thư vú, dạ dày, phổi, thực quản… Đặc điểm chung của các phương pháp này là khả năng cấp liều phóng xạ cao hơn 5 – 10 lần trong thời gian ngắn, tập trung vào khối u cần tiêu diệt. Từ đó, đạt được hiệu quả tối ưu trong mỗi lần xạ trị, rút ngắn thời gian xạ và giảm tối đa tác dụng phụ.
Xạ trị kỹ thuật cao có khả năng cấp liều phóng xạ cao hơn 5 – 10 lần trong thời gian ngắn, tập trung vào khối u cần tiêu diệt nên đạt được hiệu quả tối ưu và giảm tối đa tác dụng phụ.
Video đang HOT
Điển hình trong ung thư gan. Xạ trị ung thư gan trước kia thường bị hạn chế do khó xác định chính xác chuyển động của khối u. Người bệnh sẽ xạ trên toàn bộ lá gan nên sau xạ có thể mắc bệnh gan do xạ trị, ngay cả khi dùng liều tương đối thấp.
Xạ trị kỹ thuật cao định vị thân (SBRT) là “cứu cánh” cho việc điều trị hiệu quả ung thư gan nhờ khả năng định vị chuẩn xác khối u gan bằng các thiết bị theo dõi chuyển động tinh vi bên ngoài da (OSMS) và hệ thống theo dõi chuyển động bướu (RPM). Kết quả xạ trị gan hiện đại rất “ấn tượng”: Tỷ lệ sống trên 1 năm sau xạ tăng lên 50 – 100% và giảm kích thước khối u được từ 60 – 100%. Với xạ thường, tỉ lệ sống sau 1 năm chỉ là 25 – 35%.
Xạ trị kỹ thuật cao không chỉ hiệu quả với ung thư gan và mà còn giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân ung thư khác. Chị Huỳnh Diệp (ở Hà Giang) ung thư vú giai đoạn 3b với 19/20 hạch di căn, đã 30 lần xạ trị. Chia sẻ sau khi xạ trị kỹ thuật cao VMAT tại Vinmec, chị Diệp cho biết: “Mũi xạ đầu tiên của tôi rất nhẹ nhàng. Trái với những gì tôi hình dung về bệnh nhân xạ trị là khuôn mặt cháy đen hoặc bỏng nặng sau xạ, tôi đã vượt qua 30 mũi xạ an toàn, không bỏng rát do tôi đã được hướng dẫn bôi thuốc chống bỏng và ăn uống đảm bảo”.
Cô Huỳnh Diệp phục hồi sau quá trình điều trị xạ trị ung thư tại Bệnh viện Vinmec
Tuy xạ trị công nghệ cao có nhiều ưu thế như vậy nhưng hiện tại không nhiều bệnh viện ở Việt Nam thực hiện được, bởi chi phí đầu tư các máy xạ trị đời mới rất cao, đi kèm với đội ngũ bác sĩ có khả năng làm chủ hoàn toàn kỹ thuật.
Thoải mái, không đau khi xạ trị kỹ thuật cao
Đi đầu cập nhật các tiến bộ trong điều trị ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park đã “mạnh tay” trang bị Hệ thống lập kế hoạch xạ trị và Máy xạ trị Truebeam của hãng Varian (Mỹ) là máy hiện đại nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, bệnh viện đã ứng dụng hệ thống Dolphin đánh giá liều điều trị với phần mềm hỗ trợ COMPASS 4.0 đánh giá chính xác trước khi phát tia, theo dõi liều xạ đồng thời khi tia xạ đang chiếu vào khối u.
Đi đầu cập nhật tiến bộ trong điều trị ung thư, Bệnh viện Vinmec Central Park đã trang bị Máy xạ trị Truebeam của hãng Varian (Mỹ) là máy hiện đại nhất Đông Nam Á cho điều trị ung thư
Trong quá trình điều trị, một ekip gồm bác sĩ xạ trị, kỹ sư vật lý y khoa và kỹ thuật viên sẽ sử dụng các công nghệ hình ảnh tích hợp trong máy xạ trị để đưa ra phương án chính xác với sai số cho phép chỉ dưới
“Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, không đau trong quá trình xạ trị, sau xạ trị cũng chịu ít tác dụng phụ nhất. Bệnh viện có thể kết hợp với chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ khác như liệu pháp miễn dịch tự thân, nhiệt trị, tâm lý, dinh dưỡng… để người bệnh nâng cao thể trạng và sớm hồi phục” – TS.BS Nguyễn Duy Sinh chia sẻ về xạ trị kỹ thuật cao tại Vinmec.
Đầu tư trang thiết bị đồng bộ và cập nhật các tiến bộ trong điều trị ung thư Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park đã xây dựng và vận hành thành công mô hình tiếp cận ung thư theo tiêu chuẩn quốc tế, mang lại hy vọng sống khỏe cho người bệnh ung thư.
Theo giadinhvietnam
Tủ đông gặp sự cố, 56 bệnh nhi ung thư mất tế bào gốc
Cac phu huynh lo lăng nêu không co tê bao gôc đê điêu tri kip thơi co thê các bệnh nhi sẽ măc ung thư lân nưa.
Mới đây, CBC News, một sự cố hy hữu đã xảy ra tại Bệnh viện Nhi Los Angeles. Tủ đông của bệnh viện không hoạt động khiến rất nhiều sản phẩm lưu trữ trong tủ không thể bảo quản được. Hậu quả, các tế bào gốc thu thập từ bệnh nhân, lưu giữ cho tương lai khi cần thiết không thể sử dụng.
Đại diện Bệnh viện Nhi Los Angeles đã gửi thư tới gia đình của 56 bệnh nhân để thông báo về sự cố đáng tiếc và trấn an việc này sẽ không gây nguy hiểm tới sức khỏe của các em trong thời gian tới.
Tế bào gốc giúp các bệnh nhân điều trị ung thư. Sự việc mất tế bào gốc khiến nhiều phụ huynh lo lắng cho số phận của con cái họ. Ảnh: Shutter Stock.
Nguyên nhân của sự cố được tiết lộ là cảm biến nhiệt độ của tủ đông không hoạt động. Bệnh viện đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể cứu vãn được tình hình.
Tin tức này khiến các bệnh nhân hoang mang bởi nó ảnh hưởng đến quá trình hóa trị và xạ trị. Sean Anderson Coronoa (13 tuổi) là một trong 56 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhi Los Angeles. Cậu học sinh lớp 8 đã phải trải qua liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc khi được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn 4 vào tháng 11/2018.
Theo các bác sĩ, việc điều trị này giúp cậu bé thoát khỏi của ung thư trong 3 năm. Elizabeth Anderson, mẹ ruột của Sean, lo lắng việc mất đi các tế bào gốc sẽ khiến con trai không thể tái tạo lại chúng trong tương lai và có thể mắc ung thư lần nữa.
Tế bào gốc được sử dụng trong y tế dự phòng nhằm phòng chống ung thư và các bệnh tim mạch. Chúng được lấy từ cơ thể bệnh nhân, hoạt hóa, nuôi cấy. Sau đó, tế bào này được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân bằng phương pháp truyền vào tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào các khu vực cần điều trị.
Theo Zing
Vaccine trị ung thư: Tiềm năng và thách thức? Ung thư là nhóm bệnh gây tử vong đứng thứ hai sau bệnh tim mạch. Do đó, phòng ngừa và điều trị ung thư đang là mối quan tâm lớn không chỉ của ngành y tế, mà cả cộng đồng xã hội. Ngoài ba phương pháp kinh điển là phẫu thuật, hóa trị, và xạ trị, liệu pháp miễn dịch là phương pháp...