Cuộc cách mạng ‘ngoại cỡ’ định nghĩa lại chuẩn mực ‘khuôn vàng thước ngọc’ của nền thời trang hiện đại
Nếu so với trước đây, thời trang dành cho người có vóc dáng đầy đặn được chú trọng nhiều hơn, cũng như các thế hệ người mẫu ngoại cỡ đã có nhiều đất dụng võ trong lĩnh vực thời trang hơn.
Gần đây, thời trang dành cho người có vóc dáng đầy đặn được chú trọng nhiều hơn, cũng như các thế hệ người mẫu ngoại cỡ đã có nhiều “đất dụng võ” trong lĩnh vực thời trang hơn.
Trong nhiều năm qua, không ít nhà mốt đã trao cho các người mẫu ngoại cỡ những đặc quyền bình đẳng như các người mẫu có phom dáng chuẩn để xuất hiện trong các show diễn, bộ ảnh thời trang hay thậm chí là chiến dịch quảng bá thương hiệu. Ngoài ra, cũng có nhiều ngôi nhà thời trang giới thiệu các BST đặc biệt dành riêng cho các đối tượng khách hàng có phom dáng ngoại cỡ.
Thoạt đầu, ngành stoutwear, hay còn gọi là ngành công nghiệp thời trang ngoại cỡ, được đưa vào phân khúc nhỏ trong dòng trang phục Ready-to-wear của nữ giới. Cho đến khoảng năm 1915, các NTK nhận thấy tiềm năng lợi nhuận từ việc sản xuất trang phục thời trang cho những người phụ nữ có phom dáng đầy đặn. Vì thế, ngành stoutwear được ra đời để đáp ứng nhu cầu làm đẹp phong cách của họ. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, các NTK trang phục vẫn chưa đặt nhiều tâm huyết và đầu tư nhiều chất xám vào việc thiết kế quần áo cho họ.
Nữ diễn viên ngoại cỡ Gabourey Sidibe trên trang bìa tạp chí V Magazine danh tiếng.
Năm 2010 có thể xem là cột mốc đánh dấu thời trang ngoại cỡ thật sự chiếm giữ xu hướng chủ đạo của nền thời trang đương đại. Khi nữ diễn viên người Mỹ Gabourey Sidibe xuất hiện trên trang bìa của một tạp chí thời trang uy tín. Tất nhiên, việc sử dụng hình ảnh nhân vật có cơ thể mũm mĩm trên một ấn phẩm thời trang sẽ gây ra những cuộc bàn tán trái chiều. Có người ủng hộ sự mới mẻ, có người phản đối vì cho rằng vẫn nên đi theo các giá trị tiêu chuẩn. Thậm chí, cho đến tận ngày nay, thành kiến về phom dáng cơ thể vẫn còn tiếp diễn. Mặc dù có nhiều phong trào ủng hộ quan điểm tích cực về hình thể như “body possibility” diễn ra nhưng có lẽ cần thêm thời gian hoặc hành động quyết liệt hơn để xóa bỏ tàn dư đó.
Người mẫu Precious Lee trong chiến dịch quảng bá của Versace.
Trong những năm gần đây, dàn người mẫu ngoại cỡ được các ngôi nhà thời trang lừng lẫy săn đón nhiều hơn. Một vài ví dụ điển hình nhất là sau thành công của show diễn ra mắt BST Xuân Hè 2021 với sự góp mặt của dàn người mẫu ngoại cỡ, nhà mốt Versace tiếp tục “chiêu mộ” Precious Lee trong chiến dịch quảng bá BST của họ. Trước đó, Jill Kortleve cũng là người mẫu ngoại cỡ đầu tiên sải bước trên sàn runway của thương hiệu thời trang xa xỉ Chanel từ năm 2010. Vừa qua, Kortleve cùng Paloma Elsesser trở thành những gương mặt người mẫu ngoại cỡ đầu tiên góp mặt tại show diễn của Fendi hồi tháng 2 vừa qua.
Video đang HOT
Người mẫu ngoại cỡ có nhiều cơ hội tỏa sáng trên sàn diễn thời trang hơn trước đây.
Dần dần, các nhà mốt đã cho giới mộ điệu thấy sự bình đẳng giữa trang phục mang phom dáng tiêu chuẩn và ngoại cỡ một cách rõ ràng nhất. Đặc biệt là show Savage x Fenty của Rihanna, nơi hội tụ các người mẫu và nghệ sĩ thuộc mọi phom dáng khác nhau, đã cho thấy tầm nhìn của ngành thời trang đã thay đổi rất nhiều so với giai đoạn đầu thế kỷ 20. Hơn hết, nhiều thương hiệu xa xỉ đã minh chứng cho việc trang phục không chỉ dành cho người mẫu sàn diễn mang số đo tiêu chuẩn mà là dành cho mọi kích cỡ khác nhau. Trong đó, Dolce & Gabbana là nhà mốt cao cấp đầu tiên giới thiệu các thiết kế Ready-to-wear với kích cỡ US 16 – US 18 từ năm 2019.
Hậu quả của đại dịch khiến nền công nghiệp thời trang trì trệ, doanh số bán hàng giảm mạnh. Điều này đặt ra dấu hỏi lớn cho rằng tại sao các nhà mốt không nghiêm túc đầu tư nhiều hơn vào khoản thiết kế trang phục dành riêng cho người có phom dáng dầy đặn, hoặc ít nhất mở rộng nhiều số đo phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Hơn hết, đây sẽ là cơ hội giúp các thương hiệu chinh phục thành công mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là thế hệ Z, thế hệ rất quan tâm đến các phong trào xã hội.
Chuyện người mẫu gốc Á bị chế giễu
Nhiều người mẫu châu Á cho biết họ thường xuyên bị quấy rối tình dục, miệt thị ngoại hình, phải nghe những biệt danh thô tục dành cho mình.
Năm 2020, có nhiều câu chuyện về nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực chống lại người châu Á, đặc biệt là sau khi dịch Covid-19 nổ ra. Vấn đề này cũng ảnh hưởng đến nhiều người mẫu gốc Á, theo Teen Vogue.
Trong khi một số khác trải qua những nghịch cảnh như quấy rối tình dục, bóc lột tài chính, người mẫu châu Á lại phải đối mặt với thách thức riêng. Ngay cả khi nhiều người mẫu châu Á thành công trên sàn diễn và làm việc cho các thương hiệu lớn như Victorias Secret, sự phân biệt chủng tộc vẫn không hề suy giảm.
Những kỷ niệm đáng quên
"Tôi là người mẫu châu Á nhỏ nhắn với những đường cong. Do đó, nhiều người từng nhận xét tôi trông giống ngôi sao khiêu dâm", Fiffany Luu - người mẫu tự do sống tại thành phố New York, Mỹ - chia sẻ.
Luu đã xuất hiện trong các chiến dịch cho Fenty của Rihanna và tạp chí iD. Trong khi đó, cô cho biết người mẫu có nước da trắng với vòng một lớn được coi là sexy và hấp dẫn.
Fiffany Luu từng nhận về nhiều lời nhận xét thô tục. Ảnh: G, Fiffany Luu.
Trong cuộc sống hàng ngày, Luu thường nghĩ mình có lẽ đã quá nhạy cảm khi trải qua những chuyện không hay. Tuy nhiên, khi nhận thấy những người mẫu châu Á khác cũng nhận được sự đối xử tương tự, cô hiểu đó là một kiểu phân biệt chủng tộc.
Luu nhớ lại buổi chụp hình cho một thương hiệu làm đẹp lớn. Khi đó, nhiếp ảnh gia đã gọi cô và những người mẫu châu Á khác trên phim trường là "hi-yah!" - một thuật ngữ tiếng Nhật được sử dụng trong luyện tập karate.
Theo tác giả Shivani Persad, dù việc những vi phạm Luu và những người gốc Á khác phải đối mặt hàng ngày thường bị bỏ qua, nó có thể dẫn đến tội ác thù hận khi được "ghim" lâu.
Yumi Nu là người mẫu áo tắm ngoại cỡ châu Á đầu tiên của Sports Illustrated. Cô cũng từng bị vướng vào vòng xoáy bị phân biệt chủng tộc sau khi nổi tiếng. Nu cho biết nhiều người đã bình luận châm chọc chủng tộc, gọi cô bằng biệt danh thô tục hoặc nói "những người châu Á bẩn thỉu hãy trở về đất nước của bạn".
Yumi Nu là người mẫu ngoại cỡ gốc Á đầu tiên lên bìa Sports Illustrated. Ảnh: Yumi Nu.
Ngoài nạn phân biệt chủng tộc, người mẫu châu Á còn phải chịu những định kiến như "con ong thợ", chỉ biết lao đầu vào làm việc. Nhiều người cho rằng khuôn mẫu này ám chỉ sự phục tùng, cộng đồng người châu Á sẽ không chống trả.
Tiffany Hirth - người mẫu ở New York - cho biết cô bị một nhiếp ảnh gia quấy rối tình dục trong lúc làm việc. Cô đã được nhiều người cảnh báo rằng tay ảnh này có hứng thú với phụ nữ châu Á. Tuy nhiên, cô vẫn không tin vì thấy người này nhiệt tình tìm việc cho mình.
Những câu chuyện kể trên có thể cho thấy góc khuất trong ngành công nghiệp người mẫu. Đặc biệt là khi những người mẫu gốc Á phải chịu nhiều tổn thương do bị xúc phạm, kỳ thị. Theo các chuyên gia, điều này càng kéo dài có thể khiến nhiều người mẫu bị bệnh tâm lý.
Nơi nào an toàn cho người mẫu gốc Á?
Để giải quyết vấn đề này, Model Alliance (liên minh người mẫu) - tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào nghiên cứu, chính sách cho người mẫu và những cá nhân khác làm việc trong ngành thời trang - đã được thành lập ở Mỹ. Tổ chức này nhiều lần đề xuất những luật ứng xử mới trong ngành công nghiệp nhưng chưa được thông qua. Dù vậy, họ vẫn đấu tranh không ngừng.
Vào năm 2018, họ đã tạo ra chương trình mang tên RESPECT. Nó được xem như thỏa thuận ràng buộc pháp lý đầu tiên với quy tắc ứng xử có hiệu lực để bảo vệ người lao động trong ngành thời trang.
Hiện tại, tổ chức này cũng đang làm việc với nhiều thương hiệu, đại lý và các bên liên quan khác trong ngành để ký kết chương trình, quản lý các hậu quả lạm dụng ở lĩnh vực thời trang. Đó là lý do khiến Kai Braden - diễn viên kiêm người mẫu của Wilhelmina Models - quyết định tham gia vào Model Alliance.
Nam người mẫu Kai Braden cũng bị quấy rối tình dục. Ảnh: Behance.
Anh kể mình đã bị một nhiếp ảnh gia tấn công tình dục trong buổi chụp thử ở thành phố New York khi 18 tuổi. "Là một người mẫu châu Á, thật khó để phá bỏ định kiến về việc bị giới tính hóa. Đặc biệt trong quá trình tuyển chọn, tôi nhận thấy nhãn hàng thường miễn cưỡng bám theo xu hướng đa dạng bằng cách chỉ tuyển một người châu Á", anh nói.
Braden hy vọng định kiến rõ ràng như vậy sẽ thay đổi khi có nhiều người đăng ký tham gia chương trình.
Trong khi đó, Luu cho rằng những người mẫu gốc Á có thể xem xét các công ty đang tiếp cận sự đa dạng như Fenty. Với kinh nghiệm làm việc với họ, Luu xác nhận nhiều cá nhân làm việc ở hậu trường là người da màu và điều đó tạo nên sự khác biệt lớn.
Cô tin với việc nhiều người châu Á ngày càng khẳng định tên tuổi trong ngành công nghiệp thời trang, vẫn đề phân biệt sẽ biến mất.
Mẫu ngoại cỡ châu Á bị chê quá nhỏ ở phương Tây Bị phân biệt đối xử, miệt thị ở quê nhà, nhiều người mẫu ngoại cỡ đặt hy vọng vào miền đất khác. Tuy nhiên, họ vẫn trượt dài trong chuỗi ngày không được công nhận. Đó là câu chuyện của Bertha Chan - người mẫu ngoại cỡ gốc Hong Kong (Trung Quốc) hiện sống ở Na Uy. Chan đã đi khắp thế giới...