Cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Belarus diễn ra ở 3 thành phố của Nga
Việc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống của Cộng hòa Belarus sẽ diễn ra tại 3 thành phố của Nga, gồm Moscow, Saint. Peterburg và Kaliningrad.
Thông tin từ Đại sứ quán Belarus tại Nga cho biết, theo luật Bầu cử của nước này, để tiến hành bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020, trên lãnh thổ Liên bang Nga đã thành lập 3 điểm bầu cử, gồm: trụ sở Đại sứ quán Belarus tại Nga ở thủ đô Moscow, chi nhánh của Đại sứ quán ở thành phố Saint. Peterburg và Kaliningrad. Các công dân Belarus đang ở Nga có thể tham gia bỏ phiếu ở 3 địa điểm này.
Chuẩn bị cho các thủ tục cho cuộc bầu cử Tổng thống Belarus sắp tới. (Nguồn: Sputnik).
Trước đó Hạ viện Belarus đã ấn định cuộc bầu cử Tổng thống nước cộng hòa trong năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 9/8. Chiến dịch bầu cử chính bắt đầu vào ngày 9/5 – Ngày Chiến thắng vĩ đại.
Người nộp đơn cho chức danh Tổng thống phải nộp các tài liệu cần thiết để đăng ký nhóm sáng kiến cho Uỷ ban bầu cử Trung ương chậm nhất là vào ngày 15/5. Từ ngày 21/5 đến 19/6, các thành viên của nhóm sẽ có thể thu thập chữ ký ủng hộ cho việc đề cử ứng cử viên của họ.
Video đang HOT
Việc đề cử các ứng cử viên sẽ diễn ra từ ngày 20/6 đến 4/7, đăng ký từ ngày 5/7 đến 14/7. Sau đó sẽ bắt đầu giai đoạn tuyên truyền trước bầu cử, các hoạt động cơ bản của chiến dịch cũng được lên kế hoạch. Việc bỏ phiếu sớm cho cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra từ ngày 4/8 đến 8/8.
Kết quả bầu cử sẽ được Ủy ban Bầu cử Trung ương công bố chậm nhất là ngày 19/8. Vòng thứ hai, nếu cần thiết, theo kế hoạch phải diễn ra không muộn hơn hai tuần, tức là ngày 23/8.
Ngân sách nhà nước của nước cộng hòa Belarus đã dành ra 36 triệu rúp cho hai vòng của sự kiện chính trị quan trọng này, tương đươg hơn 14,5 triệu USD. Để so sánh, trong năm 2015, 26 triệu rúp đã được chi cho các mục tiêu này. Do đó, trong chiến dịch bầu cử hiện tại, 25 triệu rúp sẽ dành cho vòng 1 và 11 triệu rúp cho vòng 2.
Tổng thống đương nhiệm Aleksander Lukashenko đã được nhóm sáng kiến do chủ tịch Liên đoàn công đoàn Belarus Mikhail Orda đứng đầu đề cử là ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Đây sẽ là lần tranh cử thứ 6 của Tổng thống Lukashenko. Trước đó ông đã chiến thắng trong các cuộc bầu cử vào năm 1994, 2001, 2006, 2010 và 2015.
Cũng liên quan đến cuộc bầu cử, các chuyên gia lưu ý rằng, bối cảnh chính trị của Belarus đã làm sống lại sự xuất hiện của hai nhân vật mới trong số các đối thủ tiềm năng của Tổng thống hiện tại. Đó là ông Valery Tsepkalo-cựu trợ lý của Tổng thống Alexander Lukashenko, cựu đại sứ của Belarus tại Mỹ, người đã lãnh đạo Khu công nghệ cao trong 12 năm và ông Viktor Babariko, người đứng đầu Belgazprombank, đã từ chức vào ngày 12/5.
Ngoài ra còn có các ứng cử viên khác tranh cử chức Tổng thống Belarus như cựu đại biểu Quốc hội Anna Kanopatskaia, lãnh đạo phong trào “Hãy nói sự thật” Andrei Dmitryev, chủ tịch Đảng “Dân chủ xã hội Belarus Gramada” Sergei Cherechen.
NATO ra tuyên bố chung về Hiệp ước Bầu trời Mở
Ngày 22-5, tại cuộc họp khẩn cấp về Hiệp ước Bầu trời Mở, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jen Stontelberg đã ra tuyên bố chung của tất cả các đồng minh trong khối này về thỏa thuận này.
Buổi họp khẩn cấp của NATO về Hiệp ước Bầu trời Mở, ngày 23-5-2020
Tuyên bố có đoạn ghi rõ: "Hiệp ước Bầu trời Mở là thành tố then chốt của khuôn khổ xây dựng lòng tin và đã tồn tại nhiều thập kỷ nhằm tăng cường tính minh bạch và an ninh ở khủ vực châu Âu-Đại Tây Dương".
Tuyên bố cũng cho biết các nước sẵn sàng duy trì đối thoại với Nga trên cơ sở những ý kiến đã thống nhất trước đó giữa các đồng minh trong NATO và các đối tác châu Âu khác để cùng tháo gỡ những bất đồng, đồng thời kêu gọi Matxcơva dỡ bỏ những hạn chế đối với các chuyến bay qua không phận Kaliningrad.
Các nước cam kết sẽ tiếp tục thực thi hiệp ước này, vốn có giá trị ngày càng tăng đối với cấu trúc kiểm soát vũ khí thông thường và an ninh chung. Tuyên bố khẳng định Hiệp ước Bầu trời Mở vẫn hữu ích và thiết thực.
Các nước cùng nhau kêu gọi Mỹ không rời khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở - thỏa thuận có ý nghĩa then chốt đối với an ninh tại châu Âu thời hậu Chiến tranh Lạnh
Ngày 22-5, Bộ Ngoại giao Nga đã xác nhận thông tin phía Mỹ chính thức thông báo về quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, bước đi mà phía Matxcơva đánh giá là "rất đáng tiếc".
"Điều này rất đáng tiếc, vì nó gây thiệt hại đáng kể cho an ninh châu Âu. An ninh của chính Mỹ sẽ không được củng cố và uy tín của Mỹ trong các vấn đề quốc tế chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng", thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga viết.
Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tuân thủ Hiệp ước Bầu trời Mở chừng nào thỏa thuận này còn hiệu lực.
Hiệp ước Bầu trời Mở được ký kết năm 1992 và trở thành một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh. Có hiệu lực từ năm 2002. Hiệp ước này cho phép các nước tham gia thực hiện những chuyến bay giám sát bên trên các căn cứ quân sự của nhau, để thu thập thông tin về lực lượng và hoạt động quân sự của các nước này. Có 34 quốc gia tham gia thỏa thuận, bao gồm cả Mỹ.
Hiệp ước bầu trời mở: Mỹ sẽ thay đổi quyết định nếu Nga làm điều này Đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov nói rằng, Nga có phản ứng thích đáng đối với bất kỳ bước đi nào của Mỹ. NATO cho rằng Mỹ có thể xem xét lại quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở nếu Nga dỡ bỏ các hạn chế đối với các chuyến bay kiểm tra ở khu vực Kaliningrad và gần biên...