Cuộc ẩn thân của cô gái đến hòn đảo biệt lập nhất thế giới trong dịch
Zu Beck cho biết cô đã có những trải nghiệm thú vị và học được rất nhiều điều hay trong 2 tháng sống tại hòn đảo Socotra (Yemen).
Khi Covid-19 bùng phát, người dân trên khắp thế giới đều chọn cho mình những cách riêng để bảo vệ bản thân trước sự nguy hiểm của dịch bệnh.
Trong khi một số chọn trú ẩn tại nhà, số khác về quê lánh nạn thì Eva Zu Beck (29 tuổi), phóng viên du lịch và vlogger có hơn 1 triệu lượt theo dõi, đã chọn ẩn thân ở một xa xôi tận Ấn Độ Dương, theo CNN.
Nơi mà Zu Beck đang lưu chân lại là hòn đảo Socotra (Yemen), nằm cách Sừng châu Phi gần 100 km về phía Đông, nơi có hệ sinh thái độc đáo và thường được gọi là “Galapagos của Ấn Độ Dương”.
Chia sẻ với CNN, cô cho biết mình đã có những trải nghiệm tuyệt vời trong thời gian sống tại một trong những hòn đảo biệt lập nhất thế giới.
Đáp chuyến bay đến Socotra từ hôm 11/3, cô cùng 40 du khách khác đến đây để tham gia sự kiện marathon và dự định ở lại trong 2 tuần. Tuy nhiên, sau khi sự kiện kết thúc, các nhà chức trách địa phương thông báo sẽ đóng cửa hòn đảo này và yêu cầu các du khách trở về nhà càng sớm càng tốt.
Ngay lúc đó, Zu Beck phải đối mặt với hai sự lựa chọn khó khăn: Rời Socotra và có nguy cơ nhiễm virus trong hành trình 5.000 km trở về châu Âu hoặc mắc kẹt trên hòn đảo sa mạc một thời gian.
Cuối cùng, cô chọn phương án 2 là ở lại cùng 4 du khách khác sau khi được chính quyền địa phương cho phép. “Tôi đã từng đến thăm nơi này và thề rằng sẽ quay trở lại trong một ngày nào đó. Tôi quyết định ở lại vì rất yêu hòn đảo này”, Zu Beck nói.
Video đang HOT
Những du khách còn lại, bao gồm bạn trai của cô, đã trở về Cairo trên chuyến bay cuối cùng rời khỏi Socotra.
Ở lại, Zu Beck đã tập thích nghi với cuộc sống biệt lập trên đảo.
Hàng ngày, khi mặt trời vẫn chưa đi qua những cồn cát cao chót vót và vách núi đá, Zu Beck đã ra khỏi lều và ở mép nước để kiếm bữa sáng cho mình. Cô tự trang bị ống thở rồi lao mình xuống biển để bắt tôm hùm.
Suốt 2 tháng sống ở đây, cô cắm trại trên những bãi biển hoặc thuê phòng khách từ các gia đình chăn dê địa phương. Cô chỉ trở về trung tâm hòn đảo để dùng Wi-Fi, gửi đồ giặt ủi và sạc pin các thiết bị công nghệ.
Zu Beck đón sinh nhật 29 tuổi ở nơi được mệnh danh là “hòn đảo ngoài hành tinh”. Socotra nổi tiếng với loài cây Máu rồng.
Để giết thời gian, ngoài những lúc câu cá mú, cô dành hầu hết thời gian để đọc sách, viết tạp chí hoặc đi bộ trên núi.
“Cuộc sống ở Socotra diễn ra rất chậm. Tôi thích cuộc sống ngoài tự nhiên và khi sống cùng cộng đồng dân cư ở nông thôn, những người đã tốt bụng chào đón tôi vào nhà của họ”, nữ du khách 29 tuổi cho biết.
Ở Socotra có một quy tắc hiếu khách gọi là Karam. Khách du lịch đến đây sẽ được người dân địa phương chào đón vô điều kiện và chủ nhà rất miễn cưỡng khi nhận tiền thuê phòng từ khách.
Chính sự thân thiện này đã giúp Zu Beck tiết kiệm rất nhiều chi phí khi. Cô chỉ cần gửi cho chủ nhà 150-200 USD mỗi tháng để trang trải phí ăn ở, sinh hoạt.
Trong thời gian sống tại đây, Zu Beck cũng không nghe bất kỳ trường hợp nào được báo cáo là nhiễm virus. Socotra là một trong số ít nơi trên thế giới vẫn tiếp diễn cuộc sống như bình thường trong đại dịch.
“Không có biện pháp ngăn chặn hay cách ly xã hội nào ở đây. Chúng tôi có thể tự do thăm bạn bè và di chuyển xung quanh nếu muốn. Nhưng để an toàn, trong 3 tuần vừa qua, tôi đã dành phần lớn thời gian ở tại nhà của một gia đình trong làng”, cô viết trong một bài đăng ngày 19/5.
Socotra vẫn mang lại cảm giác bình yên bên cạnh những cảnh quan kỳ thú, xinh đẹp.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với quyết định của Zu Beck khi đến thăm một hòn đảo xa xôi và có khả năng bị nhiễm bệnh khi đại dịch xảy ra.
Kể từ khi câu chuyện của cô được đăng tải vào ngày 19/5, Zu Beck đã nhận được nhiều lời chỉ trích của dân mạng kèm hashtag #Respect_Socotra. Những người này cho rằng sự hiện diện của cô đang gây nguy hiểm cho cộng đồng địa phương.
Trước phản ứng của dân mạng, Zu Beck đã gửi lời xin lỗi và giải thích mọi chuyện trên trang cá nhân của mình. “Cảm ơn tất cả những người đã quan tâm đến việc tôi ở lại trên đảo. Tôi không bao giờ khuyến khích việc đi du lịch đến những nơi xa xôi trong đại dịch. Thay vào đó, tôi chỉ muốn chia sẻ vẻ đẹp của một nơi tôi đã ở, nơi ít được biết đến và cần được bảo vệ”, nữ vlogger viết.
Zu Beck nói rằng việc thiếu kết nối Internet và cắt điện thường xuyên là khó khăn lớn nhất đối với cô. Nữ phóng viên Ba Lan cũng lo ngại về đợt gió mùa đang đến gần và cho biết đã sẵn sàng để trở về nhà.
“Tôi đã học được rất nhiều từ hòn đảo xinh đẹp này trong hai tháng qua”.
79% các ca tử vong do Covid-19 tại Indonesia là ở đảo Java
Trưởng lực lượng phản ứng nhanh với Covid-19 của Indonesia, ông Doni Monardo, cho biết 79% các ca tử vong do Covid-19 tại quốc gia này là ở đảo Java.
Hiện nay, các ca mắc và tử vong do Covid-19 tại Indonesia vẫn tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của lực lượng phản ứng nhanh với Covid-19, tính đến ngày 20/5, nước này ghi nhận 19.189 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.242 trường hợp tử vong và 4.575 người phục hồi.
Các ca mắc Covid-19 tại Indonesia vẫn tiếp tục gia tăng.
Trong đó, có 67% ca mắc Covid-19 và 79% trường hợp tử vong do Covid-19 là ở đảo Java, hòn đảo lớn nhất trong quốc gia vạn đảo. Tuy nhiên tỉ lệ phục hồi tại đây chỉ là 59%. Trong khi đó tỷ lệ phục hồi lớn nhất là ở đảo Aceh (83/8%), Bangka Belitung (79.3%) và Bali (71.8%). Các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Indonesia được tuyên bố phục hồi khi trải qua 2 lần xét nghiệm và không còn các triệu chứng bệnh.
Indonesia đang nỗ lực để tăng cường khả năng xét nghiệm Covid-19. Mục tiêu xét nghiệm 10.000 ca mỗi ngày chưa được thực hiện do còn nhiều hạn chế về phòng thí nghiệm và năng lực.
Hiện nay Indonesia có 69 phòng thí nghiệm trên cả nước đủ điều kiện xét nghiệm Covid-19. Tuy nhiên, ở các phòng thí nghiệm không thuộc Bộ Y tế, năng lực của nhân viên xét nghiệm vẫn còn hạn chế, do vậy, chính phủ Indonesia đang phối hợp với Hiệp hội bác sĩ Indonesia để đào tạo thêm năng lực cho các nhân viên thí nghiệm tại địa phương và một số tổ chức khác./.
Nhiễm virus corona sau khi mở quan tài tắm rửa cho người chết Ít nhất 15 người nhiễm virus corona sau khi bỏ qua lời khuyên và mở quan tài của một người thân đã chết vì virus để thực hiện nghi thức tắm rửa. Ít nhất 15 người nhiễm COVID-19 sau khi tham gia nghi thức tắm rửa cho một người đã qua đời vì virus corona. Những người này đã tham gia vào một...