Cùng tìm hiểu về vụ việc “chuyển tiền” đang gây xôn xao hiện nay
Dù không sử dụng phần mềm hack chuyển tiền nhưng các thành viên lại hoàn toàn có thể “ bơm Gold” cho nhau qua các item nhỏ lẻ như Town hay Tango.
Có lẽ, thật khó để có thể biện minh cho thất bại của CCM – Team DotA số 1 Trung Quốc hiện nay tại DMT vừa qua khi mặc dù đã giành quyền được đi đến tận vòng chung kết sau khi vượt qua EHOME, họ vẫn bị ban tổ chức giải loại khỏi cuộc chơi do vi phạm điều luật “Nghiêm cấm các hình thức chuyển tiền trong game”.
Tuy nhiên, hành động của CCM trên thực tế lại không có gì to tát. Cụ thể, trong trận đấu của đội với TYJ.LGD ở ngày thi đấu thứ nhất, ở khoảng phút thứ 19, TYJ.LGD tổ chức push sớm trong khi đó, Carry chính của CCM là Morphling lại chưa thể lên được BKB do thiếu khoảng 30 Gold để mua nốt item này (1300).
Zhou (bên trái) đã yêu cầu đồng đội mua hộ 1 Tango để đủ tiền lên BKB.
Một điều hiển nhiên chúng ta thường được thấy trong các trận đấu public là thay vì chạy đi farm thêm một chú Creep, Zhou đã nhờ đồng đội chuyển cho ít tiền bằng cách mua lấy 1 item Tango. Nhờ vậy, anh này đã có vừa đủ số tiền để hoàn thành nốt core item BKB cho mình để tham gia combat.
Vào thời điểm đấy, nếu chúng ta thực sự để ý khi theo dõi qua replay thì chắc chắn, TYJ.LGD sẽ chẳng thể push được trụ của CCM kể cả Zhou có lên được BKB hay không. Điều đáng nói ở đây là sau đó khoảng 3, 4 phút (quá thừa thời gian để Zhou kiếm nốt 30 Gold lên BKB), một pha combat thực sự mới được diễn ra và ở đây, nhờ BKB, Morpling mới thoát chết và lần lượt đưa từng hero của đối thủ lên bảng.
Video đang HOT
Như vậy, hành động chuyển 45 Gold này của CCM thực chất chẳng hề làm thay đổi kết quả trận đấu và ngay lúc ấy, cả trọng tài lẫn các khán giả đều không phát hiện ra việc này. Tuy nhiên, sau khi replay của trận đấu được công bố, nhiều fan hâm mộ khi theo dõi đã phản ánh lại việc này cho ban tổ chức và quyết định đã nhanh chóng được đưa ra.
Một điều kì lạ là trước khi đưa ra quyết định này, ban tổ chức đã hỏi ý kiến của các thành viên TYJ.LGD và theo phát biểu của đội trưởng ZSMJ, họ đã đề xuất có lại một trận rematch với CCM (lúc đó CCM đã giành chiến thắng trước EHOME để lọt vào trận chung kết với Tyloo). Tuy nhiên, theo phát biểu của anh thì CCM đã không đồng ý và họ đã bị ban tổ chức truất quyền thi đấu?
Theo PLXH
Rộn ràng 'sàn nhảy' ngoài công viên
Không giới hạn học viên, giới tính, lứa tuổi, những sàn nhảy ở công viên đang dần trở thành "mốt" với người dân Sài Gòn.
Cứ vào khoảng 18h đến 21h tối, mọi người lại rủ nhau vào công viên 23/9 (đối diện chợ Bến Thành, Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM) để tập thể dục bằng môn khiêu vũ.
Người dạy là những giáo viên đã có khoảng thời gian gắn bó với nghiệp "nhảy". Lớp học không cấp chứng chỉ, không gò bó, cũng không khuôn mẫu với những giáo án soạn sẵn. Lớp đơn thuần tập hợp những ai muốn luyện tập cho mình thêm sức khỏe, đam mê nhảy.
Lớp học không cấp chứng chỉ, không gò bó, cũng không khuôn mẫu với những giáo án soạn sẵn.
Anh Sơn, 28 tuổi, nhân viên văn phòng ở quận 3, học ở công viên được 4 tuần cho biết: "Với học phí 200.000 đồng/tháng, tôi có thể đến lớp vào tất cả các ngày trong tuần. Sau những giờ làm việc căng thẳng, với tôi đây là môn học vừa giữ sức khỏe vừa giúp tinh thần thoải mái".
Còn với chị Sương, 40 tuổi, ngụ tại quận 4 thì việc học nhảy giúp chị không chỉ giữ dáng thon thả mà thông qua đó chị có được nhiều mối quan hệ. Chị Sương tâm sự: "Tôi chỉ ở nhà nội trợ, ngày nào cũng quanh đi quẩn lại với mấy bức tường. Từ ngày ra đây, tôi thấy cuộc sống bớt nhàm chán hơn. Tâm trạng cũng khác hẳn. Đặc biệt, chồng và 2 đứa con tôi đều ủng hộ việc tôi đi học khiêu vũ. Tôi học được 5 tháng rồi đấy, bây giờ tôi có thể nhảy cùng bạn nhảy khá thuần thục".
Những động tác uyển chuyển phải được phối hợp nhịp nhàng cùng bạn nhảy
Là người có 20 năm kinh nghiệm trong nghề nhảy ở các vũ trường, thầy Nguyễn Thành Trung, giáo viên tiểu học hiện đang tham gia dạy tại công viên cho biết: " Cách đây 3 năm, mọi người thường ra đây giao lưu bằng việc nhảy các điệu Rhumba, tango, chachacha, samba... Rồi người đến xem càng lúc càng đông, họ thích thú và yêu cầu dạy ngay tại công viên. Lớp học ra đời, già có, trẻ có, học sinh có..., tập hợp lại cũng hơn 30 học viên".
Trong số nhiều học viên đang theo học các lớp nhảy ngoài công viên, điều đặc biệt cũng có nhiều cụ ông tham gia rất tích cực.
Không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, học khiêu vũ còn giúp học viên mở rộng mối quan hệ.
Ông Nguyễn Văn Hưng, gần 70 tuổi, giáo viên hưu trí, mặc dù lớn tuổi nhất trong lớp nhưng cách ông dìu bạn nhảy lại khá điêu luyện, nhịp nhàng. Ông cười khà khà khi chúng tôi bắt chuyện: "Tôi học được 3 năm rồi, giờ thành thói quen luôn. Nhảy đẹp hay không với tôi không quan trọng, quan trọng khiêu vũ giúp tôi tìm được thời trẻ của mình. Nhìn tôi vẫn còn trẻ đúng không?"
Học nhảy ngoài công viên đang rất được người dân Sải Gòn ưa chuộng, lý do không phải vì học phí rẻ mà vì không khí ở công viên thoải mái hơn.
Khiêu vũ là môn thể dục không phân biệt giới tính, già trẻ
"Học ở đây vừa thoải mái, vừa tiện chạy thể dục, tôi cảm thấy nên có nhiều lớp học công cộng thế này để mọi người có thể thư giãn sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng"- Chị Lan Hương, 33 tuổi, giáo viên vui vẻ nói.
Theo Bưu Điện Việt Nam
CCM tiếp tục bỏ túi thêm danh hiệu vô địch WCG 2011 Như vậy, chúng ta đã không còn băn khoăn với câu hỏi: Ai là team DotA mạnh nhất thế giới hiện nay? Như chúng ta đã biết, vào chiều tối ngày hôm qua (thứ ba 12/4), trận chung kết trong mơ giữa hai gương mặt mới của DotA Trung Quốc - CCM và DK đã chính thức được diễn ra trước sự kì...