Cúng sao giải hạn chẳng khác gì vung tiền mua sự an ủi
Các nhà tu hành cho rằng trong giáo lý nhà phật không có việc cúng sao giải hạn. Đối với phật giáo, không có ngày xấu, ngày đẹp, sao xấu, sao tốt như nhiều người lầm tưởng.
Trước và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất, hàng nghìn người lại đổ về các ngôi chùa ở Hà Nội để cúng sao giải hạn. Người ta cho rằng mỗi người mỗi năm đều có một sao chiếu mệnh.
Những ai bị sao xấu như La Hầu, Thái Bạch, Kế Đô chiếu sẽ gặp những điều xui xẻo cả về tiền bạc, sức khỏe… Họ đến chùa cúng sao để giảm nhẹ tai ương và cầu an cho gia đình.
Tự ‘cấy’ nỗi sợ hãi vào bản thân
Trao đổi với Zing.vn, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, khẳng định trong giáo lý nhà Phật không có sao xấu, sao tốt cũng như ngày tháng đẹp, xấu trong năm. Phật giáo luôn lên án các hành vi mê tín dị đoan trong đó có cúng sao giải hạn, xem bói, xem ngày tốt xấu…
Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng khi con người tin rằng trên đời có sao tốt, xấu, ngày đẹp, ngày xấu sẽ đánh mất niềm tin vào luật nhân quả. Việc cúng sao giải hạn là một quan niệm sai lầm.
Việc tin có sao xấu, tốt, ngày giờ đẹp, xấu đồng nghĩa với mọi người tự &’cấy’ nỗi sợ hãi vào bản thân. Từ đó, họ phải cúng bái mới được bình an. Họ đang bỏ tiền ra mua sự trấn an tâm lý.
Thượng tọa nhấn mạnh: “Tôi cho rằng đến một thời điểm nào đó cũng cần có một công văn giống như việc cấm đốt vàng mã trong chùa của Giáo hội Phật giáo vừa đề xuất”.
Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM chia sẻ để vượt qua các nỗi sợ hãi, con người phải tăng cường sự hiểu biết về chân lý, khoa học hiện đại. Càng hiểu biết thì các niềm tin mang tính hù dọa sẽ không đủ sức gây ra nỗi ám ảnh đối với họ.
Cúng sao giải hạn của một bộ phận người dân hiện nay giống như vung tiền mua sự an ủi ảoGiáo sư Trần Lâm Biền
Điều quan trọng nhất người phải tin vào nhân quả để tự răn mình, đề cao tính trách nhiệm trước các hành vi của mình. Người nào làm việc tốt, đạo đức tốt thì không bao giờ sợ hãi.
Giáo sư Trần Lâm Biền cho biết việc dâng sao giải hạn xuất phát từ vùng Trung Cận Đông. Họ quan niệm từ trật tự của sao trời sẽ nhìn nhận được số phận của con người.
Mỗi người được sinh ra vào các giờ, ngày, năm khác nhau sẽ ứng với một trật tự sao trời khác nhau. Vì thế mỗi năm, mỗi người sẽ có sao chiếu mệnh.
ừ đó, nhiều người nghĩ đến việc làm sao để tránh sao xấu và hình thành tục dâng sao giải hạn đầu năm. Ông Biền nói rằng dâng sao giải hạn không phải là vấn đề thuộc về tín ngưỡng, nhiều khi đây chỉ là hình thức để con người trốn tránh những tai họa do chính mình gây ra.
“Dâng sao giải hạn chỉ mang nghĩa là một sự an ủi chứ không giải thoát được những cái xấu, hưởng cái tốt”, giáo sư Biền khẳng định.
Video đang HOT
Hạn do con người tạo ra
Trả lời Zing.vn, Đại đức Thích Bản Quyền, trụ trì chùa Phước Long (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cho rằng trong kinh sách nhà phật không nói đến nghi lễ cúng sao giải hạn cho phật tử. Đối với phật giáo, không có ngày xấu, ngày đẹp, sao xấu, sao tốt như người ta lầm tưởng.
Dù dâng sao giải hạn, đi chùa cầu cúng nhưng làm việc phạm pháp thì thần thánh nào cứu đượcĐại đức Thích Bản Quyền
Đại đức Thích Bản Quyền cho biết phúc lộc hay tai họa đều tuân theo luật nhân quả do con người tạo ra. Nếu làm việc thiện sẽ gặp điều lành, làm việc ác gặp quả báo. Cúng giải hạn chỉ là nhu cầu tâm linh để lòng được bình an.
Phật ở tại tâm, khi chúng ta có sự tôn kính, thành tâm thì nơi nào cũng có thể cầu nguyện, không bắt buộc phải đến chùa. Đôi khi người dân có những suy nghĩ trái với giáo lý nhà phật, nghe tên một ngôi chùa thiêng, họ kéo nhau đến đó cúng bái.
Giáo sư Trần Lâm Biền chia sẻ nếu quan niệm chi càng nhiều tiền, giải được nhiều hạn thì người giàu sống lâu, nhiều sức khỏe còn người nghèo thì ngược lại. Cúng sao giải hạn của một bộ phận người dân hiện nay giống như vung tiền mua sự an ủi ảo.
Còn Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trụ trì chùa Quán Sứ, Phó chủ tịch thường trực hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo thì cho rằng sao xấu, sao tốt từ tâm con người mà ra. Nếu làm việc xấu thì có mang lễ lạt đi giải cũng không được. Vấn đề cốt lõi là người dân phải biết tu tâm.
Mỗi con người trồng cây quả ngọt thì mình sẽ được hưởng quả ngọt. Trồng cây quả chua tất nhiên phải hưởng quả chua. Tương tự, mình làm việc tốt chắc chắn sẽ hưởng phúc, còn làm việc xấu sẽ chuốc tai họa. Không có sao và cũng không thể giải được sao.
Tiếp tay cho mê tínThượng tọa Thích Nhật Từ nhấn mạnh đạo phật luôn chống lại những tập tục mê tín, dị đoan. Nhưng hiện nay vẫn còn một số cư sĩ phật giáo tiếp tay cho mê tín như các tập tục cúng sao, tổ chức xin xăm, cúng sao, xem tướng, xem ngày giờ tốt xấu. Việc này cần phải bị cấm.
Theo Văn Chương – Quang Huy – Duy Hiếu (Zing)
Nghìn người ngồi kín đường dự lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh
Trong sân chùa chật ních người, ghế được rải kín phía ngoài cửa, đoạn đường cầu vượt Ngã Tư Sở tắc nghẽn trước giờ lễ cầu an chùa Phúc Khánh.
Khoảng 19h ngày 10.2 (ngày 14 tháng Giêng), đại lễ cầu an chùa Phú Khánh chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, ngay từ 16h, nhiều người dân đã đến chật kín chùa để giữ chỗ hành lễ. Đoạn đường cầu vượt Ngã Tư Sở tắc nghẽn từ khoảng 17h.
Bà Trần Thị Ninh, 73 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, bà phải đến đây từ lúc 15h để ngồi chờ sẵn. "Tôi phải cố đi từ sớm, vì chẳng đủ sức chen. Trước lúc đi tôi đã chuẩn bị sẵn bánh mì và nước để ăn luôn tại chỗ. Cứ đứng lên mà không nhờ giữ là mất chỗ".
Đến chùa lúc 17h chiều, nhưng chị Nguyễn Thu Thanh, 30 tuổi, cũng không thể tìm được chỗ ngồi bên trong. "Hôm nay tôi xin về sớm để qua chùa làm lễ vậy mà đến đã chật kín", chị Thanh chia sẻ.
Lễ cầu an năm nay, chùa Phúc Khánh chuẩn bị nhiều bãi đỗ xe miễn phí cho người dân. Ghế ngồi cũng được nhà chùa xếp để người dân không phải đi thuê như những năm trước.
Một số hình ảnh tại lễ cầu an chùa Phúc Khánh, Đống Đa, Hà Nội:
Từ 16h chiều, lối vào chùa đã đóng hẹp lại để hạn chế số người vào trong sân
Năm nay, nhà chùa phát ghế ngồi miễn phí cho người dân để hành lễ bên ngoài chùa
Khoảng 17h30 hàng nghìn người ùn ùn đổ về khu vực chùa Phúc Khánh khiến tuyến đường ùn tắc
Cổng chùa chật kín người ngồi chờ đến giờ hành lễ
Người đi bộ di chuyển khó khăn giữa dòng xe kẹt cứng
Các phương tiện phải nhích từng bước để đi qua đây
Khoảng 18h, dòng người đổ về mỗi lúc một đông hơn
Nhiều người đã ngồi chờ sẵn ở dải phân cách cầu vượt
Nhiều gia đình đưa cả con nhỏ đi lễ cầu an đầu năm.
Đến giờ lễ cầu an, hàng nghìn người ngồi chật kín từ ngã ba Thái Thịnh đến đường Láng
Lòng đường Tây Sơn, đoạn qua chùa Phúc Khánh không còn chỗ trống
Người dân ngồi cả lên xe của công an phường để cầu an
Nhiều trẻ nhỏ được bố mẹ đưa đến vái vọng cầu an
Chen chúc lấy lộc chùa sau lễ cầu an
Nhiều người đến muộn phải đứng cách chùa hàng trăm mét để vái vọng.
Theo Danviet
Dâng sao giải hạn, ai đỡ nổi hạn mà sì sụp khấn vái? Không thánh thần nào giải hạn được cho kẻ quan tham, cho lũ trộm cướp, nếu được, thì chắc giờ cái ác đã nhấn chìm nhân loại. Vào năm mới, mơ ước cho mình, gia đình mình một năm hanh thông trong công việc, an lành và phúc phận là điều ai cũng mong muốn. Từ ngàn xưa, cha ông đã biến cái...