Cùng nhìn lại sự tiến hóa của thanh Start Menu
Thanh Start rất thông dụng với người dùng nhưng đã bao giờ bạn tìm hiểu về lịch sử của trình đơn này?
Như chúng ta đều biết, menu Start trong Windows là nơi tập trung của các shortcut ứng dụng được cài đặt trông hệ thống. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là không phải lúc nào “ Start menu” cũng được gọi là “Start menu”. Chắc bạn sẽ thấy điều này nghe có vẻ hơi vô lý?
Chúng ta hãy cùng điểm qua những hình ảnh từ lúc sơ khai tới thời điểm hiện tại để thấy được sự thay đổi qua từng thời kì của thanh Start.
Hình ảnh đầu tiên
Trong những ngày đầu tiên phát triển của phiên bản nguyên mẫu đầu tiên của Windows, có 3 nút được bố trí ở phía dưới, bên trái của hệ điều hành mang tên System, Find và Help. Nút System có icon là một hình lá cờ Windows và được coi là menu chính. Icon của Find trông giống như 1 chiếc kính lúp trong khi biểu tượng của Help là một câu hỏi với chữ I dễ nhận biết.
Menu đầu tiên khi click vào hình cửa sổ chỉ có 5 command, bao gồm tác vụ Run (chạy đến đường dẫn) và Shut Down Windows (tắt Windows). Các chương trình và thư mục đều có icon riêng trên màn hình. Tất nhiên những hình ảnh ban đầu về thanh Start nói riêng cũng như Windows nói chung vẫn chưa được trực quan cho lắm. Tuy nhiên, theo một bài “kiểm tra” nho nhỏ trước đó, người dùng muốn biết đâu là nơi họ có thể bắt đầu sử dụng hệ điều hành. Vì lý do này, Start Menu đã được ra đời.
Windows 95
Trong Windows 95, menu Start vẫn được duy trì icon lá cờ Windows đang tung bay và từ “Start” được thêm vào. Như trong hình, các chức năng Help, Find và Programs được đặt cùng với các lệnh Run và Shut Down. Khi đó, Documents và Settings cũng đã bắt đầu được đưa vào khu vực này.
Windows NT 4.0
Một thời gian sau khi Windows 95 được ra mắt, phiên bản Windows NT 4.0 cũng chính thức đánh dấu sự xuất hiện của mình. OS mới được trang bị nhiều tính năng, trong đó có thanh Start được thiết kế lại. Không có nhiều sự thay đổi về tên gọi và số lượng tác vụ có sẵn tại Start. Điểm duy nhất mà người dùng dễ dàng nhận ra là tên gọi của phiên bản Windows được hiển thị dọc theo Start và khu vụ này cũng bắt đầu được phối màu.
Windows 98
Khi Windows 98 được ra mắt, menu Start cũng bắt đầu đánh dấu sự kết nối với Internet thông qua tính năng cập nhật hệ điều hành (Windows Update). Vị trí của lệnh này được đặt ở trên cùng. Mục Favorites của Internet Explorer cũng được hiện thị phía dưới trình Programs. Tính năng Log Off cũng bắt đầu được trở thành một phần trong menu Start.
Video đang HOT
Thanh tác vụ Quick Launch cũng bắt đầu xuất hiện trong phiên bản Windows 98 nhưng về mặt kỹ thuật là không thuộc Start, mặc dù nó cũng cung cấp cùng một chức năng là khởi chạy chương trình.
Windows 2000
Tại Windows 2000, chúng ta lại nhìn thấy sự thay đổi ngược khi Microsoft quyết định loại bỏ Favorites, còn Log Off thì được chuyển vào box Shut Down (tuy nhiên vẫn có thể chuyển lệnh này trở lại menu Start).
Windows ME
Menu Start trong Windows ME về cơ bản trông giống và cách thức làm việc cũng giống như tại phiên bản Windows 2000.
Windows XP
Khi Windows XP được ra mắt, ngay lập tức hệ điều hành này đã được đánh giá là mang nhiều nét hiện đại, phá cách trong menu Start. Các nhà phát triển đã cung cấp một tùy chọn chuyển đổi trở lại dạng Classic Start để phù hợp với những ai đã quá quen sử dụng Start cũ và chưa quen với menu mới. “Phiên bản truyền thống” của thanh Start có các ngữ cảnh được bố trí giống với các phiên bản Windows trước đó.
Trái lại, thanh Start mặc định của Windows lại cho thấy một sự thay đổi mới mẻ khi cung cấp hàng loạt tính năng như khởi chạy ứng dụng, truy cập văn bản và chạy các tác vụ cơ bản. Phía trên bên trái của menu là vị trí người dùng có thể “đặt” các chương trình mình yêu thích hoặc sử dụng nhiều nhất. All Programs cung cấp một menu tương tự như Programs. Ở phía bên phải, có rất nhiều item cho phép truy cập nhanh các tác vụ có thể thực hiện với hệ thống. “Shut down” được đổi tên thành Turn Off Computer, bên cạnh nút Log Off, nằm ở vị trí dưới cùng bên phải.
Windows Vista
Sau 6 năm ra mắt Windows XP, các nhà phát triển Vista đã quyết định cung cấp cho người dùng giao diện sử dụng Aero bắt mắt và tạo ra rất nhiều thay đổi trong menu Start. Dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi biểu tượng. Từ một chiếc hộp chứa chữ Start giờ đây trở thành hình quả cầu mờ ảo và chỉ còn hình lá cờ Windows. Thay đổi lớn nhất được cho là thuộc về Start Search với khả năng tìm kiếm toàn bộ hệ thống với một giao diện làm việc đơn giản.
Menu Start mới vẫn duy trì 2 cấu trúc panel tương tự phiên bản trước đây là “đặt” chương trình yêu thích và truy cập nhiều nhất. Tuy nhiên, ở panel bên phải, các lệnh chỉ còn ở dạng “text” (chữ) chứ không còn hình ảnh đi kèm nữa. Một icon đơn xuất hiện ở phía trên bên phải và thay đổi tùy theo item người dùng rê chuột tới. Ví dụ, khi rê chuột tới Control Panel thì hình ảnh sẽ hiện ra tại vị trí trên cùng đó, điều tương tự cũng xảy ra với Help… My Computer được đổi tên thành Computer.
PhímSshut down được bố trí cấu hình lại về trạng thái “sleep” (chờ) hay “hibernate” (ngủ đông) cũng như “shut down” (tắt máy).
Windows 7
Dễ nhận thấy rằng không có nhiều sự thay đổi quan trọng và đáng chú ý của Start tại Windows 7 nếu so sánh với đàn anh Vista trước đây. Tuy nhiên, người dùng sẽ nhận thấy nút Shut down đã được thay đổi trở về dạng chữ và icon khóa máy cũng đã được bỏ đi. Tất cả các chức năng trong shut down xuất hiện ở khu vực gần đó, cạnh mũi tên hướng sang phải.
Theo PLXH
Khám phá quyền năng bí ẩn của phím Windows
Cùng khám phá những bí ẩn của phím ít được người dùng quan tâm này.
Phím Windows thường được thiết kế nằm giữa 2 nút rất hay được sử dụng trên bàn phím là Ctrl và Alt. Tuy vậy, khác với hai "hàng xóm", vai trò của nút Windows không thực sự rõ ràng. Thậm chí, một số người còn đề xuất bỏ phím này đi cho... đỡ chật keyboard.
Tuy nhiên, chắc chắn Microsoft không thích điều này và bằng chứng là hãng phần mềm này đã trao cho phím Windows những tính năng hết sức tiện dụng, thú vị. Hãy cùng khám phá các tính năng của phím Windows qua bài viết sau đây.
Windows: mở Start Menu (đây là tính năng được nhiều người biết đến nhất).
Windows L: khóa máy tính ngay lập tức (tương ứng với việc vào Start Menu, chọn Lock).
Windows R: Bật hộp Run (để truy cập các file, máy tính trong mạng lan, cmd...).
Windows D: Ẩn tất cả các cửa sổ.
Windows M: ẩn một cửa sổ ứng dụng. Bạn có thể sử dụng Windows Shift M để làm nó lớn trở lại.
Windows Break (Pause/ Break): hai phím được coi là "vô dụng" kết hợp với nhau sẽ giúp bạn mở cửa sổ thông tin máy tính.
Windows F: Mở cửa sổ tìm kiếm.
Windows 1 số bất kỳ (từ 1 ~ 9): hiện cửa sổ ứng dụng tương ứng với vị trí của nó trên Taskbar.
Windows G: Mở tất cả các Gadgets.
Windows mũi tên lên: Maximise cửa sổ hiện thời.
Windows mũi tên xuống: Minimise cửa sổ hiện thời.
Windows mũi tên trái: Chuyển cửa sổ hiện thời sang trái.
Windows mũi tên phải: Chuyển cửa sổ sang phải.
Windows : Zoom vào bất cứ vị trí nào trên màn hình.
Windows -: Zoom out.
Windows U: Mở cửa sổ Ease of Access Center.
Windows E: Mở cửa sổ quản lý file của Windows.
Windows Tab: Mở tính năng Flip 3D của Windows 7.
Trên đây là các tính năng của phím Windows mà bấy lâu nay các bạn tưởng vô dụng. Hãy tận dụng nó một cách tốt nhất.
Theo PLXH