Cùng nhìn lại những hành động ý nghĩa của game thủ Việt
Vừa qua trong diễn đàn game Xạ Kích và Vua Pháp Thuật phát động một buổi tình nguyện mang tên “Đêm trăng vui cùng bé” khá thành công với sự tham gia của nhiều bạn game thủ. Các bạn chia sẻ đây một buổi thiện nguyện đến mái ấm tình thương Tâm Đức ở chùa Linh Sơn, Quận 4, Tp.Hồ Chí Minh, được tổ chức bởi ban quản trị và các thành viên trong hai diễn đàn. Phần quà các bạn mang đến là những vật phẩm thiết yếu, quà bánh, thú bông cho các em nhỏ và đặc biệt các bạn tham gia đều tự nguyện đăng ký trên diễn đàn.
24 bé mồi côi được sự bảo bọc, chăm sóc của các nhà sư và phật tử chùa Linh Sơn rất vui vẻ đón nhận những món quà của các bạn game thủ đến tặng, dưới đây là một số hình ảnh mà các bạn ghi lại trong buổi từ thiện. Khi đến mái ấm này, nhiều bạn trẻ thấy rất xúc động với những mảnh đời bất hạnh của các bé nơi đây, một bạn game thủ chia sẻ cảm nghĩ:
“Chúng mình thấy những đứa bé rất kháu khỉnh và đang yêu, đáng trách cho những ông bố bà mẹ đã bỏ rơi những đứa con dứt ruột sinh ra thế này. Nhưng cũng nhờ có lòng hảo tâm của nhà chùa và các phật tử mà những đứa bé mới có nơi quan tâm chăm sóc. Hi vọng rằng những buổi thiện nguyện như thế này sẽ được tổ chức nhiều hơn và giúp nhiều bạn trẻ thấy được ý thức và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng và Xã hội”.
Với những hoạt động thiết thực được tổ chức và kêu gọi trên diễn đàn, cộng đồng Xạ Kích và Vua Pháp Thuật chính là những “điểm sáng” cần được nhân rộng trong cộng đồng game Việt.
Video đang HOT
Theo Gamek
TPHCM Nỗi khát khao có cha mẹ của những trẻ mồ côi
"Mẹ đã yêu thương con tha thiết... ôi mẹ yêu", bằng chất giọng mộc mạc và hồn nhiên, nhiều em nhỏ mồ côi cất cao tiếng hát về mẹ, cha bằng cả niềm tự hào và khao khát.
Tối 27/2, trong cuộc thi hát karaoke do nhóm bạn trẻ hoạt động từ thiện tổ chức, ngồi nghe các em nhỏ mồ côi, có em chưa một lần nhìn thấy cha mẹ, nhưng các em lại thích hát những bài về gia đình. Có em thậm chí bị cha, mẹ đan tâm bỏ rơi, nhưng vẫn hát về họ với niềm tự hào. Tất thảy là một niềm khát khao được sống trong vòng tay bảo bọc của cha, mẹ đang dồn nén trong các em lâu ngày, nay được bộc lộ qua ca từ của bài hát.
Trong căn phòng rộng 30m2, vây quanh chiếc ti vi và máy hát karaoke, hơn 70 em nhỏ ở mái ấm tình thương Hoa Mẫu Đơn (quận Bình Tân, TPHCM) say sưa thi nhau trổ tài ca hát những ca khúc về mẹ, thầy cô và mái trường... Hoạt động do nhóm bạn trẻ đến từ một số trường ĐH trong địa bàn TPHCM tổ chức là món quà ý nghĩa dành tặng các em.
Phần thi của một "thí sinh" ở mái ấm tình thương
Điều đặc biệt, nhiều em nhỏ trong mái ấm này bị mồ côi cả cha lẫn mẹ đã chọn những bài hát liên quan đến gia đình như: "Mẹ yêu", "Ba ngọn nến lung linh"... Đó là những em bé vừa sinh ra đã bị bố mẹ bỏ rơi. Các em cất cao tiếng hát về mẹ bằng một trái tim khao khát được có mẹ, được mẹ ôm ấp và thương yêu.
Em Thủy (13 tuổi) bắt đầu cuộc thi với bài hát "Mẹ yêu": "Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc...mẹ đã cho con lớn khôn", bằng chất giọng mộc mạc, nhẹ nhàng và hồn nhiên, Thủy đã làm "khán giả" trong mái ấm vỗ tay rào rào tán thưởng. Cô bé vừa nhìn dòng chữ chạy trên màn hình ti vi vừa say sưa hát. Tuy không bắt nhịp kịp dòng chữ chạy, có lúc em phải dừng lại chờ kịp nhịp nhưng em vẫn hồn nhiên thể hiện phần thể hiện của mình. Phía dưới, hàng chục em nhún đôi má, lắc lư đầu ngân nga hát theo Thủy.
Dõi theo Thủy hát, thầy giáo kiêm Phó ban điều hành mái ấm Nguyễn Trọng Tới cho biết, cách đây 5 năm, khi đang đứng trước cửa, thầy thấy một bà cụ bán vé số lọm khọm dắt một đứa trẻ chừng 8 tuổi bước tới. Bà cụ nói như van xin: "Anh hãy cứu lấy cuộc sống của đứa bé này. Mẹ nó đã bỏ rơi nó khi nó vừa sinh ra. Tui bán vé số nghèo quá không nuôi nổi". Bà cụ vừa dứt lời đã bước đi khiến anh chưa kịp hỏi tên bà cụ và thông tin về đứa trẻ.
Dù không biết mặt mẹ, không có một đặc điểm nào để nhận dạng, nhưng Thủy luôn tâm sự với thầy là nhờ giúp em tìm lại cha mẹ. Thầy Tới cũng đã hứa với đứa bé sẽ tìm bằng được, nhưng thực tế thầy chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Bà cụ ngày xưa không biết giờ còn sống hay đã chết?.
Một em gái đang tự tin "trổ tài" biểu diễn trước hơn 70 em
Tiếng vỗ tay rào rào khi Thủy kết thúc phần biểu diễn. Bé Nhung (16 tuổi, em gái lớn tuổi nhất trong mái ấm) lên hát bài: "Ba ngọn nến lung linh". Có khuôn mặt ngăm đen, nhưng hát rất "ngọt", Nhung để lại ấn tượng sâu lắng trong lòng mọi người.
Nhung là bé gái sống lâu nhất trong mái ấm tình thương, từ lúc 8 tuổi. Năm 2002, thầy Tới về quê ở Lộc Ninh (Bình Phước), tình cờ biết được hoàn cảnh một em bé rất thương tâm. Ba mẹ li dị, Nhung bị nguyền rủa như nguyên nhân của sự đổ vỡ gia đình. Sau đó, mẹ Nhung mất vì căn bệnh ung thư. Ông bố đi bước nữa, bỏ Nhung bơ vơ một mình. Động lòng thương, thầy Tới đã đưa về mái ấm chăm sóc.
Đứng ngay bên cạnh thầy, bé trai có khuôn mặt khá "bảnh" tên là An (15 tuổi) miệng đang ngân nga theo nhịp những làn điệu của bài hát "Bụi phấn". Thầy kể, ngày trước một cô gái bị bệnh tâm thần thường đi lang thang qua các khu chợ. Một lần bị "yêu râu xanh" hại nên sinh ra An. Một người buôn bán ngoài chợ đã đưa An vào đây nhờ nuôi dưỡng.
Các "thí sinh" luôn dán mắt vào màn hình để hát nhưng thường bắt không kịp nhịp
Sau hơn 2 giờ thi đấu, cuộc thi hát karaoke cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn cũng đã kết thúc. Mỗi em tham gia đều được tặng một phần quà nho nhỏ. Bé Thủy được bình bầu là em có giọng hát hay nhất. Khuôn mặt em rạng ngời vui sướng nhảy cẫng lên.
"Em vui quá. Em thấy chữ hiện lên trên màn hình thì em hát theo chứ em không biết hát karaoke là thế nào. Sau này lớn lên, em mơ ước được thi vào trường học nhạc và cũng được hát như các anh chị trên tivi", em Thủy chia sẻ.
Hoài Thương (Sinh viên năm 3 ĐH Huflit, trưởng nhóm hoạt động từ thiện) cho biết, nhiều tổ chức từ thiện thường chỉ tặng quà cho các em, nhưng chưa ai tổ chức các chương trình giải trí để tạo niềm vui tinh thần cho các em. Xuất phát từ ý nghĩ đó, Thương và nhóm bạn đã nghĩ đến một chương trình "độc" là tổ chức thi hát karaoke cho các em ở mái ấm tình thương.
"Đây chỉ là chương trình thử nghiệm đầu tiên. Nếu thành công, trong thời gian tới nhóm mình sẽ nhân rộng ra mô hình này. Điều trăn trở lớn nhất là nhóm em không có tài trợ. Mọi kinh phí đều do các thành viên trong nhóm đóng góp", Thương chia sẻ.
Ngoài chương trình thi hát karaoke, Thương và nhóm những người bạn còn tặng quà, tự đứng ra nấu một bữa ăn và cùng ăn với các em nhỏ. Đó là niềm vui lớn nhất mà Thương và nhóm bạn cảm nhận được.
Theo Dân Trí
Lễ hội văn hóa dành cho các cặp sinh đôi ở Bắc Kinh Khoảng 700 cặp sinh đôi hôm qua cùng tham gia vào lễ hội văn hóa tổ chức ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Số tiền thu được sẽ dùng vào các hoạt động từ thiện. Một cặp sinh đôi đang trang điểm cho hai chị em sinh đôi khác tại lễ hội văn hóa dành cho các cặp sinh đôi ở Bắc Kinh hôm...