Cùng là thử giọng: công ty Kpop hết tuyển trên đường phố lại đòi khoe tài năng, quy trình của idol Jpop chẳng khác gì đi xin việc
Văn hóa idol tại Hàn Quốc và Nhật Bản vốn khác nhau một trời một vực, đến cách tuyển chọn trainee của 2 nước cũng chẳng có điểm chung.
Dù các nhóm nhạc Kpop và Jpop có thể giống về concept, bài hát bắt tai và nhan sắc ấn tượng của các thành viên, nhưng nhìn chung văn hóa idol 2 nước vẫn khác hẳn nhau. Điểm khác biệt giữa Kpop và Jpop thể hiện ngay từ vòng tuyển chọn thực tập sinh.
Dưới đây là 3 nét khác nhau trong hệ thống thử giọng của idol Hàn và Nhật. Các công ty Jpop có thể không đặt nặng tài năng đầu vào, tuy nhiên yêu cầu để trở thành trainee của họ lại “gắt” đến ngỡ ngàng.
Quy trình thử giọng của idol Kpop và Jpop khác hẳn nhau
Thu hút sự chú ý của công ty quản lý
Kpop
Tại Hàn Quốc, thực tập sinh nhận được sự chú ý của công ty quản lý qua 2 cách. Cách đầu tiên là trực tiếp tuyển chọn trên đường phố. Một số idol may mắn “lọt mắt xanh” của tuyển trạch viên khi đang ở nơi công cộng, những người này thường được chú ý vì ngoại hình nổi bật. Một số tuyển trạch việc thuộc các công ty Kpop cũng tìm kiếm thực tập sinh ở các show thi tài trong trường học hoặc cuộc thi hát, nhảy.
Jin (BTS) là một trong những idol được phát hiện trên đường phố
Cách thứ 2 để các idol gây tương lai gây chú ý với công ty quản lý là khoe tài trong buổi thử giọng. Rất nhiều công ty tổ chức cuộc thi thử giọng hàng tuần và chấp nhận phần thi được thu âm sẵn rồi gửi qua mail. Những công ty lớn, có nguồn tài chính dồi dào nhất thậm chí còn tổ chức thử giọng ở khắp nơi trên thế giới, từ Trung Quốc, Úc, Pháp cho đến Mỹ.
Jihyo (TWICE) gia nhập JYP qua buổi thử giọng mà công ty này tổ chức
Jpop
Tại Nhật Bản, bước khởi đầu của các thần tượng lại hoàn toàn khác biệt. AKB48 và nhóm nhạc nổi tiếng như Morning Musume ban đầu tuyển chọn thực tập sinh qua bảng câu hỏi.
Ví dụ, bảng câu hỏi của STU48 – nhóm nhạc chị em nhà AKB48 khai thác sâu từng ứng cử viên. Đầu tiên, những người muốn trở thành idol phải liệt kê toàn bộ kinh nghiệm hát, nhảy của họ, từ các lớp học cho đến buổi độc tấu. Dù không yêu cầu nghiêm ngặt yêu cầu ban đầu, nhưng ứng viên đã có kỹ năng từ trước vẫn được ưu tiên hơn.
Nhóm nhạc STU48
Video đang HOT
Tiếp theo, người nộp đơn phải viết 1 bài luận ngắn, nói về động lực để họ gia nhập STU48. Cụ thể, họ được yêu cầu chia sẻ kỷ niệm hoặc tình cảm dành cho thành viên đang hoạt động. Họ cũng phải giải thích về những gì mình muốn làm nếu trở thành thành viên của nhóm.
Sau đó, ứng cử viên gia của nhóm phải chia sẻ tài khoản Twitter và Instagram cho công ty, họ không được phép có tài khoản để chế độ riêng tư. Thế rồi những người này cần liệt kê điểm mạnh và điểm yếu, sở thích (bao gồm phim ảnh và người nổi tiếng mà mình yêu thích) cũng như kỹ năng đặc biệt của bản thân.
Ứng cử viên gia nhập STU48 phải viết bài luận, chia sẻ tài khoản MXH cho công ty và liệt kê các thông tin cá nhân
Cuối cùng, thực tập sinh tiềm năng phải nộp 2 bức ảnh kèm theo đơn đăng ký của mình, gồm 1 ảnh chụp chính diện và 1 ảnh chụp toàn thân. Công ty không chấp nhận ảnh selfie hoặc hình đã qua Photoshop.
Quy trình thử giọng
Kpop
Dựa vào cách ứng cử viên được tuyển chọn mà quy trình thử giọng của các công ty Kpop có đôi chút khác biệt. Chẳng hạn như ở SM Entertainment, những idol được “chấm” trên đường phố sẽ có buổi thử giọng riêng tư ở studio trong công ty.
Sehun (EXO) được nhân viên SM phát hiện khi đang ăn bánh gạo cay trên đường
Ban đầu, họ sẽ giới thiệu bản thân trước máy quay. Sau đó họ được nhiếp ảnh gia chụp ảnh chính diện và toàn thân. Cuối cùng những người này được yêu cầu chuẩn bị vài bài hát và vũ đạo cover. Mọi thứ sẽ được quay lại và phải ghi hình cho tới khi đủ hoàn hảo để trình lên ban giám đốc.
Những idol tham gia buổi thử giọng định kỳ sẽ phải cạnh tranh với hàng tá (thậm chí là hàng trăm) đối thủ trong cùng 1 ngày. Ở các buổi tuyển chọn thông thường, các trainee tiềm năng thường chuẩn bị 1 tiết mục rap hoặc hát, 1 màn nhảy cover. Thông thường, họ chỉ có vài giây để gây ấn tượng với ban giám khảo bằng kỹ năng của mình trước khi ứng cử viên tiếp theo được gọi tên.
Xiumin (EXO) là một trong những idol được SM tuyển sau buổi thử giọng thông thường
Jpop
Tuy quy trình thử giọng của các công ty giải trí Jpop khác nhau, nhưng mọi thứ rất khác so với Hàn Quốc. Ví dụ như trong AKB48 và các nhóm chị em, vòng thử giọng đầu tiên lại không hẳn là thử giọng, nó giống 1 buổi phỏng vấn hơn.
Sakura (IZ*ONE) khi hoạt động dưới tư cách thành viên HKT48 tại Nhật Bản
Trong buổi phỏng vấn, câu hỏi dành cho idol tiềm năng vô cùng đa dạng, liên quan đến kinh nghiệm, động lực, sở thích,… Để gây ấn tượng với ban giám khảo, thí sinh cần thể hiện sự tự tin và hình ảnh cuốn hút. Nhìn chung, quá trình này khá giống… đi xin việc.
Đương nhiên là các công ty cũng cần đánh giá tài năng trên sân khấu của họ. Những người vượt qua buổi phỏng vấn đầu tiên sẽ được gọi tới vòng đánh giá kỹ năng hát, nhảy. Trong một số nhóm, chỉ có đúng 1 buổi thử giọng biểu diễn.
Morning Musume yêu cầu các thí sinh tham gia nhiều vòng thử giọng
Ở một vài nhóm nhạc khác, chẳng hạn như Morning Musume, ứng cử viên có thể trải qua nhiều vòng thi tuyển, mỗi vòng lại có giám khảo khác nhau. Một số buổi thử giọng của Morning Musume còn yêu cầu thí sinh biểu diễn bài hát của nhóm và tham gia trại huấn luyện kéo dài vào cuối tuần.
Có những nhóm nhạc Jpop lại tổ chức sân khấu thử giọng bổ sung dưới hình thức bình chọn trực tiếp. Fan có thể bỏ phiếu cho thí sinh yêu thích trước khi họ được chọn vào nhóm.
Yêu cầu đầu vào nghiêm ngặt
Kpop
Thời gian gần đây, nhiều công ty Kpop có điều kiện tương đối cởi mở đối với ứng viên thử giọng. Chẳng hạn, những công ty như SM Entertainment chấp nhận tất cả những người nộp đơn, bất kể giới tính, sắc tộc hay quốc tịch. Một số công ty còn chấp nhận thí sinh ở mọi độ tuổi, dù nhiều nơi thường giới hạn tối đa là 20 tuổi.
Các thực tập sinh tương lai thậm chí không cần phải biết tiếng Hàn, dù nói được một chút, đủ để giao tiếp với tuyển trạch viên vẫn là tốt nhất.
Lisa (BLACKPINK) không biết tiếng Hàn trước khi gia nhập YG Entertainment
Gần như bất cứ ai cũng có thể thử giọng cho các công ty Kpop, nhưng tất cả bọn họ đều cần thể hiện tài năng hát, nhảy hoặc rap vượt trội nếu muốn có cơ hội trở thành thực tập sinh. Trong Kpop, kỹ năng biểu diễn là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Jpop
Với nhiều nhóm idol Jpop, yêu cầu đầu vào có thể vô cùng nghiêm ngặt. Morning Musume là ví dụ điển hình. Họ không chấp nhận thí sinh trên 17 tuổi (giới hạn tối thiểu là 9 tuổi).
Morning Musume có yêu cầu tuổi tác chặt chẽ đối với các ứng viên
Nhóm nhạc STU48 thì “thoáng” hơn, họ chấp nhận ứng viên từ 12 đến 22 tuổi, nhưng đi kèm với đó là rất nhiều yêu cầu. Những người đã lập gia đình, từng kết hôn hoặc sinh con bị nghiêm cấm tham gia thử giọng. Tại đa số công ty, idol cần thông thạo tiếng Nhật trước khi thi tuyển và phải có giấy phép làm việc và cư trú tại Nhật Bản.
Xét đến kỹ năng biểu diễn thì yêu cầu lại rộng rãi hơn nhiều. Dù những người thử giọng được kỳ vọng là ca sĩ hoặc vũ công giỏi, nhưng họ không cần phải xuất sắc. Người sáng lập AKB48 từng giải thích rằng ông muốn các thành viên có kỹ năng chưa hoàn thiện. Đối với fan, sức hút phần nào đến từ việc chứng kiến thần tượng trưởng thành, phát triển thành những nghệ sĩ biểu diễn sau ngày ra mắt.
Người sáng lập AKB48 thích idol chưa hoàn thiện về mặt kỹ năng, qua đó fan có thể chứng kiến quá trình trưởng thành của họ
GOT7: Nhóm nhạc tài năng nhưng lại bị hủy hoại bởi chính công ty chủ quản
Bị công ty chủ quản hắt hủi chính là một trong những bóng đen trong ngành giải trí. JYP chính là tội đồ chịu trách nhiệm về ngày tàn của GOT7.
Kể từ khi ra mắt, mặc dù là một nhóm nhạc tài năng và nhận được sự chú ý từ quốc tế nhưng điều mà fan nhận thấy đó là sự dậm chân tại chỗ của GOT7 trong nhiều năm, mãi không bật lên được vị trí xứng đáng do sự kìm hãm từ chính công ty chủ quản.
Nói về khía cạnh quảng bá, việc thiếu support từ công ty chính là ví dụ điển hình của việc GOT7 bị công ty chèn ép, đối xử bất công khi album DYE chỉ được quảng bá trong 2 tuần từ 20/4 đến 3/5.
Đến album mới nhất Breath Of Love: Last Piece thậm chí còn tệ hơn thế khi mà không chỉ thời gian quảng bá ngắn hơn, mà cũng không thấy có teaser trước đó hay có động thái PR mặc dù JYP biết rằng đây có thể là album chung cuối cùng của nhóm.
Khoảng cách thời gian phát hành các album quá dài đến nỗi ngay cả Mark và Jinyoung còn phải thừa nhận rằng họ đã thất nghiệp tới 7 tháng trời.
Hoạt động cá nhân của GOT7 cũng bị JYP bỏ ngỏ khi hầu hết chỉ có Jinyoung và thành viên người Trung Jackson được xuất hiện trong các hoạt động quảng bá solo, còn các thành viên còn lại thì như bốc hơi.
Một fan từng viết thư cho GOT7 chia sẻ bị đồng nghiệp đối xử tệ bạc, Jinyoung đã trả lời lại rằng: "Không phải bạn đang làm việc tại JYP đấy chứ? Bạn đang ở xung quanh chúng tôi hả?" .
Đây chỉ là một trong số ít lần GOT7 thể hiện thái độ thất vọng và tức giận với công ty chủ quản gắn bó suốt 7 năm. Do đó mà fan GOT7 sớm chẳng còn nuôi hi vọng gì với JYP, thậm chí còn cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng GOT7 đã thoát được khỏi đầm lầy chôn vùi tương lai.
Thực chất việc bị công ty hắt hủi đã sớm được biết đến là một trong những góc tối trong ngành giải trí, chỉ đáng tiếc là điều này lại vận ngay vào GOT7.
Đối với các fan vẫn còn đang lưu luyến về một nhóm nhạc tài năng thì JYP chính là tội đồ khiến GOT7 bước vào ngày tàn.
Hiện tại các fan vẫn đang mong chờ vào xác nhận chính thức từ JYP trước hàng loạt thông tin về sự ra đi của tất cả các thành viên GOT7.
Nữ ca sĩ Hàn tố công ty không minh bạch thu nhập Elkie yêu câu châm dưt hơp đông đôc quyên cua cô va Cube Entertainment. Nư ca si tô công ty không minh bach trong thu nhâp. Ngày 25/12, Elkie (thành viên nhóm CLC) thông qua luật sư gửi đơn yêu cầu chấm dứt hợp đồng độc quyền của cô với Cube Entertainment. Nguyên nhân Elkie đưa ra là công ty không minh bạch...