Cùng giải mã cụm từ “Dead Game” và lí do tại sao nó tồn tại
Trên mạng xã hội, chúng ta gặp rất nhiều những kẻ “trù ẻo” tựa game yêu thích của mình là dead game, thế nhưng bạn có chắc đã hiểu dead game là gì?
Rất nhiều tựa game được nhắc đến trong các cuộc nói chuyện chung chung hàng ngày, ví dụ như Dota 2, PUBG… Có quá nhiều người than vãn về tựa game, và cho rằng ngày tàn của chúng sắp đến. Nhưng bạn đừng lo, mặc dù có gặp nhiều chỉ trích từ người hâm mộ, những tựa game mà bạn ưa thích còn xa mới được liệt vào danh sách deadgame.
Có giải đấu lớn nhất hành tinh nhưng Dota 2 vẫn thi thoảng bị chửi “dead game”
Dead game gần đây nhất mà bạn có thể thấy đó là Artifact. Quá rõ ràng, đây là một cú chốt đau điếng cho Valve khi mà game tung ra với quá nhiều kì vọng, nhưng lại gây thất vọng nhiều không kém. Chỉ trong vài ngày đầu, đã có quá nhiều người hâm mộ refund lại game. Điều kiện refund là gì? Khi bạn chưa mở, hoặc không buồn mở bất cứ một bộ bài nào trong đó, vậy tức là khả năng cao phần đông chỉ chơi game chưa đến tổng cộng 30 phút.
Vậy chính xác deadgame là gì? Đây liệu có phải là một cái “meme”, một trò đùa đơn giản không? Đáng buồn, điều được nhiều người xem như là trò đùa mạng xã hội lại thực sự mang đến nhiều sự thật đau đớn cho các game thủ.
Thứ nhất, game chỉ hoàn toàn dead khi số lượng người chơi trong cùng một thời điểm quá thấp hoặc hầu như bằng không. Lấy ví dụ các game cũ như Heroes of Newerth, Heroes of the Storm hay game mới đây Artifact, dần dần người chơi rời bỏ game, con số người chơi thoi thóp không quá vài chục đến hàng tháng và hàng năm trời. Dần dà, cái tên của game trở nên phai nhạt trong tâm trí người hâm mộ, không có các giải đấu, không hề có người chơi mới, khi ấy game thực sự đã “chết”.
Video đang HOT
Heroes of the Storm
Thứ 2, game sẽ chết nếu các developer rời bỏ đứa con mà họ đã tạo ra, server bị đóng. Không một bản cập nhật nào được tung ra, không có thêm tướng mới, hầu như không ai quan tâm đến tựa game nữa. Đó là khi game bị “khai tử”. Kể cả các game có đồ họa kiểu cũ, cơ bản vẫn có thể thu hút được người chơi vì tính đơn giản của nó, nhưng điều mà người chơi cần là những chỉnh sửa, update.
Tại sao người ta lại rời bỏ một game? Yêu thì cần nhiều lí do lắm, nhưng khi đã chán thì chỉ cần 1 2 lí do mà thôi! Ví dụ như tình trạng hack, cheat tràn lan mất kiểm soát, đồ họa cũ kĩ, không có cải biến gì mới ở chế độ chơi. Hoặc đơn giản như Culling 2, game mới được tung ra đã quá khó, chẳng mấy ai chơi được.
Tuy nhiên cũng tùy thể loại game. Nếu PC game bị cạnh tranh rất gay gắt và game nào không tham gia vào cuộc chạy đua đồ họa thì lại càng nhanh… chết hơn, thì game PS4 có thể cũng khó nhưng vẫn có nhiều người chơi theo kiểu cày cuốc. Ngoại lệ có lẽ là StarCraft II – AoE của người Hàn và Âu Mỹ, game vẫn còn “sống” mặc dù không hề đẹp mắt nhưng lại có những giải đấu Thể thao điện tử tương đối lớn và lượng người chơi hàng ngày tạm ổn.
Bản mode của SCII
Ngoài ra, chế độ chơi như: chơi đơn, chơi đôi hay chơi theo đội cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Chế độ chơi đa dạng cũng dễ dàng tạo được nhiều trải nghiệm tốt cho người chơi hơn. Đặc biệt, nếu một trò chơi không có custom mode, điều này sẽ như là tự bó chân mình, khi mà rất khó để có được những giải đấu Esports lớn, điển hình như Apex Legends, hiện mới chỉ hỗ trợ solo – duo theo nhóm 3 người.
Vậy có trường hợp nào một game được coi là “hồi sinh từ cái chết” không? Hãn hữu, nhưng mà có, đó chính là Tom Clancy’s Rainbow Six Siege. Trong năm đầu khi game được tung ra, tựa game của Ubisoft này chưa hề hoàn chỉnh, và còn gặp rất nhiều lỗi, khiến cho fan hâm mộ vô cùng nản chí. Khi game đang đứng trên bờ vực của “cái chết”, Ubisoft lại có một nước đi chính xác, đó là họ quan tâm đến phản ứng của fan và từ đó chỉnh sửa tựa game theo những góp ý chân thành của họ, từ đó giữ chân được người chơi và thu hút thêm được người chơi mới.
Đồ họa đẹp mắt, cốt truyện sâu sắc và đội ngũ dev “chiều fan” là lí do R6S đang hồi sinh
Tuy nhiên, để mà nói, sẽ không thể có một tựa game nào có thể trường tồn mãi mãi với thời gian, cũng như quy luật “sinh lão bệnh tử” của con người. Một game cũ kĩ chết đi vẫn sẽ không thể làm chùn bước được số lượng game mới tung ra hàng ngày, và đó là cách làng game tồn tại: hoài niệm và phát triển.
Theo Game4V
Đội tuyển lớn nhất chính thức giải thể, Artifact thật sự đã trở thành Dead Game?
Có thể nói Artifact là một nỗi thất vọng toàn tập của Valve khi tựa game này gần như đã chết sau hơn 1 năm ra mắt.
Được giới thiệu trong lúc TI8 vẫn đang diễn ra, Artifact hứa hẹn sẽ trở thành một bước đột phá của dòng game thẻ bài và nhiều người cho rằng nó sẽ đánh bật một huyền thoại khác trong dòng game này là Hearthstone. Tuy nhiên chỉ sau khoảng 1 năm ra mắt, tựa game này gần như đã chết khi lượng người chơi tụt giảm cực mạnh xuống con số thấp kỉ lục.
Artifact từng có lúc chỉ có 627 người chơi trên toàn thế giới
Thậm chí trên nền tảng streaming lớn nhất phương Tây là Twitch.tv, con số người xem của Artifact cũng chả vượt nổi 100 view, điều này cho thấy những streamer, người xem của tựa game này cũng không còn gắn bó với nó nữa. Hơn nữa những game thủ của môi trường chuyên nghiệp, thứ mà Valve hướng tới, cũng chán nản và nhiều người đã bỏ tựa game này.
Tờ VPesports từng đưa tin là tất cả các team Trung Quốc đã giải thể đội Artifact của mình
Bên cạnh việc các team Trung Quốc từ bỏ Artifact, hàng loạt tổ chức lớn của phương Tây đã giải thể team Artifact của mình. Mới đây nhất thì game thủ Naiman, tuyển thủ của team Virtus.Pro, cũng thông báo trên Twitter rằng anh sẽ nghỉ thi đấu Aritfact, cùng với đó thì anh cũng xác nhận rằng team Artifact của team Virtus.Pro đã disband.
Tuyển thủ Naiman xác nhận trên Twitter rằng team Artifact của tổ chức Virtus.Pro đã giải thể
Với việc cả những người chơi casual lẫn những tuyển thủ chuyên nghiệp lũ lượt bỏ Artifact như hiện tại, tựa game này thật sự đã là một Dead Game rồi. Hi vọng rằng Valve sẽ có được bài học từ trường hợp của Artifact để phát triển những trò chơi khác tốt hơn.
Theo GameK
CrossFire: Legends Giải mã 3 lí do khiến gần 100.000 game thủ ghi danh phiên bản mới Phiên bản Android Big Update V3 Huyền Thoại Trở Lại của CrossFire: Legends đang làm mưa làm gió trong thời gian gần đây khi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các game thủ. Sau 2 tuần chính thức cho ra mắt phiên bản mới Big Update V3, cộng đồng CrossFire: Legends vẫn cho thấy chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi...