Cung đường trải nghiệm từ Pác Bó tới thác Bản Giốc
Nhắc đến Cao Bằng, chắc hẳn du khách sẽ nghĩ ngay đến vùng đất phía Bắc với thiên nhiên hùng vĩ giữ trọn nét nguyên sơ cùng khí hậu trong lành, nơi được biết đến là quê hương cách mạng với nhiều di tích lịch sử quan trọng.
Đến với Cao Bằng, du khách sẽ không thể bỏ qua hai địa danh nổi tiếng là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó và Khu du lịch thác Bản Giốc. Để có những trải nghiệm mới trong hành trình du lịch, chúng tôi sẽ dẫn các bạn theo một cung đường mới kết nối hai địa danh nổi tiếng này.
Tổng chiều dài quãng đường của hành trình hơn 100km, đi qua vùng Lục Khu của huyện Hà Quảng, qua Thị Trấn Trà Lĩnh, thị trấn Trùng Khánh và đích đến là thác Bản Giốc. Đây không phải là cung đường duy nhất nhưng đây chắc chắn là cung đường thú vị giúp các bạn có cơ hội ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cũng như tìm hiểu về những vùng đất mới của Cao Bằng.
Chặng 1: Từ Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó đến Nặm Nhũng.
Xuất phát từ Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó theo tỉnh lộ 203 (đường Hồ Chí Minh), di chuyển 7km đến ngã tư Đôn Chương, các bạn rẽ trái để lên Nặm Nhũng (xã Lũng Nặm).
Từ ngã tư Đôn Chương rẽ trái lên Nặm Nhũng
Quãng đường này dài khoảng 12km với dốc thoải, mặt đường rộng cùng với cảnh quan núi rừng hùng vĩ. Đặc biệt, du khách có thể dừng chân tại điểm ngắm cảnh Kéo Yên và tìm hiểu về hóa thạch Cúc đá Lũng Luông. Đây là những điểm di sản của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Đến Nặm Nhũng vào ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch, du khách sẽ được tham quan chợ phiên của người dân tộc Nùng nơi đây.
Cảnh quan Kéo Yên – điểm di sản của Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng (ảnh: Mai Hiên)
Chặng 2: Nặm Nhũng – Tổng Cọt
Video đang HOT
Tiếp tục hành trình từ Nặm Nhũng, chúng ta sẽ di chuyển theo tỉnh lộ 210 về hướng Trà Lĩnh để đến với xã Tổng Cọt của huyện Hà Quảng.
Dài khoảng 18km, đây được coi là đoạn đường đẹp nhất vùng núi Lục Khu của huyện Hà Quảng với những ngọn núi đá vôi cao sừng sững, những con đường quanh co uốn lượn như dải lụa trắng vắt ngang qua các dãy núi cao trùng điệp.
Cảnh đẹp vùng Lục Khu, Hà Quảng (ảnh: Lương Hằng)
Trên đường đi, du khách có thể dừng chân check in bên những vách đá trắng, nghỉ ngơi bên hồ chứa nước trong vắt hoặc thưởng thức các món ăn dân dã của người dân tại chợ Tổng Cọt – nơi được coi là “phố núi” của vùng Lục Khu, Hà Quảng.
Hồ chứa nước vùng núi (ảnh: Lương Hằng)
Chặng 3: Tổng Cọt – Trà Lĩnh
Từ chợ Tổng Cọt, tiếp tục theo tỉnh lộ 210, các bạn di chuyển thêm 16km để đến với Thị trấn Trà Lĩnh của huyện Trùng Khánh. Quãng đường của chặng này men theo cánh đồng nhỏ với cảnh quan tươi đẹp của xã Cô Mười và xã Quang Hán. Đi qua khu vực này vào những tháng cuối năm, du khách có thể tìm mua và thưởng thức loại quýt Trà Lĩnh nổi tiếng từ những vườn đồi sai trĩu quả của người dân địa phương.
Quýt Trà Lĩnh (ảnh: baocaobang.vn)
Đến trung tâm thị trấn Trà Lĩnh, các bạn có thể đến thăm Cổng trời Cao Bằng, ghé qua chợ trâu Trà Lĩnh – phiên chợ trâu lớn nhất miền Bắc vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch hoặc đến thăm Cửa khẩu Trà Lĩnh.
Cửa khẩu Trà Lĩnh (ảnh: Lương Hằng)
Chặng 4: Trà Lĩnh – thác Bản Giốc
Đây là chặng đường dài nhất trong hành trình với hơn 50km nhưng cũng là chặng có nhiều địa điểm nổi tiếng và phong cảnh hùng vĩ nhất.
Cánh đồng Phong Nặm (ảnh Cao Bằng Hóng)
Từ thị trấn Trà Lĩnh, mất khoảng 45 phút di chuyển theo tỉnh lộ 211, chúng ta sẽ đến với thị trấn Trùng Khánh. Vượt qua thị trấn Trùng Khánh rẽ theo tỉnh lộ 206 để được tham quan một số địa điểm nổi tiếng như: thác Cò Là, hồ Bản Viết, động Ngườm Ngao, làng đá cổ Khuổi Ky, chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc, cánh đồng Phong Nặm bên dòng sông Quây Sơn… hoặc các bạn có thể lựa chọn trải nghiệm tại một số Homestay của người dân địa phương. Và đích đến cuối cùng của hành trình chính là thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.
Thác Bản Giốc (ảnh: Lương Hằng)
Với gợi ý cung đường di chuyển từ Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó tới thác Bản Giốc, hy vọng rằng chúng tôi sẽ đem lại cho các bạn một hành trình trải nghiệm mới mẻ khi đến với Cao Bằng. Cung đường này rất thuận tiện cho du khách di chuyển từ Pác Bó tới Bản Giốc và theo hướng ngược lại.
Khám phá thác Bản Giốc Cao Bằng
Một trong những món quà mà tạo hoá trao cho Cao Bằng, tạo nên niềm tự hào lớn lao, không gì khác ngoài thác Bản Giốc, một trong những ngọn thác hùng vĩ nhất .
Giữa bốn bề núi non, Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện khoảng 20 km. Thác hiện ra sừng sững, đẹp "như miền cổ tích" khiến bất cứ ai khi đến đây cũng không khỏi choáng ngợp.
Bản Giốc là thác nước mang đậm nét hùng vĩ của thiên nhiên ban tặng, nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn. Thác Bản Giốc mang trên mình với hai nhiệm vụ, đó là "món quà" của thiên nhiên, vừa là "đường biên giới" tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chính là cách để ta phân định chủ quyền của thác Bản Giốc , nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía Tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam , nửa phía Đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Với câu chuyện để đời, chuyện kể rằng, xưa kia có một cô gái người Tày mang một vẻ đẹp thuần khiết, nết na, thùy mị. Bởi thế thường được quan trong vùng tìm để tiến cử vào cung dâng lên bậc vương chúa.
Nhưng cô gái đẹp ấy đã lọt vào mắt xanh của hoàng tử đã liều mình trốn thoát cùng người mình yêu. Hai người chạy tới Bản Giốc thì đã thấm mệt và quyết định nghỉ chân tại khe suối. Họ dành cả đêm để trút bầu tâm sự và chia sẻ những cay đắng khi buộc phải xa cách. Nhưng do thời tiết quá lạnh và cũng quá kiệt sức, họ ôm chặt lấy nhau và lịm đi chìm vào giấc ngủ ngàn thu.Ngay sau đó, dân bản chứng kiến trời đổ mưa tầm tã cả tuần liền.
Người dân thương tiếc cho cặp đôi, đã đặt tên ngọn thác là thác Bản Giốc.Từ đó có tên là thác Bản Giốc. Thác có 3 tầng, giữa 3 tầng thác có 2 tầng thác ôm nhau quấn quýt, giống hình ảnh cô gái Tày xinh đẹp đan trong vòng tay người yêu, thác còn lại thì nước chảy hung tợn giống với hình ảnh vị hoàng tử năm nào.
Thác Bản Giốc đã đem đến nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ tạo nên những kiệt tác nghệ thuật hội họa hay những bức ảnh đẹp xuất thần. Hình ảnh của thác cho người ta cảm nhận được sự đơn sơ, hoang dã nhưng lại hoang dại đến choáng ngợp tâm trí. Nước thác lúc cuồn cuộn, lúc lại hiền hòa nhưng chưa bao giờ ngừng chảy.
Thời điểm thích hợp cho mọi người tham quan là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau vì đây trong mùa khô thác chảy dịu êm. Còn tháng 6 đến tháng thì con thác sẽ dữ dội hơn.
Tại thác, mọi người có thể thuê bè tre của người dân để tham quan xung quanh, với giá khoảng 50.000 đồng một người
Mọi người cần mang theo đồ ấm để giữ nhiệt vì trên đây là vùng cao nên sẽ lạnh vào buổi tối .
Khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ mà vô cùng thơ mộng,thác Bản Giốc tựa như dải lụa trắng mềm mại nổi bật trên nền xanh của núi rừng miền biên giới, là niềm tự hào của người Việt Nam.
Thác Bản Giốc chốn tiên cảnh của Đông Nam Á Thác Bản Giốc của Việt Nam được mệnh danh là thác biên giới lớn thứ 4 trên thế giới. Nằm giáp ranh biên giới Trung Quốc, thác sở hữu một vẻ đẹp nên thơ ngút ngàn, đầy ấn tượng. Tọa lạc ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Thác Bản Giốc nằm giữa bốn bề là núi non hùng vĩ,...