Cung điện Charlottenburg, chứng nhân lịch sử của thủ đô Berlin
Nằm tại thủ đô Berlin, trải qua hơn 3 thế kỷ, cung điện Charlottenburg có kiến trúc vô cùng độc đáo, cách bài trí nội thất vô cùng tinh xảo, đầy kiểu cách.
Cung điện Charlottenburg với lối kiến trúc hoàng gia vô cùng lộng lẫy, nguy nga hơn 300 tuổi đang là địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách đến thăm.
Nằm tại thủ đô Berlin, cung điện Charlottenburg với tuổi đời hơn 300 năm, với lối kiến trúc được thiết kế theo phong cách baroque đầy tinh tế và có giá trị về mặt lịch sử, đây đang là điểm đến thu hút nhiều du khách đến thăm quan khi đặt chân đến thủ đô nước Đức.
Khung cảnh cung điện Charlottenburg. Ảnh: yeudulich.com
Cung điện Charlottenburg của Berlin là cung điện lớn nhấtnước Đức và là dinh thự hoàng gia duy nhất còn tồn tại từ thời trị vì của vương triều Hohenzollern cai trị khu vực từ năm 1415 đến năm 1918. Ban đầu, nơi đây chỉ là một nơi nghỉ dưỡng vào mùa hè của gia tốc, dần dần được xây dựng và mở rộng thành một cung điện nguy nga, tráng lệ với nhiều căn phòng được thiết kế vô cùng sang trọng. Và đặc biệt, trong cung điện còn trưng bày bộ sưu tập đồ sứ và tranh quý giá của các bậc thầy họa sĩ người Pháp vào thế kỷ 18.
Khu vực công viên của lâu đài. Ảnh: trip.com
Cung điện Charlottenburg của Đức được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 và được hoàn thiện vào thế kỷ 18. Điểm thu hút du khách đến ghé thăm cung điện là nơi đây có rất nhiều những món đồ trang trí nội thất kỳ lạ theo phong cách baroque và rococo. Ngoài ra, khuôn viên của cung điện có diện tích khá lớn, gồm khu lăng mộ của gia tộc, một nhà hát và một gian. Trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ Hai, cung điện bị tàn phá nặng nề, khi chiến tranh kết thúc, cung điện được xây dựng lại và mở cửa cho du khách tham quan.
Cổng chính của lâu đài. Tripadvisor.com
Các địa điểm tham quan tại cung điện
Căn hộ lớn nhất cung điện Charlottenburg là căn hộ New Wing vô cùng lộng lẫy bởi nó là nơi được khôi phục hình dạng và tu sửa, trang trí đầu tiên của lâu đài. Ở cuối phía Tây là căn hộ mà Vua thường sử dụng như phòng ngủ, phòng khán giả, phòng học, phòng Red Braid.
Khu vực căn hộ New Wing. Ảnh: trip.com
Điểm đặc biệt của những căn phòng này là dùng nội thất của Trung Quốc nhưng mô phỏng phong cách châu u với đồ nội thất khảm, chạm khắc những năm 1700. Nơi đây còn nhiều bức tranh nổi tiếng bao gồm Pesne, Weidemann,…
Bên trong căn hộ New Wing. Ảnh: expedia.com
Video đang HOT
Phòng trưng bày Oak
Ở tầng trệt thuộc khu vực phía Đông của cung điện Charlottenburg là phòng trưng bày Oak, nơi diễn ra các buổi hòa nhạc thính phòng. Gắn liền với phòng trưng bày Oak là các căn hộ của vua Frederick William, Frederick William III. Các phòng này được trang bị đồ nội thất phong phú, có cả những bức tranh thời Biedermeier. Ở tầng trên là các căn hộ dành cho Frederick Đại đế, trong đó nổi bật lên là hai ngôi nhà được trang trí theo phong cách Rococo. Phòng ăn hay còn được gọi là Phòng Trắng là sự pha trộn vô cùng hoàn hảo của những bức tường với sơn vữa bằng đá cẩm thạch màu hồng.
Bên trong cung điện Neure Flugel. Ảnh: visitberlin.de
Ngoài ra, khách du lịch Đức cũng có thể chiêm ngưỡng các căn phòng lộng lẫy của Frederick Đại đế trong khu mở rộng Neuer Flugel được thiết kế vào năm 1746 bởi kiến trúc sư nổi tiếng của thời kỳ này Georg Wenzeslaus von Knobelsdorff. Mỗi căn phòng trong căn hộ này đều được thiết kế theo rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Nổi bật là căn phòng tổ chức tiệc White Hall được trang trí bằng rất nhiều bánh kẹo hay phòng trưng bày được sơn bằng lớp vàng được tráng gương cùng với các bức tranh của Watteau, Pesne và các họa sĩ người Pháp thế kỷ 18. Và đặc biệt, căn hộ của Nữ hoàng Luise, vợ của vua Friedrich Wilhelm III được trang trí bằng những cây đèn chùm vô cùng xa hoa, đồ nội thất cổ và các bức tường bằng tranh lụa thủ công.
Phòng ngủ của Nữ hoàng Luise. Ảnh: trip.com
Công viên Charlottenburg Palace
Năm 1967, công viên Charlottenburg Palace được Siméon Godeau được xây dựng và thiết kế theo phong cách Pháp. Sau đó, nó được tu sửa lại theo phong cách Anh vào thế kỷ 19, cuối cùng sau Thế chiến thứ Hai, công viên được tổ chức lại theo phong cách Baroque nguyên thủy.
Toàn cảnh công viên Charlottenburg Palace. Ảnh: g-switch.org
Công viên Charlottenburg Palace thuộc cung điện Charlotteburg bao gồm một đài tưởng niệm bằng đá cẩm thạch vào năm 1979 của Braco Dimitrijevic và một cây cầu sắt nhỏ gần ao cá chép được xây dựng từ đầu thế kỷ 19. Ở phía Bắc công viên là Quán trà Belvedere có chứa bộ sưu tập của sứ Berlin tốt từ thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 19 do Carl Gotthard xây dựng. Ở phía Tây công viên, có một ngôi đền nhỏ của Doric với các cột đền được làm bằng đá Granite Brandenburg.
Một góc khác của công viên. Ảnh: eurocheap.com
Đi dạo trong công viên xinh đẹp này, bạn sẽ bắt gặp một số tòa nhà trông giống như ngôi mộ hay ngôi đền Doric được xây dựng vào năm 1810, đây là khu vực chôn cất các thành viên thuộc hoàng gia. Trong đó có quan tài của Friedrich Wilhelm II và còn có lăng chứa một bức tượng của Nữ hoàng Luise.
Bức tượng của Đại cử tri
Tại cổng vào của cung điện Charlottenburg, bạn sẽ thấy một bức tượng vô cùng lớn, đứng sừng sững tại trung tâm lối vào. Đó chính là bức tượng của Đại cử tri, Frederick William do Brandenburg. Đây được coi là bức tượng lớn nhất của Berlin thuộc thời Baroque. Bức tượng bắt đầu được xây dựng vào năm 1700 và hoàn thành trong năm 1703. Mới đầu, bức tượng được dự định đặt tại cây cầu Town Hall nhưng không may, trong quá trình vận chuyển, tàu bị chìm. Mãi đến năm 1949, bức tượng mới được làm lại và đặt tại cung điện Charlottenburg của Berlin.
Bức tượng Đại cử tri được trưng bày ngay lối vào của cung điện. Ảnh: greatruns.com
Ngoài ra, khuôn viên ngoài trời của cung điện con trưng bày khá nhiều những bức tượng được khắc tạc rất tỉ mỉ mang phong thái cứng cáp, mạnh mẽ.
Bức tượng khác được trưng bày tại cung điện. Ảnh: triphoto.com
Có một câu chuyện ẩn giấu sau cung điện Charlottenburg
Có thể coi cung điện Charlottenburg không chỉ có ý nghĩa về mặt kiến trúc mà còn được coi là nhân chứng lịch sử của thủ đô Berlin nói riêng và đất nước Đức nói chung. Được xây dựng từ thế kỷ 17, đến nay cung điện đã trải quan hơn 3 thế kỷ, chứng kiến mọi sự thăng trầm của đất nước Đức.
Từng bị phá hủy một phần lớn trong Thế chiến Hai, cuộc chiến tranh để lại hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử loài người. Có thể coi đây là một thiệt hại lớn về vật chất lẫn tinh thần. Mặc dù đã được tu dưỡng và phục hồi lại, nhưng khi đặt chân đến đây, bất kỳ người dân Đức nào cũng không khỏi xót xa về một lịch sử khốc liệt, đau thương của dân tộc.
Cung điện Charlottenburg là địa điểm du lịch khá nổi tiếng ở Berlin. Ảnh: trip.com
Đây cũng là nơi chứng kiến đất nước Đức thoát khỏi sự chiếm đóng của quân Đồng minh. Sau khi chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, các nước Đồng minh đến chiếm đóng và cai trị tại đất nước Đức. Mãi đến năm 1990, các nước Đồng minh mới để nước Đức tự phát triển, trước khi rời đi, quân đội Đồng minh đã tổ chức diễu hành qua cung điện Charlottenburg ở Berlin.
5 sự thật không phải ai cũng biết của Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành vốn chứa đựng trong nó rất nhiều điều kỳ bí mà trong đó còn lưu giữ nhiều huyền thoại, bí mật và các sự thật thú vị ít người biết tới.
Tử Cấm Thành hay Cố Cung theo cách gọi ngày nay, tọa lạc giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước kia. Đây là nơi ở của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Có thể nói, tòa thành này là biểu tượng về quyền lực của Hoàng đế và các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Tử Cấm Thành nằm trên tổng diện tích 720,000 m2, gồm 800 cung và 9999 phòng. Công trình xây dựng trong suốt 14 năm liền, từ 1406 đến 1420. Tử Cấm Thành là nơi ở của 14 Hoàng đế nhà Minh, 10 Hoàng đế nhà Thanh. Nơi này bị bỏ trống vào năm 1912 khi vua Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc thoái vị.
Trong suốt 600 năm lịch sử, Cố Cung đã mang theo nhiều thăng trầm và những bí mật phong phú trường tồn với thời gian.
Được thiết kế từ một người Việt Nam
Quần thể kiến trúc hùng vĩ và tráng lệ mà mỗi người dân Trung Quốc đều tự hào xem là công trình kỳ diệu bậc nhất thế giới này thực chất là một chế tác kiến trúc có sự đóng góp vô cùng quan trọng từ một thái giám người Việt danh xưng Nguyễn An. Như chúng ta đã biết, vào thời nhà Hồ, quân Minh sang xâm lược Đại Việt và bắt giữ nhiều thanh niên nước ta về Trung Quốc. Chính vào thời điểm đó, Nguyễn An (1381 - 1453) bị bắt làm thái giám để phục vụ cho hoàng cung nhà Minh lúc bấy giờ.
Tử Cấm Thành được thiết kế bởi một người Việt Nam tên là Nguyễn An bị bắt phục vụ cho Hoàng Đế nhà Minh
Đến khi Minh Thành Tổ - Chu Đệ quyết định khởi công xây dựng một công trình vĩ đại sánh ngang với Trời Đất thì chính thái giám Nguyễn An đã được hoàng đế giao cho nhiệm vụ trọng yếu, đó là "tổng đốc công" cho toàn bộ công trình Tử Cấm Thành. Theo nhiều sử sách ghi lại, Nguyễn An là một kiến trúc sư tài hoa kiệt xuất và chính ông là người đã vẽ bản thiết kế cho công trình kỳ vĩ này. Chính vì thế, mỹ danh của ông vẫn còn lưu truyền đến tận nay cùng với sự tồn tại uy nghi của Tử Cấm Thành suốt bao biến đổi thời gian và lịch sử.
Trong Tử Cấm Thành có tới 1,8 triệu bộ sưu tập
Có hơn 1,8 triệu di tích văn hóa trong Tử Cấm Thành, mỗi năm chỉ có hơn 10.000 di tích được trưng bày, đồng nghĩa chỉ khoảng 2% trong số đó được "đưa ra ánh sáng", từ đây có thể tưởng tượng ra cuộc sống xa hoa mà Hoàng đế cổ đại từng sống đồ sộ đến mức nào.
Nơi đây có 231 loại bảo vật, mỗi loại đều có số lượng khổng lồ, chẳng hạn như 53.000 bức tranh và 75.000 bức thư pháp. Trong số đó, bản đồ Thanh Minh Thượng Hà Đồ nổi tiếng thế giới là nổi bật hơn cả, nó được coi là một trong những "báu vật" và linh hồn của Cố Cung.
Đây là tác phẩm duy nhất còn sót lại của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ vào đời nhà Tống, có chiều dài 528,7cm và chiều rộng 25,2cm ở dạng một bức tranh cuộn dài, đồng thời được sử dụng phương pháp bố cục phối cảnh phân tán để ghi lại một cách sinh động diện mạo đô thị vào thế kỷ 12 cũng như điều kiện sống của người dân các tầng lớp khác nhau.
Được xây dựng từ những khối đá hàng trăm tấn
Tử Cấm Thành nằm tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Được bắt đầu xây dựng vào năm 1406, phải tới 14 năm sau nó mới được hoàn thành. Từ năm 1420 tới năm 1911, đây là trung tâm quyền lực của các triều đình Trung Quốc.
Tử Cấm Thành được xây dựng ròng rã trong hơn 14 năm, Tử Cẩm Thành là công trình xa hoa đẫm mồ hôi và công sức của vô số người dân lúc bấy giờ. Họ đã vận dụng những bánh xe có nan để vận chuyển những khối đá khổng lồ nặng từ 200 - 300 tấn dài 9,5 m từ mỏ đá xa 70 km về thành Bắc Kinh. Mỗi khối đá như thế cần 50 người đàn ông khỏe mạnh để vận chuyển liên tục trong 28 ngày. Chính công sức và tiền bạc của bá tánh đã làm nên một quần thể vĩ đại như thế chỉ vì mục đích cung phụng 24 đời hoàng đế Trung Quốc.
Cung điện lớn nhất thế giới
Tử Cấm Thành là cung điện lớn nhất trên thế giới, sự tồn tại của nó được coi là một kiệt tác kiến trúc được hoàn thành vào năm 1420 sau CN, cách đây hơn 600 năm. Để xây dựng được kiến trúc đồ sộ này đã phải huy động 230.000 nghệ nhân, hàng triệu công nhân và binh lính nhập cư.
Với tổng diện tích 720.000 m2 chứa 9.999 căn phòng lớn nhỏ, mỗi chi tiết từ lớn đến nhỏ của Tử Cấm Thành đều lấp lánh và xa xỉ bởi những vật liệu quý hiếm như: đá quý, ngói men ngọc, gỗ quý
Xưa kia, Hoàng đế tự xưng là "Thiên Tử" (con trời). Các sách cổ thường gọi cung của Thiên đế trên trời là Tử Cung, trong đó chữ "tử" (màu tím) đồng âm khác nghĩa với "con trời" cũng là "tử". Nơi ở của Hoàng đế thì dân thường bị "cấm" không được vào, vậy nên nơi ở của Hoàng đế được gọi là Tử Cấm Thành. Theo truyền thuyết, trong Tử Cấm Thành có 9999,5 gian phòng, bởi vì người xưa cho rằng chỉ có Hoàng đế mới xứng với con số 10.000 và khống chế được vạn vật, do đó mới bị thiếu một nửa gian phòng.
Có nét giống với kiến trúc của Đại Việt ngày xưa
Ta có thể lý giải điều này vì chính thái giám Nguyễn An - người vẽ ra bản thiết kế cho Tử Cấm Thành là một người Việt thì không có gì lạ khi công trình này ẩn chứa những dấu ấn của phong cách kiến trúc Đại Việt. Theo nghiên cứu của GS. Trần Ngọc Thêm thì có hai đặc điểm chính của Tử Cấm Thành khá giống với kiến trúc Việt Nam thời xưa. Thứ nhất, hình dạng Tử Cấm Thành là hình chữ nhật (trong khi các cố đô khác có hình vuông là chủ yếu).
Thứ hai, giống như thành Cổ Loa thời An Dương Vương, Tử Cấm Thành được bảo vệ bởi ba lớp thành (còn các công trình khác tại Trung Quốc trước đó thường chỉ có 1 hay 2 lớp thành). Điểm đặc trưng riêng của Tử Cấm Thành là sự sắp xếp cố ý theo những ý nghĩa nhất định về phong thủy ở mỗi chi tiết nhỏ nhất.
Trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng những điều bí mật ẩn chưa bên trong Tử cấm Thành vẫn là một dấu hỏi rất lớn cho các nhà lịch sử, bởi nơi đây là biểu tượng quyền lực tối cao nhất của triều đại phong kiến Trung Hoa và cũng là một di tích lịch sử bằng gỗ lâu đời nhất thế giới. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử Trung Quốc.
Ngắm nhìn những kiến trúc trần nhà ấn tượng nhất thế giới Từ hàng trăm năm trước, nhờ bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa mà người xưa đã tạo ra những công trình kiến trúc kỳ vĩ và vô cùng tinh xảo. Và những thiết kế trần nhà tuyệt đẹp trong bài viết này chính là minh chứng cho điều đó. Ga tàu điện ngầm Solna Centrum, Thụy Điển Trạm tàu điện...