Cùng Dân trí tiếp sức ngư dân bám biển
Việc Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã thổi bùng lên ý chí kiên cường, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là với bà con ngư dân từng hàng trăm năm nay gắn bó với ngư trường Hoàng Sa truyền thống.
Không phải chỉ bây giờ mà từ nhiều năm nay, Trung Quốc luôn tìm cách gây hấn với ngư dân ta ở vùng biển này. Từ việc tổ chức ăn cướp cá, xăng dầu, lưới… cho đến việc khủng bố, đe dọa, bắt giữ tàu và đã không ít lần chúng còn hành hung, đe dọa đến tính mạng ngư dân ta.
Thế nhưng với tinh thần bất khuất, kiên cường và truyền thống yêu nước, ngư dân Việt Nam không khi nào khuất phục
Hình ảnh của Sói biển Mai Văn Phụng sau 9 lần bị bắt lại tiếp tục ra khơi hay của thuyền trưởng Bùi Văn Phải quấn cờ Tổ quốc vào bụng với câu nói nổi tiếng: “Tàu dẫu cháy nhưng cờ không thể cháy” mãi mãi là biểu tượng anh hùng, bất khuất của ngư dân Việt Nam.
Không dừng ở hành vi gây hấn, những ngày qua, Trung Quốc còn điều động gần một trăm tàu bè các loại trong đó có cả tàu quân sự hiện đại với sự yểm trợ của máy bay ngang nhiên hạ đặt tàu giàn khoan thăm dò dầu khí xuống vùng biển Việt Nam.
Họ cậy tàu đông, người nhiều để uy hiếp lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển và ngư dân của ta hòng khiến chúng ta khuất phục mà từ bỏ biển đảo quê hương.
Thế nhưng họ đã lầm. Không ai và không có thế lực nào có thể khuất phục được tinh thần bất khuất và lòng yêu nước của người dân Việt Nam. Ngư dân ta vẫn đêm ngày bám biển, những con tàu vẫn nối nhau ngày ngày lướt sóng ra khơi.
Mọi ngư dân đều hiểu rằng ra biển lúc này không chỉ là mưu sinh, chỉ là đánh bắt cá mà quan trọng hơn, đó là trách nhiệm đối với sự vẹn toàn Tổ quốc.
Mỗi ngư dân là một chiến sĩ. Mỗi con tàu là một cột mốc sống trên biển cả quê hương!
Những ngày qua, cả nước sôi sục những cuộc xuống đường phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc. Ngư dân ta còn quyết định tổ chức một cuộc mít tinh lớn trên biển để phản đối Trung Quốc.
Sát cánh cùng với bà con ngư dân, hàng vạn bức thư đã gửi về Dân trí trong đó nhiều và rất nhiều bạn đọc đề nghị Dân trí đứng ra làm cầu nối để tiếp sức ngư dân ta trong công cuộc bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ Tổ quốc.
Với mong muốn của các bạn và cũng là tâm nguyện của tập thể cán bộ, nhân viên, phóng viên và biên tập viên Dân trí chúng tôi, Báo Điện tử Dân trí quyết định mở mã số đặc biệt: 4033. Đây là tên một con tàu của Cảnh sát biển Việt Nam vừa anh dũng chống trả tàu Trung Quốc nhằm tiếp sức cho Chiến sĩ, Kiểm ngư viên và bà con ngư dân Việt Nam tại “chảo lửa” Hoàng Sa.
Video đang HOT
Đây là trách nhiệm, là tấm lòng để tất cả chúng ta, những bạn đọc của Dân trí mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Việc làm này còn là thông điệp để mỗi ngư dân đã và đang chuẩn bị ra khơi biết rằng đằng sau các bạn là 90 triệu trái tim, là Tổ quốc thân yêu luôn hướng về các bạn.
Tất cả chúng tôi đều biết sự hi sinh, vất vả và lòng quả cảm của Cảnh sát biển, Kiểm ngư viên và bà con ngư dân ta lúc này là vô cùng to lớn. Xin hãy nhận từ chúng tôi một tấm lòng biết ơn vô bờ bến và xin các bạn hãy vững lòng!
Tổ quốc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm!
Tất cả chúng ta hãy chung tay, dốc sức, đồng lòng để bảo vệ ĐIỀU THIÊNG LIÊNG mang tên: TỔ QUỐC!
Với “truyền thống” của Quỹ Tấm lòng Nhân ái: “Một đồng đến là một đồng đi”, tất cả số tiền ủng hộ sẽ được chúng tôi chuyển đến tận tay lực lượng Kiểm ngư và ngư dân đồng thời được thông tin đầy đủ trên Dân trí.com.vn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4033. 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo DANTRI.COM.VN
Người anh hùng từ chối mở đường mang tên mình
Dù được nhà nước quan tâm, muốn đổ con đường nhựa vào tận nhà mang tên ông, nhưng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Lò Văn Bường một mực từ chối. Tâm nguyện của ông là dành số tiền đó làm đường cho bà con...
Anh hùng LLVTND Lò Văn Bường là một trong năm Anh hùng LLVTND thời kỳ chống Pháp của xứ Thanh còn sống. Hiện ông đang sống cùng gia đình tại thôn Cộc Chẻ, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Con đường dẫn vào thôn Cộc Chẻ, xã Xuân Lẹ với dốc đá lởm chởm; cán bộ xã dẫn đường nói như thanh minh, trước đây tỉnh và huyện đã có ý định đổ con đường nhựa mang tên Lò Văn Bường vào đến tận nhà cho ông nhưng ông một mực từ chối, mong muốn nhà nước dành số tiền đó làm đường cho bà con trước, còn đường vào nhà ông chưa cần thiết.
Anh hùng LLVTND Lò Văn Bường.
Người anh hùng năm ấy giờ mái tóc đã bạc phơ, ông đang sống hạnh phúc bên vợ và con cháu ở một xã miền núi xa xôi, hẻo lánh và còn nhiều khó khăn. Căn nhà gia đình ông đang ở là được Bộ Quốc phòng quan tâm xây tặng từ năm 2008. Năm nay ông đã bước sang tuổi 91 nhưng khi nghe chúng tôi hỏi về câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc ta một thời, ông cụ nở nụ cười phấn chấn.
Tháng 8 năm 1948, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai Lò Văn Bường lên đường nhập ngũ và Đoàn 335, bộ đội tình nguyện giúp nước bạn Lào. Thời gian từ năm 1948 - 1953, ông chiến đấu và hoạt động ở những vùng rừng núi âm u như Viêng Say, Sầm Nưa, Sầm Tớ, Xiêng Khoảng, thuộc nước bạn Lào...
Những năm tháng hoạt động cách mạng ở đây, ông cùng đồng đội mình đã âm thầm gây dựng cơ sở ở vùng sau lưng địch. Đại đội của ông gồm 150 đồng chí cùng với bộ đội giải phóng Lào chia nhỏ thành từng đội từ 2 - 3 đồng chí tiếp cận với người dân ở các thôn, bản, tuyên truyền cho họ biết "mọi người cùng nhau đánh Tây, giải phóng đất nước thì ta mới sung sướng, nếu không đánh Tây, họ sẽ bắt ta đi lính, mất người, mất của".
Dù hoạt động ở vùng đồi núi âm u, khí hậu khắc nghiệt, địch luôn lùng sục gắt gao, nhiều người dân chưa giác ngộ, hầu hết các đồng chí, đồng đội đều bị đói, rét, sinh hoạt thiếu thốn nên bệnh tật liên miên; nhưng ông và các đồng đội đều kiến trì bám dân, bám bản, quyết tâm hoạt động xây dựng và củng cố cơ sở cách mạng. Hàng chục cơ sở, đội du kích được thành lập, đào tạo được nhiều cán bộ làm nòng cốt cho địa phương; tổ chức lãnh đạo nhân dân hai lần phá vỡ âm mưu "dồn dân" của địch.
Dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng Anh hùng LLVTND Lò Văn Bường vẫn nhớ về một thời gian khổ cùng đồng đội nằm rừng, ngày ra nương đón dân đi làm về để tuyên truyền, vận động, vạch rõ âm mưu của địch, nhân dân dần giác ngộ và xây dựng nhiều bản làng vững vàng. Vừa làm nhiệm vụ chăm sóc đồng đội, vừa len lỏi bám sát, vận động tổ chức nhân dân phá vỡ âm mưu "dồn dân" của địch và giữ vững được hệ thống cơ sở trên đường dây liên lạc.
Năm 1951, ông được bổ sung về một tổ khác làm nhiệm vụ đi củng cố cơ sở vừa bị vỡ. Vừa giúp dân chống đói, vừa kiên trì vận động từng người dân đấu tranh phá tan mọi âm mưu của địch. Đầu tháng 2/1952 trong một lần đụng độ với địch, ông đã bị thương ở bụng, đốt sống cổ và mắt phải.
Lần đó, ông vào bản gặp cai tổng ở Mường Khun thì bị một toán địch gồm 20 tên đang lùng sục và phát hiện. Quyết không để mình rơi vào tay địch, ông đã bắn trả, làm bị thương nhiều tên địch, bản thân ông cũng bị thương nặng và bị truy đuổi vào trong rừng, tưởng ông đã chết nên địch không truy đuổi mà bỏ đi, sục vào nhà dân để vơ vét của cải. Ông lết vào trong rừng, máu chảy đầm đìa và ngất đi lúc nào không biết, chỉ đến khi nghe con ve rừng kêu mới tỉnh dậy, biết mình còn sống và ông lần tìm về nơi tạm trú của tổ.
Nơi rừng sâu núi thẳm không thuốc men, các vết thương càng nặng nhưng lo địch tiếp tục khủng bố các cơ sở bị vỡ nên ông đã động viên anh em giữ vững cơ sở, đừng quá lo lắng cho ông. Sau này được y tá và nhân dân chăm sóc, giúp đỡ, các vết thương lành dần ông lại tiếp tục công tác, được điều lên hoạt động ở phía thượng Lào.
Năm 1953, thực dân Pháp cho quân lính nhảy dù xuống Điên Biên Phủ và cho rằng khu vực này là bất khá chiến bại. Tại nhiều tỉnh của Lào bọn thổ phỉ được sự hậu thuẫn của quân Pháp ra sức hoành hành. Khi đó, ông được chỉ huy phân công về khu vực Xiêng Khoảng tiếp tục công tác xây dựng cơ sở ở vùng sau lưng địch, vận động người dân đi theo cách mạng.
Trong suốt những năm hoạt động, xây dựng cơ sở cách mạng ở miền Tây nước bạn Lào, cuộc sống chỉ có ăn ngô với rau trừ bữa nhưng ông đã cùng với cán bộ địa phương củng cố lại cơ sở, tổ chức phòng biệt kích và đảm bảo an ninh, phát triển phong trào du kích ở địa phương. Lập được nhiều thành tích và tạo dựng được niềm tin trong quần chúng nhân dân những nơi ông và các đồng chí, đồng đội của mình, góp phần làm nên cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đánh đuổi bọn thực dân Pháp xâm lược.
Hai vợ chồng già sống hạnh phúc bên nhau.
Nhờ những đóng góp không nhỏ của mình, ông nhiều lần được Quân khu 4, Đoàn 335 khen thưởng là chiến sỹ thi đua của bộ đội tình nguyện giúp nước bạn Lào. Ngày 7/5/1956, ông được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - lúc đó ông là Trung đội phó bộ binh của Trung Đoàn 335.
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc chưa được bao lâu, đất nước lại tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, là một người lính mang trong mình lòng yêu nước, ông tiếp tục tham gia bảo vệ tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh Thanh Hóa từ cầu Hàm Rồng đến địa phận huyện Tĩnh Gia.
Giúp ông yên tâm công tác ngoài chiến trường, đi qua hai cuộc chiến tranh lịch sử của dân tộc không thể không nhắc đến người vợ của mình bà Trương Thị Pừng giờ đã lưng còng, tóc bạc. Bà Pừng đã chờ đợi ông từ khi còn là người vợ trẻ cho đến lúc tứ tuần ông mới trở về quê. Cô con gái duy nhất giờ đã yên bề gia thất. Cuộc sống những năm tháng sau khi hòa bình lập lại của người lính cụ Hồ vẫn dung dị lạ thường.
Trần Hưng - Duy Tuyên
Theo Dantri
Sẵn sàng cho Đại lễ Phật đản LHQ tại ngôi chùa lớn nhất Việt Nam Đến nay, Ninh Bình đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm chuẩn bị cho sự kiện lớn mang tầm vóc quốc tế trong thời gian diễn ra Đại lễ Phật đản LHQ -Vesak 2014 từ ngày 7-11/5. Tất cả sẵn sàng cho Đại lễ Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc sẽ diễn...