Cùng con đối mặt với viêm phế quản
Bệnh này khi đã trở thành mãn tính thì rất khó chữa trị và sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời.
Bệnh viêm phế quản là bệnh thường gặp và khó đối phó ở trẻ em. Trẻ rất nhạy cảm với thời tiết lạnh. Vì vậy, không được mặc ấm, đi ra gió sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ bị viêm phế quản.
Thế nào là viêm phế quản?
Thời tiết và nhiệt độ lên xuống bất thường, mùa đông lạnh, gió to là những tác nhân gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ. Trời lạnh, trong không khí có nhiều loại virus gây các bệnh như, ho, cúm, cảm lạnh hoặc viêm xoang… Khi bé đã bị mắc các bệnh này, nếu không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ dẫn đến viêm phổi và viêm phế quản rất cao.
Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng như sốt và ho kéo dài trong vòng 2 – 3 tuần, cổ họng đau rát, đờm có màu xanh, vàng hoặc xám, chứng tỏ trẻ đã bị viêm phế quản.
Trẻ em cũng rất nhạy cảm với các loại khói thuốc, khói bụi. Mùa đông, thời tiết hanh khô, các loại khói và bụi lại được dịp hoành hành. Trẻ hít vào khói thuốc và khói bụi nhiều cũng phải đối mặt với nguy cơ bị viêm phế quản. Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ sống trong môi trường có nhiều khói thuốc và bụi sẽ mặc viêm phế quản mãn tính.
Video đang HOT
Phòng tránh
Vì đặc tính nguy hiểm của bệnh, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ trong mùa đông. Không nên cho trẻ đi ra ngoài khi tiết trời quá lạnh và gió to vì thời tiết lạnh sẽ khiến virus thâm nhập dễ dàng và phát triển nhanh hơn.
Khi phát hiện con bị ho lâu ngày, dai dẳng, có triệu chứng sốt, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ để có liệu pháp an toàn cho bé.
Bác sĩ sẽ kê thuốc ho để giúp long đờm ở cổ họng. Mẹ có thể dùng biện pháp thông hút đờm cho trẻ, biện pháp này giúp đờm trong cổ họng và chất nhầy trong phổi được hút ra, cổ họng được thông thoáng. Nếu trẻ bị ho khan, hãy khoan dùng thuốc, vì khi ho, đờm trong cổ họng sẽ bị tống ra ngoài, điều này sẽ giúp trẻ nhanh bình phục hơn.
Mỗi ngày nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh tắc nghẽn sung huyết. Không được uống kháng sinh vì kháng sinh không thể vô hiệu hóa các loại virus này. Nếu trẻ bị sốt, hãy cho trẻ uống acetaminophen hay ibuprofen. Khi trẻ thở dốc, ho ra máu, mặt tái mét thì bạn nên đưa trẻ đến viện ngay nếu không trẻ sẽ gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Điều quan trọng là các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, nếu có điều kiện nên dùng máy giữ ẩm để các loại virus không thể phát triển và hoành hành. Phòng ở của bé luôn phải giữ gìn sạch sẽ, không có bụi bẩn và khói thuốc để phòng tránh ngay từ đầu sự thâm nhập của các loại virus đáng sợ kia.
Theo SKDS
Bệnh thường gặp ở đường hô hấp
Trời trở lạnh, cơ thể con người kém thích nghi với nhiệt độ lạnh, suy giảm sức đề kháng nên rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy chúng ta cần hiểu biết các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
Phòng các bệnh cúm mùa
Thời tiết lạnh giá, có khi còn rét đậm và rét hại nên bệnh cúm có nguy cơ bùng phát. Bệnh cúm dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, nhất là trong các phòng kín, tập trung đông người như phòng học, phòng họp, nhà ga, bến xe, chợ, siêu thị... Để phòng bệnh, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau đây: đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng, cơ quan, trường học. Thường xuyên rửa tay mỗi khi tiếp xúc với đồ vật như tay cầm chốt cửa, vòi nước, trao đổi tiền khi mua bán, dụng cụ lao động... Giữ ấm cơ thể: cần mặc quần áo ấm, chú ý giữ ấm vùng cổ ngực bằng cách quàng khăn khi trời lạnh, tránh bị ướt, tránh dầm nước trong thời tiết lạnh. Súc miệng, họng bằng nước sát khuẩn hằng ngày hoặc làm theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Tránh hoặc hạn chế đến những nơi đông người hoặc nơi có dịch bệnh. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ, chú ý không bỏ bữa sáng. Không uống nhiều rượu bia vì sẽ làm giảm sức đề kháng. Tránh thức khuya, bổ sung vitamin C hằng ngày qua ăn uống hoặc uống vitamin C tổng hợp. Khi có triệu chứng: sổ mũi hắt hơi, đau mình mẩy cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mặc ấm, đeo khẩu trang khi ra đường để phòng bệnh cúm và các bệnh đường hô hấp.
Các bệnh phổi, phế quản
Với yếu tố thời tiết như: độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi khuẩn gây bệnh, virut, nấm, ký sinh trùng phát triển mạnh. Khi cơ thể nhiễm lạnh, đường hô hấp trên bị tổn thương gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, từ đó nhiễm khuẩn lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi. Do đó cần chú ý đề phòng một số bệnh thường gặp như sau :
Hen phế quản: bệnh nhân hen rất nhạy cảm với các kích thích như nhiệt độ lạnh, khói, bụi, nấm mốc, vi khuẩn, các yếu tố gây dị ứng như vi khuẩn, thức ăn, thuốc chữa bệnh...Các thể hen dễ phát là: hen phế quản thể khó thở kịch phát, thường gặp ở trẻ nhỏ thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ đầu thường gặp ở bệnh nhân bị hen lâu ngày thể hen có tràn khí màng phổi xảy ra ở người phế nang đã bị giãn thể hen ác tính, hen do sử dụng thuốc aspirin thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo... Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải tránh các yếu tố gây bệnh như: tránh bị nhiễm lạnh, tránh hít thở phải bụi, ký sinh vật, nấm mốc... bằng cách đeo khẩu trang. Khi cơn hen đã xảy ra, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, nhanh chóng cắt cơn hen, ngăn ngừa cơn hen phát triển thành ác tính.
Viêm phế quản cấp: mầm bệnh gây viêm phế quản cấp mùa đông thường là các loại virut... khi bị bệnh cơ thể giảm sức đề kháng nên dễ bị bội nhiễm bởi các loại vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp. Phòng bệnh giống như phòng bệnh cúm đã nói trên. Khi đã mắc bệnh phải điều trị tích cực bằng kháng sinh chống bội nhiễm, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân để phòng tránh các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
Tâm phế mạn: mùa lạnh bệnh nhân tim phổi mạn tính rất dễ bị nhiễm khuẩn tạo nên những đợt bệnh cấp tính. Bệnh diễn biến nặng đột ngột, khó thở nhiều, có thể chỉ sau vài đợt bệnh cấp là tử vong. Do đó cần biết phòng tránh không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn trong mùa lạnh. Bệnh nhân phải kiên quyết bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đeo khẩu trang hoặc dùng các phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. Thường xuyên luyện tập thể dục để có một bộ máy hô hấp khỏe mạnh. Nên làm việc nhẹ, không nên gắng sức. Không nên ăn mặn. Nơi ở và phòng ngủ cần thoáng khí. Khi đã bị suy tim phải nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tuyệt đối tránh gắng sức. Giữ ấm cơ thể, tránh tắm nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh, không uống nước đá hoặc ăn kem.
Giãn phế quản: khi thời tiết lạnh ẩm, bệnh nhân thường bị giãn phế quản ướt hay giãn phế quản xuất tiết, với triệu chứng: ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn bội nhiễm. Nhiệt độ lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết, niêm dịch gây ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Phòng chống bệnh bằng cách chống lạnh, ăn uống đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ hằng ngày, giữ vệ sinh răng miệng, tai mũi họng bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ngày 2-3 lần vào mắt, mũi.
Theo SKDS
Bài thuốc chữa ho, cảm cho người lớn tuổi Mùa này, những người cao tuổi cần tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, và nên dùng các thực phẩm giàu năng lượng khi trời trở lạnh do mưa nhiều để duy trì cân bằng thân nhiệt. Một điều cần thiết nữa là giữ giấc ngủ yên trong đêm, bởi việc thường xuyên mất ngủ sẽ làm giảm khả năng đề kháng...