Cùng con bảo vệ môi trường
Vì một câu nói ‘Mọi thứ bạn dùng bạn đều phải trả phí, riêng chỉ có hơi thở giúp bạn kết nối với sự sống này là bạn dùng hoàn toàn miễn phí’, Nguyễn Thị Bích Huyên (SN 1985, ở Nha Trang, Khánh Hòa) đã trở thành một ‘tín đồ’ hoạt động môi trường.
Chị Nguyễn Thị Bích Huyên chia sẻ kiến thức về môi trường cho các em nhỏ
Chia sẻ về niềm đam mê này, Bích Huyên cho biết: “Từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã rất yêu thích tham gia các hoạt động xã hội. Nhưng để đến với những hoạt động môi trường chính thức thì tôi bắt đầu vào cuối năm 2018. Từ một câu chia sẻ của người chị bạn mà tôi nghe được: “Mọi thứ bạn dùng bạn đầu phải trả phí, riêng chỉ có hơi thở giúp bạn kết nối với sự sống này là bạn dùng hoàn toàn miễn phí. Vậy bạn đã làm gì để trả ơn tự nhiên, để gửi trả lại phí mà thiên nhiên đã hào phóng tặng bạn hay chưa?”. Câu nói đó đã lặp đi lặp lại trong tâm trí tôi cả một đêm. Với một người mẹ bỉm sữa lúc đó tôi chỉ muốn được bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là đi nhặt rác cùng các con nhưng sau này, tôi hướng tới những điều lớn lao hơn và muốn làm điều đó cùng cộng đồng”.
Chương trình đầu tiên mà người mẹ 3 con này tham gia là chung tay dọn rác ở bãi biển cùng những người nước ngoài. Thấy hoạt động ý nghĩa, cô đã dắt 2 con cùng đi nhặt rác ở bãi biển và dưới chân các cây cầu. Lúc này, Bích Huyên nhận ra có rất nhiều bài học mình có thể dạy con về tình yêu môi trường, yêu biển cả, yêu quê hương.
Môi trường đáng sống trong tương lai mà Bích Huyên mong muốn đó là những bãi biển sạch, nước trong veo, các dải san hô đủ màu sắc được nhân rộng.
Có thời gian cô rất buồn bởi ý thức của một số người chưa cao, coi công việc này là “vô công rỗi nghề, làm chuyện dã tràng xe cát”. Lúc đó bản thân cô cũng có một chút hụt hẫng nhưng cũng may trong đầu lại xuất hiện ý nghĩ biết ơn họ nhiều hơn là trách. Vì họ cũng cho cô thấy đâu đó hình ảnh vô tâm vứt rác bừa bãi của mình trước kia. Giờ hành động đó lại nhắc cô chuộc lại lỗi lầm của mình đã làm với thiên nhiên trước kia.
Dù thế nào cũng đừng quên giấc mơ của mình. Tất cả đều có giải pháp, chỉ cần bạn đủ khát khao và hành động thì mọi thứ đều có thể”.
Nguyễn Thị Bích Huyên
Môi trường đáng sống trong tương lai mà Bích Huyên mong muốn đó là những bãi biển sạch, nước trong veo, các dải san hô đủ màu sắc được nhân rộng. Những dòng sông, dòng suối trong vắt như ngày cô còn bé, nhiều cây xanh trong thành phố, đặc biệt là các cây cổ thụ, được gìn giữ. Trong từng ngôi nhà đều có mảng xanh và nhiều ngọn núi được khôi phục màu xanh trở lại.
Video đang HOT
Bích Huyên từng tham gia nhóm Trashpacker, Scuba và một số cơ quan cùng làm sạch bãi biển Vĩnh Lương (Nha Trang, Khánh Hòa), làm sạch con kênh ở chợ Bù Đốp (Bình Phước), nhiều lần dọn rác dưới chân cầu Xóm Bóng… Sắp tới, cô kêu gọi dự án trồng rừng phòng hộ ven biển cho chương trình “Gieo hạt sự sống”. Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi thấy Bích Huyên tham gia dọn rác làm sạch các bãi biển ngay cả khi đang mang bầu 3-4 tháng.
Qua nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, điều Bích Huyên mong muốn là nhận được sự chung tay của các cơ quan, các cấp, ngành nơi mình triển khai hoạt động bảo vệ môi trường và sự chung tay của cộng đồng vì một môi trường xanh – sạch – đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Rừng Cần Giờ - lá phổi xanh của TP.HCM
Rộng hàng nghìn ha, rừng Cần Giờ như tường thành vững chắc, giúp giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa không khí và bao bọc hàng trăm loài động - thực vật, giữ gìn sự đa dạng sinh học.
"Cỗ máy" điều hòa không khí
TP.HCM là thành phố phát triển đất nước, biểu tượng của sự phồn vinh, sôi động. Thế nhưng đi cùng với đó, tình trạng ô nhiễm không khí cũng ngày một tăng. Nằm nép mình ở vùng ngoại ô TP.HCM, nhiều năm qua, rừng phòng hộ Cần Giờ lặng lẽ đóng vai trò "cỗ máy" điều hòa không khí, lọc tiếng ồn và khói bụi, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của thành phố. Không những thế, cánh rừng còn giữ nhiệm vụ chắn sóng, giữ đất, chống sạt lở khi triều cường và nước biển dâng. Cũng nhờ rừng Cần Giờ, công tác ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu giảm phần nào áp lực.
Từ mong muốn đến hành động phủ xanh
Đứng dưới những tán cây xanh bạt ngàn, ít ai tưởng tượng rừng phòng hộ Cần Giờ từng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Cánh rừng tràn đầy nhựa sống như kể câu chuyện về những người xem rừng như ngôi nhà thứ 2, nỗ lực không ngừng cho sự tái sinh mãnh liệt. Sức sống và sự kỳ diệu cánh rừng thôi thúc nhiều người biến mong muốn bảo vệ "lá phổi xanh" thành hành động. Zing News và Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia cùng chương trình "Góp sức nhỏ, xây rừng lớn" đóng góp 1.000 cây cóc trắng tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ là một trong số đó. Với chiều cao cây trưởng thành 4-10 m, tán lá rộng và bộ rễ bám sâu, cóc trắng có chức năng chống xói mòn, sạt lở hay tác động của bão lũ. Từ những đóng góp nhỏ như thế, từng cánh rừng dần mọc lên rồi mở rộng.
Đánh thức khao khát nối dài hành trình bảo vệ rừng
Chương trình "Góp sức nhỏ, xây rừng lớn" thu hút đông đảo người trẻ tham gia. Nhiều người đã đặt chân lên những cánh rừng lớn nhỏ, cũng không ít lần đầu được xà vào vòng tay bao la của rừng và tận tay trồng một cây xanh xuống đất. Thế nhưng, dù đi rừng nhiều hay ít, họ đều nung nấu niềm hứng khởi và khao khát được nối dài hành trình này.
Chuyện chưa kể về người tạo ra đồi mâm xôi Mù Cang Chải Để tạo nên đồi mâm xôi nức tiếng gần xa như hiện nay, gia đình bà Lù Thị Lỳ (thôn Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) không chỉ khai hoang vất vả mà còn ngày đêm túc trực bảo vệ, sửa chữa nhằm gìn giữ vẻ đẹp nơi đây. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp từ trên...