Củng cố tham vọng xe tự lái, Intel định chi tỷ USD thâu tóm ứng dụng lập lộ trình chuyến đi Moovit
Với 800 triệu người dùng trên toàn cầu, dữ liệu và thuật toán của Moovit có thể hỗ trợ đắc lực cho công nghệ xe tự lái mà Intel đang xây dựng.
Các nguồn tin của TechCrunch cho biết Intel đang trong quá trình đàm phán để thâu tóm Moovit, một startup sử dụng AI và phân tích dữ liệu lớn để theo dõi tình hình giao thông và lập lộ trình cho khoảng 800 triệu người trên toàn cầu. Thương vụ dự kiến sẽ được hoàn tất trong vài ngày tới với số tiền lên tới 1 tỷ USD.
Hiện tại, bản thân Intel Capital, bộ phận đầu tư mạo hiểm của Intel, cũng đang là một trong các cổ đông của Moovit. Bên cạnh Intel Capital, các nhà đầu tư khác của Moovit còn có Gemini, BMW, LMVH, Sequoia Israel, nhà sáng lập Waze, Uri Levin – người đồng thời cũng là chủ tịch của Moovit. Cho đến nay Moovit đã huy động được 134 triệu USD vốn đầu tư với mức định giá 500 triệu USD.
Được thành lập vào năm 2011, nhưng hai năm gần đây là thời gian tăng trưởng mạnh nhất của Moovit khi số người dùng tăng từ 120 triệu vào năm 2018 lên 800 triệu người dùng vào năm 2020. Số người dùng Moovit có mặt trong 3.100 thành phố tại 120 quốc gia khác nhau.
Video đang HOT
Ứng dụng này giúp người dùng tìm ra quãng đường tốt nhất theo thời gian thực để đi lại trong thành phố, và nó được tích hợp vào các ứng dụng khác như Uber để cung cấp nhiều cung đường khác nhau, cũng như với nhiều loại hình phương tiện, từ phương tiện công cộng cho đến xe đạp, hoặc thậm chí đi bộ để hoàn thành quãng đường của mình.
Thương vụ thâu tóm này xuất hiện đúng vào một thời điểm quan trọng của ngành vận tải thế giới. Không chỉ nhu cầu đang sụt giảm trầm trọng khi hàng tỷ người trên thế giới phải cách ly giữa đại dịch toàn cầu Covid-19, đây còn là thời điểm công nghệ xe tự lái đang nổi lên nhanh chóng và có thể làm nên một cuộc cách mạng thay đổi thói quen đi lại của mọi người trên toàn cầu.
Từ vài năm nay, Intel đã cố gắng bắt kịp xu thế và công nghệ này. Năm 2017, Intel đã chi ra 15 tỷ USD để thâu tóm Mobileye, công ty chuyên thiết kế chip cho xe tự lái, cũng như công bố kế hoạch xây dựng một đội xe tự lái thử nghiệm với khoảng 100 chiếc. Tuy nhiên, cho đến nay, công ty vẫn kín tiếng về những gì mình đạt được trong thời gian qua.
Nếu trở thành hiện thực, thương vụ thâu tóm Moovit này dường như vẫn nằm trong chiến lược chung về xe tự lái của Intel. Lợi ích trực tiếp nhất của Moovit đối với điều này là việc vận hành các dịch vụ taxi tự lái (robotaxi) khi cho phép các phương tiện tìm được lộ trình tốt nhất khi di chuyển trong các khu đô thị.
Ngoài ra, dữ liệu từ 800 triệu người dùng và thuật toán trong Moovit cũng là điều rất quan trọng cho việc huấn luyện phần mềm tự lái cũng như thiết kế cảm biến phù hợp với nó. Hiện tại bản thân CEO của Mobileye, ông Amnon Shashua cũng đang là thành viên trong ban giám đốc của Moovit.
Sau khi bỏ lỡ thị trường smartphone, rõ ràng Intel không muốn mình tiếp tục bị bỏ lại trong một lĩnh vực công nghệ khác có thể bùng nổ trong thời gian tới.
Facebook chưa từ bỏ tham vọng kiếm tiền quảng cáo trong ứng dụng nhắn tin WhatsApp
WhatsApp vốn được yêu thích nhờ tính bảo mật cao và không có quảng cáo ít nhất là tới thời điểm hiện tại.
Facebook chưa từ bỏ kế hoạch sẽ hiển thị quảng cáo trong ứng dụng WhatsApp. Theo thông tin từ The Information, Facebook sẽ thực hiện kế hoạch hiển thị quảng cáo trong WhatsApp trong tương lai, ngay sau khi hãng này thực hiện đồng nhất các ứng dụng nhắn tin trong hệ sinh thái của mình.
WhatsApp vốn được yêu thích nhờ tính bảo mật cao và không có quảng cáo.
Thông tin mới này được công bố sau khi trang Wall Street Journal nói vào hồi tháng 1 rằng Facebook hiện đã "đóng băng" kế hoạch hiển thị quảng cáo trong WhatsApp. Trước đó, vào năm 2008, Facebook nói sẽ chạy quảng cáo trong tính năng Status của WhatsApp. Đây là tính năng tương tự tính năng Stories trên Facebook Messenger hay Instagram. Về phần mình, một người phát ngôn của Facebook xác nhận với Engadget rằng "quảng cáo trong Status vẫn là một cơ hội trong dài hạn đối với WhatsApp."
The Information đồng thời cho biết nhiều chi tiết mới liên quan đến cách Facebook triển khai chiến lược quảng cáo trong các ứng dụng đã được mã hoá dữ liệu cẩn thận của mình. Theo đó, Facebook sẽ sử dụng số điện thoại để "ghép" tài khoản Facebook và WhatsApp của người dùng với nhau và từ đó xác định loại quảng cáo phù hợp để hiển thị.
Khi tạo ra WhatsApp, những người sáng lập ban đầu của ứng dụng này nói không với quảng cáo. Doanh thu của nó đến từ người dùng đăng kí sử dụng.
Kế hoạch này dù vậy đang gây ra những tranh cãi bên trong công ty khi một số nhân sự nói nó có thể khiến nhiều người dùng WhatsApp quyết định xoá tài khoản Facebook. Bên cạnh đó, tính năng này cũng có thể càng khiến các nhà chức trách quan tâm đến Facebook hơn trong các vụ kiện chống độc quyền.
Dẫu sao đi chăng nữa quảng cáo WhatsApp cũng sẽ không sớm xuất hiện trong thời gian ngắn trước mắt. Quá trình hợp nhất các ứng dụng của Facebook có thể phải mất nhiều năm và việc hợp nhất WhatsApp có thể tốn nhiều thời gian nhất, theo The Information.
Vũ Tuấn Anh
Apple cấm trò chơi về virus corona Bên cạnh việc đóng hàng loạt cửa hàng trên toàn thế giới, Apple cũng siết chặt những ứng dụng giải trí và trò chơi về virus corona trong kho ứng dụng App Store. Theo trang Techcrunch, Apple đã đưa ra nhiều biện pháp trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang lây lan trên toàn cầu. Trong một bài đăng trên cộng đồng nhà...