Cúng cô hồn: Đoạt mạng người vì giành giật đồ lễ
Từ một phong tục đẹp mang đậm ý nghĩa nhân văn, những buổi cúng cô hồn ngày nay đang bị biến thành lúc để giành giật, tranh cướp thậm chí đâm chém bởi những người thiếu ý thức.
Mâm đồ cúng sẽ nhanh chóng “bay” mất nếu chủ nhà lơ là chỉ ít phút.
“Anh ơi có chuyển phát nhanh”!
Anh Việt, hiện đang làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu tại quận 3 cho biết, hàng năm công ty vẫn tổ chức cúng chúng sinh tương đối lớn với nhiều bánh trái, gà, heo quay để mọi người cùng liên hoan sau khi kết thúc. Rút kinh nghiệm các năm trước, năm nay khi chuẩn bị tới lúc hóa vàng công ty đã phải đóng cổng lại để tránh bị giật mất.
Dù vậy nhưng mọi người vẫn không lường trước được hành động của nhóm thanh niên đang săm soi phía ngoài khi họ cử một người gõ cổng và thông báo, “Anh ơi có chuyển phát nhanh”. Ngay khi vừa mở cổng cả nhóm ùa vào và mang hết đồ ra ngoài, lúc này cả công ty chỉ còn biết cười trừ.
Sự việc xảy ra tại công ty anh Việt chỉ là một trong vô số kiểu giật cô hồn oái oăm mà người dân TP.HCM đang phải chứng kiến trong những ngày rằm tháng 7. Không chỉ xảy ra tại những công ty lớn, ngay cả ở những hộ dân đơn lẻ, với đồ cúng chỉ là những gói bánh kẹo, trái cây cũng có tình trạng tương tự.
Nhiều người đã tức tối tới mức phải buông ra lời chửi thề khi mâm cỗ vừa bưng ra chưa kịp thắp nhang đã bị “đám cô hồn sống” chạy tới trút hết vào bao và lên xe vọt mất. Chị Huỳnh Thị Thu, ngụ đường Lê Văn Việt, quận 9 bức xúc: “Tôi đâu có tiếc gì mấy ký hoa quả, nhưng họ phải để tôi cúng xong đã chứ, tới lúc đó tôi sẽ tự đưa chứ đâu đợi họ phải tới giật!”
Nhiều người đã phải ngồi canh đồ cúng từ khi mang ra cho đến khi lễ xong.
Trước tình trạng “bát nháo” này nhiều gia đình đã phải cử người đứng canh để bảo vệ “bữa ăn” cho “cô hồn thật” trước những ánh mắt lăm le của “cô hồn sống”. Anh Nguyễn Phước Vinh, ngụ đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức cho biết: “Mình không canh quay đi quay lại là mất liền à, quanh đây mấy nhà bị như vậy rồi”.
Không chỉ dừng lại ở đồ ăn, trái cây, nhiều nơi (đặc biệt là các ngân hàng, công ty, gia đình buôn bán lớn) còn cúng và rải cả tiền thật. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, xô xát. Những tờ tiền xanh mướt phút chốc trở thành chất kích thích khiến nhiều đối tượng bất chấp tất cả lao đến giành giật tới quên mình.
Video đang HOT
Đoạt mạng nhau vì tranh chấp
Từ những hành động tưởng như vui vẻ, trong phút chốc đã dẫn đến mâu thuẫn, đổ máu. Nhiều năm qua cơ quan chức năng luôn ghi nhận được những vụ xô xát bắt nguồn từ việc giành giật đồ cúng cô hồn.
Gần đây nhất, vào ngày 22/8 cơ quan công an quận Bình Tân cho biết đang tạm giữ Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1996 để điều tra về hành vi giết người. Trước đó vào trưa ngày 21/8, trong lúc giành giật đồ cúng, nhóm của Tuấn đã xảy ra va chạm với một nhóm khác, sau đó Tuấn đã dùng dao đâm chết thanh niên tên P.
Số hung khí bị lực lượng Công an quận Tân Bình thu giữ trong ngày 22/8: Ảnh: Đại Việt – Tuổi trẻ
Cũng theo tin từ công an quận Bình Tân, trong ngày 22/8 cơ quan này đã tạm giữ hàng chục người liên quan đến các vụ gây rối trật tự công cộng khi tham gia giật đồ cúng. Đặc biệt nghiêm trọng, nhiều đối tượng trong số này còn mang theo các loại đao kiếm, mã tấu và sẵn sàng hành hung khi xảy ra mâu thuẫn.
Cụ thể tại phường Bình Trị Đông, công an đã tạm giữ 42 người, xử phạt hành chính 23 người, tạm giữ 8 xe gắn máy vì không có giấy tờ xe, chủ xe không giấy phép lái xe. Trong lúc tuần tra, kiểm soát, tổ công tác cũng phát hiện 4 đối tượng gồm: Nguyễn Văn Diễn (23 tuổi), Nguyễn Thanh Sang (26 tuổi), Phạm Quốc Duy (18 tuổi) cùng ngụ Q.Bình Tân và Nguyễn Sĩ Minh Thắng (31 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) mang theo dao, kiếm, mã tấu khi đi giật đồ cúng. Tại phường Bình Trị Đông B, tổ công tác cũng đã tiến hành tạm giữ hơn 70 thanh niên gây rối trật tự công cộng, xử phạt hành chính hàng chục đối tượng.
Ngoài những vụ việc nghiêm trọng kể trên thì những vụ đánh nhau nhỏ lẻ, xích mích, chửi bới là không thể kể hết. Rõ ràng từ một phong tục đẹp mang đậm ý nghĩa nhân văn, những buổi cúng cô hồn ngày nay đang bị biến thành lúc để giành giật, tranh cướp.
Sẽ khó có một văn bản “quy phạm” nào hạn chế việc này. Phương pháp khả dĩ nhất để giảm bớt sự manh động của những “cô hồn sống” có lẽ là trông chờ vào ý thức của chính họ và sự cẩn trọng của gia chủ khi mời gọi cô hồn.
Theo Lao động
Sài Gòn náo loạn vì giật đồ cúng cô hồn
Chiều ngày 22/8 (nhằm ngày 16/7 âm lịch) những nhóm người giật đồ cúng cô hồn đã xuống đường gây náo loạn cả đường phố Sài Gòn.
Cứ đến tháng 7 âm lịch hằng năm, nhiều gia đình người Hoa và người theo đạo Phật ở TP.HCM lại bắt đầu phong tục cúng "cô hồn" với tâm niệm cứu giúp những linh hồn cơ nhỡ được no ấm. Chiều ngày 22/8 (nhằm ngày 16/7 âm lịch) nhiều gia đình và công ty tại Tp.HCM cúng cô hồn trong sự lo sợ, nhưng sợ cô hồn đã chết thì ít mà hoang mang với cô hồn sống thì nhiều.
Theo phong tục cúng cô hồn của người miền Nam thì tiền lẻ là một trong những vật phẩm cúng không thể thiếu. Kết thúc buổi cúng cô hồn, số tiền này được gia chủ quăng ra ngoài đường để bố thí, số tiền không đáng là bao nhưng cũng đủ để người dân tranh giành gây ra những màn xô đẩy, giẫm đạp lên nhau, thậm chí còn chửi bới, đánh lộn không thương tiếc.
Chị Thanh, nhà trên đường Nguyễn Trãi, quận 5 cho biết: "Năm nay, tôi không đem đồ cúng bày ra ngoài đường mà quyết định cúng trong nhà, vì năm ngoái chỉ mới dọn đồ ra cúng thôi, chưa kịp khấn vái thắp nhang mà thiên hạ đã vào hốt sạch, cả bát nhang cũng rinh đi luôn. Cúng xong, tôi sẽ lên trên lầu để ném đồ cúng xuống đường cho người ta lượm. Ở đây giờ ai muốn cúng cô hồn đều phải làm vậy hết, còn nếu cúng lớn thì phải mướn bảo vệ để đảm bảo an ninh".
Tận mắt chứng kiến một buổi cúng cô hồn trên đường Nhiêu Tâm, quận 5, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước một lực lượng giật đồ cúng cô hồn hùng hậu nhiều lứa tuổi, quần đùi áo cụt, mình trần. Đám người ngồi lỳ trước nhà gia chủ, mắt ai cũng nhìn chăm chú vào mâm cúng trong nhà. Cả đám bắt đầu hỗn chiến khi gia chủ bắt đầu quăng đồ cúng từ trên lầu xuống. Trong nháy mắt, số đồ cúng được hốt sạch không sót một món gì.
Một trung tâm thương mại tại quận 1 rước thầy chùa về làm lễ cúng. Lễ vật cúng cô hồn thường là mía, muối, gạo, trái cây, các loại bánh...
Nhiều bảo vệ được huy động để bảo vệ mâm cúng đến phút cuối cùng.
Trong khi đó, đội quân giật đồ cúng cô hồn bắt đầu nghía mâm cúng để lựa chọn những vật phẩm có giá trị để giành.
Một địa điểm khác trên đường Nhiêu Tâm, quận 5, một "quân đoàn" giật thí đã bao vây một ngôi nhà, chủ nhà đành phải đóng cửa cúng cô hồn.
Lượng người kéo về ngày một đông.
Nhốn nháo khi chủ nhà bắt đầu quăng đồ cúng xuống.
Cơn mưa tiền lẻ từ trên trời rơi xuống.
Già trẻ, lớn bé đạp lên nhau giành tiền.
Trong khi đó, dân giật thí chuyên nghiệp lại có một "đạo cụ" khá hiệu quả
Những chiếc lồng tự tạo để hứng đồ cúng.
Ngồi đếm tiền cúng ngay giữa đường.
Theo khampha
Hà Nội: "Rồng rắn" xếp hàng mua xôi chè cúng Rằm Ngày Rằm tháng Giêng (còn gọi là lễ Thượng Nguyên, Tết Nguyên tiêu), là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Vì vậy, người dân coi việc cúng Rằm này là rất quan trọng. Đối với nhiều gia đình, theo truyền thống, Rằm tháng Giêng thường có 2 lễ cúng: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng gia tiên...