Cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số
EVN đã triển khai kết nối hệ sinh thái của mình với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia của Bộ TT&TT để cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số.
Ngày 25/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kích hoạt kết nối nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (National Data Exchange Platform – NDXP) của Bộ TT&TT, để cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số của một số tỉnh. Với kết nối liên thông giữa EVN với các địa phương trên môi trường số làm thay đổi cách thức tiếp cận thông tin và giao tiếp truyền thống của người dân, doanh nghiệp và chính quyền. Đồng thời, gia tăng lợi ích, tiết kiệm thời gian, chi phí và đồng bộ nguồn dữ liệu lớn. Qua đó, góp phần giúp EVN và các tỉnh, thành đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số.
EVN đã triển khai kết nối hệ sinh thái với nền tảng NDXP của Bộ TT&TT để cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số.
Nền tảng công dân số của các tỉnh, thành phố là một cấu phần quan trọng trong xây dựng trụ cột xã hội số của các tỉnh. Ứng dụng được phát triển hướng tới một kênh kết nối giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền.
Để đáp ứng nhu cầu cũng như tạo thuận tiện cho người dân trong việc tiếp cận gần hơn với các dịch vụ điện trên không gian mạng, EVN đã triển khai kết nối hệ sinh thái của mình với nền tảng NDXP của Bộ TT&TT, để cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số của các tỉnh, thành. Qua đó, cung cấp nhiều tiện ích về dịch vụ điện thuận tiện cho khách hàng tại các tỉnh, thành, bao gồm: Tra cứu thông tin về điện, đăng ký hợp đồng mua bán, thanh lý điện, tra cứu hóa đơn tiền điện, công ty Điện lực gửi thông báo tới khách hàng, khách hàng gửi phản ánh tới Công ty Điện lực và Chính quyền.
Phát biểu về sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, việc kết nối, phân tích dữ liệu, chia sẻ dữ liệu của EVN là động thái mạnh mẽ, để cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích đến cho người dân và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh cùng Bộ TT&TT và EVN kích hoạt EVNConnect.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 25/1/2022, UBND tỉnh Thái Nguyên có văn bản đề xuất EVN triển khai tích hợp các tiện ích, ứng dụng trên nền tảng Thái Nguyên ID. Sau một thời gian nỗ lực chuẩn bị và thực hiện từ 2 phía, EVN đã thống nhất đưa các tiện ích của EVN trên nền tảng Thái Nguyên ID vào hoạt động chính thức kể từ ngày 1/6/2022. Đến nay, EVN đã xây dựng, hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn thiện 11 dịch vụ, tiện ích ngành Điện trên nền tảng này.
Khi kết nối với nền tảng Thái Nguyên ID, các thông tin, dịch vụ ngành Điện đã liên thông và kết nối tiếp vào 2 nền tảng quốc gia là: Nền tảng trao đổi dữ liệu quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, để thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu về dân cư, tích hợp với các cổng thông tin của các Bộ, ngành và các nền tảng của các UBND tỉnh/thành phố.
Hiện nay, EVN đang phối hợp với các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế để hoàn thành kết nối nền tảng công dân số với các tỉnh này, tiến tới mở rộng ra nhiều tỉnh, thành, trên cả nước nhằm kết nối liên thông, đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi số của EVN cũng như của các tỉnh, thành phố.
Việc kết nối, liên thông với nền tảng NDXP và thông qua đó cung cấp dịch vụ điện qua các nền tảng công dân số của các tỉnh/thành phố như Thái Nguyên đã, đang, sẽ tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng, người dân sử dụng điện, gia tăng lợi ích cho các doanh nghiệp, các đối tác và các cơ quan quản lý nhà nước, bởi tất cả đều được thao tác đơn giản, thuận tiện trên môi trường số. Qua đó, góp phần thúc đẩy lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử.
Theo Đề án tổng thể chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, EVN cơ bản hoàn thành chuyển đổi số vào cuối năm 2022 và trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.
Nền tảng đô thị thông minh Hue-S được cá thể hóa đến từng nhóm người dùng
Với nền tảng đô thị thông minh Hue-S thế hệ mới, người dùng có thể lựa chọn để sử dụng các chức năng phù hợp cho từng nhóm đối tượng: Công dân, doanh nghiệp hay khách du lịch.
Mỗi ngày 1 người dân Huế dành 35 phút dùng Hue-S
Là ứng dụng di động được xây dựng theo hướng siêu ứng dụng, Hue-S được đưa vào vận hành thí điểm từ tháng 6/2018 và hoạt động chính thức vào tháng 5/2019. Ứng dụng này vừa triển khai các dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp vừa ứng dụng chính quyền số phục vụ công tác chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước của tỉnh.
Đến nay mô hình dịch vụ đô thị thông minh và nền tảng Hue-S đã trở thành niềm tự hào của Thừa Thiên Huế trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử và triển khai chuyển đổi số. Theo số liệu giám sát của Bộ TT&TT, Hue-S hiện đã có gần 800.000 lượt tải, tương đương 101,3% tổng số dân trên địa bàn tỉnh có sử dụng điện thoại di động thông minh với thời gian sử dụng trung bình 35 phút mỗi người/1 ngày. Tính riêng năm 2021, đã có hơn 17,4 triệu lượt truy cập. Hue-S cũng đã thu hút hơn 10 tập đoàn, doanh nghiệp và tổ chức tham gia tích hợp các dịch vụ.
Trong hơn 15 dịch vụ đang được cung cấp trên nền tảng Hue-S, phản ánh hiện trường là dịch vụ nổi bật chiếm khoảng 35% hoạt động trên nền tảng. Sau 3 năm triển khai dịch vụ này, đã có hơn 58.000 phản ánh với 226 đơn vị tham gia hệ thống được tiếp nhận. Số phản ánh đã được xử lý chiếm hơn 97% tỷ lệ hài lòng và chấp nhận chiếm hơn 80%. Thời gian xử lý các phản ánh của người dân rút ngắn từ 60 đến 70%, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách nhà nước hơn 7,7 tỷ đồng tiền in giấy tờ, văn bản.
Theo đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia, việc làm sao để Hue-S thân thiện với người dùng là việc khó song đây là một bậc thang trưởng thành.
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc triển khai các dịch vụ đô thị thông minh qua nền tảng Hue-S, tuy nhiên ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia thuộc Bộ TT&TT cho rằng nền tảng số này trong thời gian tới cần được tiếp tục phát triển để gần gũi, thân thiện hơn với người dùng.
Cụ thể, theo phân tích của ông Đỗ Công Anh, trong thời gian đầu, chỉ một số ít dịch vụ được cung cấp lên Hue-S, người dân thấy thuận tiện, dễ dùng. Tuy nhiên, theo dòng thời gian phát triển, các dịch vụ công, các tiện ích được cung cấp ngày càng nhiều, giao diện sẽ dần trở lên phức tạp, đôi khi rất khó sử dụng, rất khó tìm kiếm những dịch vụ mà người dùng mong muốn.
Trong khi đó mỗi người dân lại có những nhu cầu khác nhau. Vì thế, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia khuyến nghị, Hue-S chỉ có thể trở nên thân thiện khi có thể cá nhân hóa với từng người, khi có thể gợi ý, hướng dẫn, hỗ trợ ngay khi người dân cần.
"Để Hue-S thân thiện hơn là một việc khó, nhưng nó là một bậc thang trưởng thành. Phải có dữ liệu, phải có trí tuệ nhân tạo, phải đầu tư nghiên cứu hành vi người dùng", đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia nêu quan điểm.
Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Xuân Sơn cũng thừa nhận rằng quả thật sau hơn 3 năm phát triển, tính hợp nhiều dịch vụ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn chuyển đổi số, nền tảng Hue-S đôi lúc khiến người dân rơi vào tình trạng rối.
Nền tảng Hue-S sẽ được cá thể hóa đến từng người dân
Nhận thức rõ vấn đề trên, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định việc tái cấu trúc để nền tảng Hue-S đơn giản, thuận tiện hơn với người dùng là một nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Thực tế, việc này đã và đang được đơn vị quản lý vận hành Hue-S là Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai.
Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, Hue-S được xác định là nền tảng số đặc thù thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian vừa qua, Sở TT&TT đã tổ chức tái cấu trúc lại một bước cơ bản nền tảng này.
Hiện giao diện nền tảng Hue-S được chia ra 5 khối ứng dụng rõ ràng để tiếp cận người dân đúng mục tiêu và đơn giản hơn, gồm khối truyền thông, nâng cao nhận thức, tạo kỹ năng số hướng tới xây dựng công dân số; khối các dịch vụ thúc đẩy phát triển kinh tế số; khối kết nối hình thành và phát triển xã hội số; khối xây dựng chính quyền số; và khối cá thể hóa người dùng.
"Chúng tôi tập trung vào các dịch vụ phục vụ cho người dân mà họ có thể tiếp cận nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu nhất, hạn chế những dịch vụ mang tính chất liên kết, rườm rà, gây khó cho người dân", ông Nguyễn Xuân Sơn chia sẻ.
Khi người dùng chọn vai trò là khách du lịch, giao diện Hue-S sẽ chỉ hiển thị các thông tin, ứng dụng cần thiết cho khách du lịch.
Đáng chú ý, để giải quyết tình trạng người dân bị rối khi nền tảng tích hợp và hiển thị nhiều ứng dụng trên giao diện, đơn vị vận hành Hue-S đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp hiển thị các ứng dụng cung cấp theo vai trò người dùng truy cập.
Hiện phiên bản mới của Hue-S đã cập nhật, có 3 nhóm đối tượng sử dụng gồm công dân, doanh nghiệp, khách du lịch. Khi người dùng chọn 1 nhóm, nền tảng chỉ hiển thị những chức năng cần thiết cho nhóm đối tượng đó. Chẳng hạn, khi chọn vai trò là khách du lịch thì toàn bộ hoạt động ứng dụng, thông tin cho người dùng sẽ chuyển đổi hẳn qua giao diện dành cho khách du lịch.
Thời gian tới, đội ngũ vận hành Hue-S sẽ triển khai cá nhân hóa đến từng người dùng, khi đó mỗi người dùng có thể lựa chọn hiển thị những dịch vụ mà mình quan tâm; nhận các thông tin, nội dung cảnh báo theo nhu cầu.
Hơn 600 doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nền tảng mạng xã hội GapoWork Sau 1 năm phát triển, nền tảng mạng xã hội cho doanh nghiệp GapoWork của Tập đoàn Công nghệ G-Group đã được hơn 600 doanh nghiệp, tổ chức sử dụng để mở không gian làm việc số, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn. Trước đó, tháng 10-2021, GapoWord là một trong 6 nền tảng số do doanh nghiệp Việt Nam phát triển...